Miniskirt: 'Vũ khí' gợi cảm của người đẹp chân dài

Không chỉ đóng một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thời trang, trang phục này còn góp phần không nhỏ trong tiến trình đòi quyền bình đẳng của nữ giới ở thế kỷ 20.

Không chỉ đóng một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thời trang, trang phục này còn góp phần không nhỏ trong tiến trình đòi quyền bình đẳng của nữ giới ở thế kỷ 20.

Lịch sử của miniskirt

 
 
Miniskirt - váy ngắn - cuộc cách mạng trong nền công nghiệp thời trang

Váy ngắn (miniskirt), thực tế, là từ để chỉ một chiếc váy có gấu váy cao trên đầu gối, thông thường là nằm ở khoảng giữa đùi, nhưng buộc phải đáp ứng đúng yêu cầu dài 10 cm kể từ vòng 3 trở xuống. Những chiếc váy ngắn hơn sẽ không được xếp vào loại miniskirt truyền thống, mà có thể bị gọi là những “thảm họa” thời trang.

Miniskirt ra đời từ khi nào? Đến nay, các chuyên gia thời trang còn chưa có câu cả lời thực sự chính xác. Có những bằng chứng còn cho rằng phụ nữ Ai Cập thời cổ đại cũng mặc những chiếc váy ngắn trên đầu gối, khiến các học giả tin rằng, váy ngắn đã xuất hiện từ những năm 4700 trước công nguyên.

 Mary Quant được coi là mẹ đẻ của những chiếc váy ngắn

Nhưng thế giới công nhận Mary Quant là “mẹ đẻ” của loại trang phục này, khi bà là người đầu tiên đưa nó đến với công chúng, khiến trang phục này trở nên phổ biến, để phái đẹp có thể thoải mái diện váy ngắn trên phố.

Quant là một nhà thiết kế, một nhà kinh doanh thời trang có phần nổi loạn, xét trong sự chuẩn mực của thế giới thời trang những năm 60 của thế kỷ trước. Cửa hàng sang trọng của bà không chỉ dành cho những quý bà, quý cô thuộc tầng lớp thượng lưu, mà còn dành cho giới trẻ, những người cá tính, tin vào việc xây dựng hình ảnh của mình qua các mình lựa chọn trang phục chứ không chạy theo những xu thế thời trang chưa chắc đã phù hợp với mình. Năm 1964, Mary Quant chính thức giới thiệu mẫu váy ngắn được đặt tên là “miniskirt”, trong cửa hiệu của mình. Giới trẻ, những cô nàng ở độ tuổi từ 18 – 25 gần như “phát điên” trước mẫu thiết kế này, và dùng nó, như một sự thách thức với những bó buộc trong xã hội lúc bấy giờ.

 Mary Quant và những bức hình quảng cáo cho váy ngắn đầu tiên trong lịch sử.

Dĩ nhiên, váy ngắn không nằm trong cái được gọi là “haute couture” nhưng lại rất được yêu thích. Điều này làm nên một cuộc cách mạng thay đổi tư tưởng của các nhà thiết kế thời trang cao cấp. Họ bắt đầu đến với thế giới của thời trang đường phố khi hiểu rằng, trên thị trường, điều gì đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sẽ được yêu thích và tiêu thụ mạnh.

Trong khi Mary Quant, ở nước Anh,  được ghi nhận là mẹ đẻ của miniskirt, thì nhà thiết kế nổi tiếng một thời như André Courrèges của Pháp lại được coi là người làm cách mạng trong phong trào “nâng cao gấu váy”. Trong bộ sưu tập “Moon Girl”, với chủ đề “Không gian và tương lai”, nhà thiết kế này đã giới thiệu những mẫu váy ngắn trên đầu gối. Tuy không được đặt một cái tên cụ thể là “miniskirt”, nhưng những chiếc váy gợi cảm này cũng gây một tiếng vang tương tự trong làng thời trang. Tuy nhiên, chính Quant đã nói: “Không phải tôi hay Courrèges, mà chính các cô gái trẻ, những người can đảm mặc những thiết kế này ra ngoài phố, mới là những người làm nên sức sống của váy ngắn”.

  Váy ngắn - miniskirt và minidress, đem lại làn gió mới của thời trang.

