Về việc tính đúng, tính đủ viện phí

Sau 15 năm, Bộ Y tế quyết định đưa ra khung giá mới cho các hoạt động khám chữa bệnh. Theo dự thảo của Bộ Y tế, mức viện phí các hạng mục khám, chữa bệnh sẽ tăng từ 710 lần.

Sau 15 năm, Bộ Y tế quyếtđịnh đưa ra khung giá mới cho các hoạt động khám chữa bệnh. Theo dựthảo củaBộ Y tế, mức viện phí các hạng mục khám, chữa bệnh sẽ tăng từ 7-10 lần.


Bệnh viện thì cho đó là hợp lý theo mức giá thị trường hiện nay, còn đối vớibệnh nhân, viện phí tăng đồng nghĩa với một gánh nặng. Vấn đề viện phí hiện naycó thể ví von như một tấm chăn hẹp, người này kéo thì người kia hở, mỗi bên đềucó những lý lẽ và nỗi khổ riêng về việc tính đúng, tính đủ viện phí.      
 

Về việc tính đúng, tính đủ viện phí
Ảnh minh họa

   

 Một giường bệnh chuyên dụng tạiKhoa điều trị tích cực - Bệnh viện Bạch Mai trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Mỗi bệnhnhân ở đây phải chi trả 18 nghìn cho một ngày điều trị. Theo các bác sỹ, nếu giảsử viện phí tới đây có tăng lên mức 100-120 nghìn/người/ngày thì cũng không thấmtháp vào đâu so với chi phí điều trị thực tế.  

 

Hiện nay, khoa đã thường xuyên phải miễn giảm việnphí cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo khi họ phải điều trị bằng các thiếtbị đắt tiền. Có trường hợp, số tiền miễn giảm lên tới vài trăm triệu đồng.

 

TS.Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa điều trị tích cực -Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: Khoa khám bệnh - bệnh viện Bạch Mai trung bình mộtngày khám cho trên 2000 bệnh nhân. Bệnh nhân đông, bác sĩ thiếu, hạ tầng chậthẹp. Trong lúc đó, tiền khám theo quy định hiện nay chỉ từ3000-5000đ/người/ngày. Dẫn tới, không có cơ hội để đầu tư trang thiết bị y tếcho bệnh viện cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.

 

TS.Viên Văn Đoan, Trưởng khoa khám bệnh - Bệnh việnBạch Mai: “Nếu tăng lên 30.000 thì cũng chỉ mới đáp ứng một phần những chi phíthường xuyên, khấu hao. Còn những chi phí khác cho nhân lực cũng như nâng cấptrang thiết bị không thể đảm bảo. Với những khấu hao về hệ thống, nhân lực (nhấtlà nhân lực kĩ thuật cao), thì cần mức viện phí gấp 2-3 lần của giá 30.000đ. Vớigiá dịch vụ như ở khoa khám bệnh theo yêu cầu, cũng chỉ có tính tương đối. Bởivẫn cần có sự trợ cấp của nhà nước, phần thêm chỉ là thêm chi phí cho những khấuhao”.

 

Năm 1995, khi tính giá viện phí, Bộ Y tế cũng chỉtính khoảng 30 đến 50% giá phải chi trả của người bệnh đối với từng loại dịchvụ. Phần còn lại là nhà nước bao cấp hoặc các bệnh viện phải tự lo. 

 

Theo TS.Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện BạchMai: “Trước kia ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu. Do điều kiện kinh tế,nhà nước giảm dần bao cấp qua ngân sách mà chuyển sang bao cấp cho đội ngũ,giá thành mỗi ca khám tăng dần lên. Nhà nước chuyển sang bao cấp qua mua bảohiểm y tế cho cán bộ chính sách cũng như lãnh đạo”.

 

Khám chữa bệnh là một lĩnh vực nhạy cảm liên quantới an sinh xã hội, mức viện phí thường được chia sẻ hợp lý trách nhiệm giữa nhànước, xã hội và người bệnh. Duy trì định mức viện phí suốt 15 năm không điềuchỉnh trong bối cảnh giá cả thị trường tăng liên tục là một việc làm không đúngquy luật, đã khiến cho sự phân chia trách nhiệm giữa nhà nước - xã hội và ngườibệnh trở nên không rõ ràng.

TheoKim Xuân
VTV




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.