VFF đã "làm hỏng" V-League như thế nào?

Mang tiếng là cơ quan quản lý, điều hành (trước khi giao quyền cho VPF) nhưng sau cả hơn chục năm học hỏi và bắt tay vào làm bóng đá chuyên nghiệp những gì mà VFF mang lại cho môn thể thao vua của nước nhà là rất ít. Không những thế, bộ máy nghiệp dư của tổ chức này cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến V-League đang đi vào ngõ tối...

Mang tiếng là cơ quan quản lý, điều hành (trước khi giao quyền cho VPF) nhưng sau cả hơn chục năm học hỏi và bắt tay vào làm bóng đá chuyên nghiệp những gì mà VFF mang lại cho môn thể thao vua của nước nhà là rất ít. Không những thế, bộ máy nghiệp dư của tổ chức này cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân khiến V-League đang đi vào ngõ tối...

Khi "bóng rổ" điều hành "bóng đá"...

Thực ra câu chuyện về việc chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ vốn xuất thân từ môn... bóng rổ, bỗng nhảy sang điều hành bóng đá không ai là không biết.

Và người ta cũng nói một cách rất hài hước rằng: Chừng nào "bóng rổ" còn điều hành "bóng đá" thì tương lai của môn thể thao Vua chẳng thể khá!

Ví von như thế để nói về chuyện thiếu chuyên nghiệp của VFF trong cách điều hành và quản lý bóng đá Việt Nam suốt nhiều năm qua mà thôi.

Những quan chức cao nhất của VFF luôn bị "ném đá" vì đã không chứng tỏ được uy quyền cũng như khả năng lãnh đạo của mình...

Có quá nhiều điều để người hâm mộ phải đặt câu hỏi về "cái tầm, cái tâm" của cơ quan cao nhất bóng đá VN. Chẳng hạn chỉ riêng việc ký... bừa một bản quyền truyền hình bóng đá với giá vô cùng rẻ mạt để khiến làng bóng một thời rối tung là một ví dụ.

Hoặc chỉ riêng chuyện điều hành V-League trước khi chuyển giao cho VPF cũng là cả một bộ phim hài dài tập của tổ chức này trước màn "ném đá" từ dư luận và giới chuyên môn.

Nghiệp dư và vô cùng ấu trĩ, nên khi bầu Kiên (thời điểm chưa vướng vào vòng lao lý) bước lên cướp diễn đàn ở hội nghị tổng kết mùa bóng trước lãnh đạo VFF ngồi im thin thít vì... đúng quá.

Từ những câu chuyện trọng tài, một chủ hai đội bóng, đạo đức cầu thủ... tất cả dù nằm trong tầm kiểm soát của VFF, nhưng gần như không có động thái nào để giải quyết.

ĐTQG hiện tại có phần giảm sút, chững lại

Chỉ đợi tới khi lửa cháy to, VFF mới nhảy vào nhưng "chữa cháy" bằng cách trả lời, xử lý qua loa rồi.. trốn là xong để rồi đã có thời hàng loạt đội bóng bất phục với cách hành xử ấy từ tổ chức này.

Mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội!

Nói một cách rất công bằng, chất lượng của ĐTQG hiện tại thua xa rất nhiều so với thế hệ trước đây, hoặc gần nhất là ở năm 2008, năm mà thầy trò Calisto đăng quang ngôi vô địch AFF.

Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có chừng đó con người, thiếu và hiếm tài năng mới đến nỗi ngay khi nhậm chức thuyền trưởng ĐTVN, HLV Phan Thanh Hùng đã nghĩ ngay tới Minh Phương một cầu thủ đã quá 30 để làm trụ cột cho đội bóng của mình.

Nguyên nhân hẳn là rất nhiều, bởi không một nền bóng đá nào có thể duy trì được sự phát triển, hay đảm bảo được nguồn nhân lực cho ĐTQG trong nhiều năm liên tục cả.

Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn chính là việc cầu thủ nội gần như có rất ít cơ hội để ra sân, khi phải cạnh tranh khá thiếu lành mạnh đối với các ngoại binh và nhập tịch.

Cứ nhìn việc rất lâu không có chân sút nội nào "ôm" được danh hiệu Vua phá lưới V-League, hạng Nhất thì đủ thấy vấn đề nằm ở đâu.

Lẽ ra, sau vài mùa bóng đầu tiên thu hút ngoại binh, nhập tịch một cách tràn lan thì phải siết lại dần để cơ hội cho các cầu thủ nội nhiều hơn thì đối với BTC các giải bóng đá trong nước chỉ làm một cách cho có.

Tức chỉ hạn chế việc đăng ký ngoại binh trong danh sách xuống còn 4 và ra sân thì vẫn là 3. Cộng thêm những đội bóng có nhiều cầu thủ nhập tịch thì gần như cơ hội cho cầu thủ nội (chưa nói tới trẻ) là ít đi rất nhiều.

Cho đến nay, câu nói của cựu Chủ tịch Mai Liêm Trực vẫn đúng!

VFF cũng như VPF gần quên mất rằng ĐTQG mới là bộ mặt của một nền bóng đá, và các giải đấu trong nước phải đi liền với sự phát triển của đội tuyển...

Sự phi lý cũng nằm ngay ở chuyện đăng ký bao nhiêu ngoại binh, đây là điều khiến nhiều đội gặp khó khăn rất lớn trong việc tuyển chọn cầu thủ chất lượng và có đạo đức.

Chỉ cần 1, 2 cầu thủ chấn thương hoặc cũng chừng đó phá đội vì bất mãn, các CLB sẽ bị thiệt thòi rất lớn cũng như mất không ít tiền cho việc thử việc cầu thủ khác khi tới thời gian đăng ký bổ sung.

Luôn đẩy các CLB vào thế rượt đuổi với những quy chế nhiều lỗ hổng vô hình chung VFF đã khiến V-League, hạng Nhất loạn xì ngầu sau mỗi mùa bóng kết thúc.

Thậm chí, chưa có giải đấu nào có chuyện phải tới khi gần kết thúc, thậm chí là kết thúc mới biết mình có thăng hạng hay trụ hạng hay không vì phải chờ BTC xác minh đối thủ đã là CLB chuyên nghiệp hay chưa... như ở Việt Nam cả.

Bởi vậy câu nói nổi tiếng "mặt bằng của VFF thấp hơn mặt bằng xã hội" của cựu chủ tịch tổ chức này, ông Mai Liêm Trực vẫn tiếp tục tồn tại mà không có bất cứ sự thay đổi gì nhiều so với thời BĐVN chưa lên chuyên...

Người Nhật đã từng ví von bóng đá của họ chỉ là chiếc giày nhỏ so với đôi giày lớn là BĐVN, nhưng giờ đây đất nước mặt trời mọc đã trở thành cường quốc của châu lục và tiệm cận với trình độ của Thế giới.

Họ cũng bắt đầu mò mẫm chuyển đổi mô hình lên chuyên nghiệp như ở Việt Nam, nhưng chỉ mất vài năm để "hóa rồng". Tại sao và chúng ta cần học gì từ Nhật Bản?
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.