Đám tang thầy Văn Như Cương: Người vợ đứng không vững khi đến nhà tang lễ

Lễ viếng thầy giáo Văn Như Cương bắt đầu từ 10h30 đến 12h30 tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng thầy giáo Văn Như Cương bắt đầu từ 10h30 đến 12h30 tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

>> Những bài học sâu sắc thầy Văn Như Cương nhắn gửi, các bậc cha mẹ nhất định phải nhớ khi dạy con

Có mặt tại nhà tang lễ sáng nay, cô Kim Oanh (vợ thầy Văn Như Cương) gương mặt thất thần, đứng không vững, phải có người dìu vào trong.

Lễ viếng bắt đầu.

Gia đình đưa linh cữu thầy ra từ nhà khâm liệm ra nhà tang lễ. Ngoài sân, những hình ảnh xúc động, những lời tâm tình của học trò gửi tới người thầy đáng kinh được kình chiếu trên màn hình.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 1

Đến cuối đời, ông chỉ còn là một nhà giáo già xứ Nghệ. Không học hàm học vị, không vênh vang với đời. Nhà giáo - hai từ như đi từ trong những ngày xưa, hôm nay lại vẹn tròn bên ông: NHÀ GIÁO VĂN NHƯ CƯƠNG

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 2

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 3

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 4

Học sinh trường Lương Thế Vinh tập trung ở bên ngoài hội trường, mỗi em viết những lòng cảm xúc vào mẩu giấy nhỏ để chia tay, tiễn biệt người thầy đáng kính.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 5

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 6

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 7

9:00

Người thân đang làm lễ nhập quan cho thầy Văn Như Cương.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 1

Người vợ khóc nấc bên di hài người chồng quá cố. Những người có mặt trong phòng làm lễ nhập quan không kìn nén được những dòng nước mắt.

Con cháu, người thân và những người có mặt trong phòng làm lễ nhập quan không kìn nén được những dòng nước mắt.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 2
 
dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 2
 
dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 4
 
dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 5
 

8:30

Trước giờ nhập quan, toàn bộ gia quyến đã có mặt tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Cô Kim Oanh (vợ thầy Văn Như Cương) gương mặt thất thần, đứng không vững, phải có người dìu vào trong.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 3

Cô Kim Oanh (vợ thầy Văn Như Cương) thất thần, không thể đi được phải có người dìu đi

Đúng 8h30 diễn ra lễ nhập quan.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 4

Các nhà sư đang tụng kinh chuẩn bị nghi lễ nhập quan

7:30

Sau 3 ngày thầy Văn Như Cương qua đời, hôm nay cửa nhà thầy đã mở và có thông báo tin buồn dán ở trước cổng.

Khoảng 7h30, gia quyến thầy Văn như Cương chuẩn bị di chuyển về nhà tang lễ.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 5

Cổng nhà thầy Văn Như Cương dán thông báo Tin buồn

Theo thông tin từ gia đình, từ 10h30 phút - 12h30 phút sáng nay sẽ tổ chức lễ viếng thầy Văn Như Cương tại nhà tang lễ số 5 Trần Thành Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu sẽ diễn ra vào hồi 12h30 cùng ngày.

Từ 13h30 - 14h30, gia đình sẽ đưa thi hài PGS Văn Như Cương qua cơ sở A (Nam Trung Yên) và Cơ sở 1 (Tân Triều) và làm lễ tiễn đưa ông tại đây. Sau đó, đoàn xe sẽ đưa di hài PGS Văn Như Cương qua đường 70 và di chuyển về an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.

Lúc sinh thời, ông đã bày tỏ nguyện vọng rằng khi nằm xuống muốn được đưa trở về trường ở cả hai cở sở Tân Triều và Nam Trung Yên để tiễn biệt mái trường và các em học sinh lần cuối. Do đó, gia đình đã lên kế hoạch cùng với các cựu học sinh của trường để thực hiện di nguyện cuối cùng này.

Như đã đưa tin, rạng sáng 9/10, Phó Giáo sư Văn Như Cương (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội) đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian hơn 3 năm chống chọi với bệnh ung thư gan.

Trước đó, vào ngày 1/7/2014, khi đi khám lại khối u xơ tiền liệt tuyến, PGS Văn Như Cương tình cờ phát hiện mình mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Các bác sĩ nói rằng, bệnh của thầy đã bước vào giai đoạn rất nguy hiểm, rất có thể chỉ sống từ 3-5 tháng. Nhưng bằng nghị lực của mình, thầy Văn Như Cương đã chiến đấu với căn bệnh quái ác suốt 3 năm qua.

dam tang thay van nhu cuong: nguoi vo dung khong vung khi den nha tang le - 6

Thầy Văn Như Cương đã qua đời ở tuổi 80 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư quái ác

Trong suốt cuộc đời và trong suốt chặng đương chiến đấu với bạo bệnh, chưa có lúc nào thầy Cương quên đi nhiệm vụ phải lan tỏa tinh thần sống tích cực đến cộng đồng. Bản thân thầy cũng đã sống bằng tất cả sự khiêm nhường và lạc quan như thế.

