Phẩy khuẩn tả từ... xe bánh mỳ

Trường hợp thứ hai là em bé mới được 24 tháng tuổi, con của chị L.T.T, 25 tuổi bệnh nhân có kết quả xác định dương tính với phẩy khuẩn tả hôm 54.

Ngày 8/4, BS Lê Trường Giang,Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, đã xác định 2 trường hợp dương tính với phẩykhuẩn tả tại TP HCM.

Trường hợp thứ hai là em bé mớiđược 24 tháng tuổi, con của chị L.T.T, 25 tuổi - bệnh nhân có kết quả xác địnhdương tính với phẩy khuẩn tả hôm 5/4.

2 ca“lây” từ  xe bánh mì

Bệnh nhân L.T.T, ngụ tại P.6,Q.8, đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới ngày 3/4 trong tình trạng tiêu chảy nhiều lần,cơ thể bị mất nước. Đến ngày 5/4, bệnh nhân được cấy phân để làm xét nghiệm vàcó kết quả dương tính với khuẩn tả và đến ngày 8/4 đã có kết quả xét nghiệmdương tính với phẩy khuẩn tả cả 2 mẹ con.

Phẩy khuẩn tả từ... xe bánh mỳ
Người dân vô tư ăn cháo lòng, tiết canh tại nhiều quán hàng trên địa bàn thành phố (Ảnh: TG).

BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốcSở Y tế TP HCM cho biết, các cơ quan y tế dự phòng trong điều tra dịch tễ đã tìmra nguồn lây bệnh cho chị T là từ xe bán bánh mì trước cổng trường học thuộcQ.5. Địa phương đã yêu cầu xe bánh mì cùng các hàng rong trước cổng trường ngừngbuôn bán, đồng thời cơ quan y tế dự phòng đã tiến hành khử khuẩn các nơi mangnguồn bệnh và tại nhà của bệnh nhân.

Được biết, bà chủ xe bánh mì đãbị tiêu chảy vào cuối tháng 3/2010, nhờ chị T bán giùm trong vài ngày dẫn đếnchị T bị lây nhiễm bệnh và lây sang con mình. “Hiện sức khỏe của 2 mẹ con đãổn định, không còn nguy hiểm nữa, cũng như không có học sinh nào của trường họcnơi xảy ra nguồn bệnh bị tiêu chảy” -  BS Giang nói. 

BS. Lê Trường Giang nhận định,nguy cơ bùng phát tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả tại TPHCM trong thời điểm nắngnóng hiện nay là rất lớn. Người dân cần tự chủ động phòng chống bệnh tả với 5biện pháp đơn giản mà hiệu quả là: Ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch, khử khuẩnnguồn nước và diệt ruồi.

BS Giang cho hay, Sở Y tế TPHCMđã yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng quận, huyện tiến hành khử khuẩn các nguồnnước, buộc đình chỉ các cơ sở kinh doanh sản xuất nước uống, nước đá không đảmbảo vệ sinh. Khi có ca bệnh tiêu chảy cần giám sát chặt các ca tiêu chảy nặnghay các chùm ca tiêu chảy tại cùng một địa điểm để tiến hành điều tra dịch tễ,không để lây rộng.

Phẩy khuẩn tả từ... xe bánh mỳ

Những hộ gia đình ở Q.8 sống trên những kênh rạch ô nhiễm.

Mầmbệnh tiềm ẩn

Dịch tiêu chảy cấp có nguy cơbùng phát, tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên, các hàng quán bán cháo lòng,tiết canh trên địa bàn TP vẫn bán tràn lan. Tại chợ Phạm Văn Hai (Q. Tân Bình)la liệt hàng quán cháo lòng, tiết canh. Trời nắng nóng, bụi đường không hề làmgiảm lượng khách vào quán. Tương tự, khu vực Q.12, người ăn vẫn ăn cháo lòng,tiết canh như chưa hề biết ở thành phố đã xuất hiện phẩy khuẩn tả. Dọc con kênhNhiêu Lộc, hai bên là các quán nhậu san sát, gió, bụi bốc mùi hôi thối không làmgiảm nhu cầu “nhậu” của người dân.

Còn tại Q.8, nơi “cư ngụ” của haica dương tính với phẩy khuẩn tả đầu tiên trong năm của TP HCM, nổi tiếng cónhiều kênh, rạch gây ô nhiễm. Rạch Ụ Cây và khu đất bờ đông rạch Xóm Củi,  ngườidân sinh sống trong những căn nhà cấp bốn tạm bợ, che vách bằng tôn, chống sànbằng cây gỗ hoặc cừ tràm, không đảm bảo điều kiện sinh sống. Đáng kể hơn, một sốngười dân sinh sống trên thuyền, mọi sinh hoạt đều thải xuống dòng kênh, gây ônhiễm trầm trọng.

 Bà Hai Xiêm, ngụ ở đường PhongPhú (Q.8) cho hay: “Dân ở đây đang chờ giải tỏa nên sống tạm bợ lắm. Không cónước máy sinh hoạt, phải mua nước sinh hoạt ở nơi khác và sử dụng cả nước kênh.Hầu như nhà nào dọc con kênh này cũng đều sử dụng nhà vệ sinh tạm, thải trựctiếp xuống kênh hết”.

Tại khu vực kênh Lò Gốm, Tân Hóađi qua địa bàn một số phường của Q.6, tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thảidiễn ra nghiêm trọng. Ông Võ Hùng (Q.6)  than thở: “Người ở đây đều dùng nướcgiếng. Nước giếng nhà tôi tuy vẫn trong nhưng rất hôi. Muốn dùng để tắm giặtphải bơm nước vào thau lớn, phơi một ngày cho hết mùi rồi mới dám sử dụng”. Tuyvậy, ông Hùng chỉ dám dùng nước này để tắm giặt, còn nước uống và nấu ăn vẫnphải mua bình nước lọc đóng sẵn.

Theo Huyền Trang
Phẩy khuẩn tả từ... xe bánh mỳ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.