Váy ngắn được yêu thích và trở thành xu hướng thời trang nở rộ trong thập niên 60. Tuy nhiên, đến năm 70, váy maxi là đối thủ đáng gờm của những chiếc váy ngắn. Những năm 80, miniskirt trở lại, ngắn hơn, mạnh mẽ hơn và mang phong cách thể thao hơn. Trong những năm 90 và những năm đầu của thế kỷ 21, váy ngắn không còn được gọi là xu hướng thời trang, bởi đơn giản, nó đã trở nên rất quen thuộc và thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống. Sự xuất hiện của những chiếc váy siêu ngắn – micro skirt cũng không còn là điều gây ngạc nhiên hay phản đối như trước.

Ý nghĩa của những chiếc váy ngắn

  Sự phát triển của váy ngắn gắn liền với sự phát triển của cuộc đấu tranh vì nữ quyền. Ở hình phía bên trái, là bức hình quảng cáo với người phụ nữ của những năm 50, với quần, và váy dài. Ở bên phải, khi váy ngắn ra đời , hình ảnh người phụ nữ những năm 60 năng động, mạnh mẽ hơn.
  Váy ngắn khẳng định vị thế của chị em phụ nữ.

Miniskirt không đơn giản chỉ là những chiếc váy ngắn. Sau miniskirt không bao lâu là minidress – chỉ những chiếc váy liền ngắn. Những trang phục này đóng một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thời trang, cũng như trong tiến trình đòi quyền bình đẳng của nữ giới trong thế kỷ 20.

Sự bùng nổ của miniskirt song song với những phát triển trong hoạt động đấu tranh vì quyền của phụ nữ trong những năm 60. Khác xa với hình ảnh nữ giới trong những năm 50, váy cạp cao, dài quá đầu gối, gam màu trang nhã,  phái đẹp của thời miniskirt năng động, trẻ trung và phóng khoáng hơn với váy ngắn, màu sắc tươi sáng, quyến rũ với những đường cong ẩn hiện.

  Váy ngắn dần trở nên quen thuộc.

Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh bình đẳng nam – nữ, các cuộc đình công, biểu tình đòi hưởng lương như những đồng nghiệp pháp mạnh, hay những phát mình mới trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Phụ nữ trở nên mạnh mẽ, năng động, tự tin hơn khi không còn bị bó buộc bởi những chiếc dài lượt thượt, buộc họ phải nhỏ nhẹ, chậm rãi trong mỗi một cử chỉ, hành động. Có tuyên bố đưa ra, miniskirt cho thấy, cái mà phụ nữ sở hữu, không phải là cặp chân thon dài, mà là cuộc sống của chính họ.

Miniskirt của thế kỷ 21

Micro skirt - những chiếc váy siêu ngắn

Ngày nay, váy ngắn – miniskirt trở thành trang phục quen thuộc của hàng trăm triệu cô gái trên khắp thế giới. Từ những chiếc váy ngẵn xếp ly làm đồng phục học sinh, đến những chiếc váy ngắn bó quyến rũ trên thảm đỏ… giờ đây, phụ nữ mặc váy ngắn không cần phải đắn đo như thế hệ các bà, các mẹ những năm 60 của thế kỷ trước.

  Váy ngắn đã trở thành trang phục quen thuộc.

Tuy nhiên, đề tài – váy ngắn bao nhiêu là vừa vẫn là chủ đề tranh cãi của nhiều tổ chức, nhiều bậc phụ huynh, nhiều cơ quan, đoàn thể…  Cuối cùng, người ta kết luận rằng, váy ngắn nhất thiết phải che hết vòng 3, còn độ ngắn đền đâu là tùy người mặc và hoàn cảnh xuất hiện.

Diện váy ngắn đến các nơi trang trọng như các nơi thờ cúng, đền điện, tòa án… không được tán đồng, nhưng những môi trường công sở, thậm chí, các nhà thờ phương Tây, chẳng có vấn đề gì nếu các cô gái diện miniskirt và bước vào trong đó. Những quốc gia như Ấn Độ, Indonesia lại cấm phụ nữ mặc váy ngắn ở nơi công cộng, vì những sản phẩm thời trang này dễ “kích thích đàn ông”.

Những nhà hoạt động xã hội phương Tây cho rằng lệnh cấm này là một bước tụt lùi trong hoạt động đòi quyền bình đẳng và bảo vệ phụ nữ, nhưng nhiều nơi vẫn khẳng định “váy ngắn là nguyên nhân dẫn đến các việc như xâm phạm, cưỡng hiếp, và phụ nữ phải tự bảo vệ lấy mình”. Dù vậy, mặc váy ngắn khoe đôi chân thon, đã trở thành đặc quyền của phái đẹp, và là điều vô cùng quyến rũ trong mắt phái mạnh.

Theo Infonet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.