Ngày 21/2 vừa qua, thầy Cương ngã bệnh trở lại. Lần này, sức khỏe thầy yếu đi nhiều. Ai cũng biết, ung thư không thể chữa khỏi. Bản thân thầy Cương cũng hiểu nhưng không vì thế mà mất đi niềm tin vào cuộc sống. Những bức ảnh chụp thầy trên giường bệnh, dù mệt mỏi, gương mặt vẫn sáng lên với nụ cười hiền hậu cũng đã đủ chứng minh tất cả triết lý sống lạc quan.

Từ trước tới nay, thầy Văn Như Cương luôn được nhắc tới là một nhà giáo có tâm với nghề, được nhiều thế hệ học trò yêu mến và cảm phục. 

Sinh ra trong gia đình làm nghề dạy chữ Hán tại làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), từ nhỏ thầy Cương đã ham học và học giỏi. Tốt nghiệp phổ thông năm 1954, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy.

Chỉ một thời gian ở Hà Nội, theo lời kêu gọi của giáo sư Nguyễn Thúc Hào, thầy Văn Như Cương cùng thầy Hào vào xây dựng Đại học Sư phạm Vinh (Nghệ An). Sau đó, thầy được cử đi học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ). Bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ vào năm 1971, thầy Cương trở về giảng dạy ở tổ Hình học, Khoa Toán, Đại học Sư phạm Vinh, sau đó lại về Đại học Sư phạm Hà Nội.

Với mong muốn thay đổi nền giáo dục đang trì trệ bởi cung cách dạy và học từ thời bao cấp, thầy Cương nghĩ "phải có loại trường khác với trường công lập".

Năm 1988, thầy Văn Như Cương và thầy Nguyễn Xuân Khang gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng GD&ĐT khi ấy là GS Phạm Minh Hạc, xin phép thành lập trường tư thục đầu tiên của Hà Nội và cũng là đầu tiên của cả nước.

Được các cơ quan chức năng ủng hộ, trường phổ thông dân lập đầu tiên tại Việt Nam ra đời mang tên nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh.

PGS Văn Như Cương là người chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao).

Ông có nhiều đóng góp cho giáo dục nước nhà. Nhiều câu nói của ông truyền cảm hứng cho các thế hệ như: "Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ"; "Ai cũng vào đại học là lạc hậu", "Trước hết phải là người tử tế"...

Đặc biệt, những ý kiến thẳng thắn, trực diện của ông về văn hóa, xã hội, giáo dục trên báo chí, Facebook cá nhân có sức ảnh hưởng lớn.

Thầy Cương đã về cõi vĩnh hằng, nhưng chắc chắn, trong lòng rất nhiều người, hình ảnh thầy Cương vẫn còn sống mãi.

Trường THPT Lương Thế Vinh được thành lập ngày 01/06/1989 theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, do nhà giáo Văn Như Cương làm hiệu trưởng. Từ năm học đầu tiên (1989 – 1990) với 800 học sinh khối THPT, đến nay trường đã có hơn 3400 học sinh ở cả 2 khối cấp. Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường luôn kiên trì mục tiêu đào tạo kép: “Giáo dục toàn diện cho học sinh thi đỗ tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nhất cho học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng”.

Thành tích của trường:

Bậc THCS:

- Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100%

- Điểm thi vào THPT (theo thống kê và xếp loại của SGD&ĐT Hà Nội) những năm gần đây đều đứng trong top 3 các trường có điểm TB 2 môn Toán, Văn cao nhất

Bậc THPT:

- Các năm gần đây đều đỗ tốt nghiệp 100% (đặc biệt có năm Lương Thế Vinh là trường duy nhất ở Hà Nội đỗ tốt nghiệp 100%)

- Kết quả đỗ vào các trường Đại học thường đạt 92%

- Theo Thống kê của Bộ GD&ĐT về xếp loại các trường THPT (không kể các trường chuyên) có điểm thi vào Đại học từ cao xuống thấp

Năm 2009 – 2010: LTV đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 Hà Nội

Năm 2010 – 2011: LTV đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 1 Hà Nội

Theo Nhóm PV (Khampha.vn)


PGS Văn Như Cương

thầy Văn Như Cương

trường THPT Lương Thế Vinh

thầy Văn Như Cương qua đời

Tang lễ Thầy Văn Như Cương


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.