Bình đẳng giới: Phụ nữ đang bỏ phí quyền của mình?

Cũng như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới đã được ban hành và bắt đầu thực thi trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng vui mừng đón nhận Quyền được giải phóng, được tiến bộ trong gia đình lẫn ngoài xã hội.

Cũngnhư Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới đã được ban hành vàbắt đầu thực thi trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng vui mừngđón nhận Quyền được giải phóng, được tiến bộ trong gia đình lẫn ngoài xã hội.

Sau một thời gian Luật được ápdụng, một bộ phận nữ giới vẫn không chịu cởi bỏ những áp đặt, kìm hãm trói buộcmà Luật đã xóa bỏ cho họ. Và trong khi nam giới ủng hộ cũng như dần dần côngnhận Quyền bình đẳng trong tất cả lĩnh vực với phái nữ, thì những người phụ nữ -những người mẹ, người vợ vẫn cố duy trì sự bất bình đẳng giới.

Bình đẳng giới: Phụ nữ đang bỏ phí quyền của mình?

Ảnh minh họa

Sinh con gái chỉ nuôi lớn lêncho nó... lấy chồng

Lấychồng từ thuở 19, bà Lê Thị Mến (TL, HN) sinh liền tù tì bảy cô con gái. Cho đếntận bây giờ, ông Tính chồng bà vẫn một mực đổ cho vợ cái tội sinh nhiều, ông cảncũng không được.

Ông Tính bảo ngày đó sinh đến đứathứ 4, ông bảo vợ dừng lại không sinh nữa vì cái số của mình không có con traicó sinh nữa thì cũng chỉ... ra con gái. Gia cảnh khó khăn, hai vợ chồng chỉ cóbám vào mấy sào ruộng để mưu sinh, sinh nhiều lấy gì nuôi con ăn học. Tuy nhiênbà Mến vẫn thuyết phục chồng sinh tiếp bao giờ được con trai thì thôi. Dù khôngmuốn nhưng vợ ngày đêm tỉ tê rằng "một đứa con trai bằng mười hai đứa con gái",ông Tính đành chiều vợ.

Sinh đến đứa thứ bảy thì bà Mếnbuộc phải từ bỏ ý nghĩ có con trai nối dỗi bởi thể lực suy kiệt. Nghe bà đỡ đẻcho vợ mìnhbảo nếu để bà sinh tiếp thì có ngày ông phải một mình nuôi cả bảy đứacon gái lít nhít, ông Tính hãi quá nên quyết định chấm dứt giấc mơ có con trainối dõi tông đường tại đây.

Bảyđứa con gái lớn lên đúng theo kiểu "trời sinh trời dưỡng" ngày xưa, cha mẹ bậncày cấy mưu sinh, những đứa con lớn lên tự chăm sóc lấy nhau. Sau này, đời sốngcó khấm khá lên một chút, nhìn đàn con gái ông Tính cũng mong có lấy một đứađược ăn học tử tế nên người cho cha mẹ nở mày nở mặt. Xét trong bảy đứa, ôngthấy chỉ có đứa thứ 5 là có khả năng học hành nhất. Trong khi mấy đứa chị đếntrường xong là về bỏ quên sách vở thì cô gái thứ 5 vẫn miệt mài mỗi tối đọc đọcviết viết. Thấy con ham học, ông bàn với vợ đầu tư cho nó thực hiện giấc mơ chữnghĩa, sau này có công ăn việc làm ổn định khấm khá phụng dưỡng bố mẹ già cả.

Lẽ raphải ủng hộ chồng thì bà Mến lại phản đối, bà nói sinh ra con gái chỉ nuôi chonó lớn lên rồi gả chồng cho xong trách nhiệm. Học thế chứ học nữa thì mai nócũng đem hết chữ nghĩa về nhà chồng, cha mẹ đẻ có hưởng được tí nào. Vì thế,chẳng việc gì phải đầu tư đến nơi đến chốn. Rồi bà thở dài, giá như bà sinh đượcđứa con trai thì có vất vả đầu tư cho nó đến thế nào bà cũng cố; đằng này...

Nóilà làm, bảy đứa con gái lớn lên, đứa học xong lớp 9 không thi nổi lên cấp 3, đứamay mắn học xong cấp 3 nhưng tất cả đều đến tuổi cập kê 18-20, yêu đương ổn địnhlà bà cho cưới tất. Cứ gả xong đứa nào là bà xem như mình hoàn thành xong bổnphận với đứa ấy. Mấy đứa con gái được bà gả chồng quanh quẩn trong làng, nămtrước năm sau đã bồng bế lên chức.

Cô con gái nào sinh đủ nếp đủ tẻ,bà vận động nuôi dưỡng, đầu tư tập trung vào thằng con trai cho tốt để sau nàynó "sinh lộc" cho bố mẹ và họ hàng. Mấy đứa cháu gái, bà bảo cứ noi gương mẹ họchành làm gì cho lắm, cứ đến tuổi là gả chồng. Bị ngấm tư tưởng của mẹ, mấy côcon gái bà, người chưa có con trai thì đeo đuổi con trai cho bằng được, người córồi thì lại chiều chuộng, đầu tư theo kiểu để cho cậu ấm được bằng người.

Những bi kịch từ chuyện sinh conmột bề, rồi có con trai cưng chiều thái quá lần lượt xuất hiện khuấy động cuộcsống của mấy đứa con gái bà Mến. Nhìn cảnh con gái, đứa thì bị chồng bỏ, đứa thìrầu rĩ vì con trai hư hỏng, ông Tính không ngớt mồm trách vợ, giá như ngày đó bànghe ông...

Chồng"cởi" nhưng vợ vẫn "trói"

KhiLuật Bình đẳng giới được thông qua và đi vào thực thi trong cuộc sống, rất nhiềuchị em được thoát khỏi cảnh luôn luôn bị xếp sau... xó bếp, chồng có cho phépthì mới dám làm, dám chơi, dám tiến bộ... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có mộtsố phụ nữ cố tình "trói" cuộc đời mình vào sự bất bình đẳng dù chồng, con đã "cởibỏ sự áp bức" bất công ấy cho họ.

ChịVương Thị Bình (TX, HN) là một công chức có năng lực hẳn hoi. Nhiều lần, chịcũng được cơ quan đưa vào danh sách cho đi học để tạo nguồn lãnh đạo sau này.Thế nhưng lần nào cầm quyết định trong tay, chị Bình cũng nấn ná rồi quyết địnhan phận nhường cơ hội thăng tiến ấy cho đồng nghiệp. Chồng chị cũng đã mấy lầnthuyết phục vợ nắm bắt lấy cơ hội, anh sẽ tạo điều kiện cho chị học hành để lênchức. Lẽ ra nên tranh thủ sự thông cảm và động viên ấy của chồng thì chị Bìnhlại từ chối.

Chị bảo không muốn học hành đểlàm bà này bà nọ, là một người vợ, người mẹ chị muốn an phận, đi làm rồi về phụcdịch chồng con. Chị sẽ hy sinh để cho chồng con thoải mái thăng tiến, tìm kiếmcơ hội trong con đường sự nghiệp lẫn trong cuộc sống. Bản thân chị không muốnbon chen này nọ. Thế là suốt mấy năm công tác, chị cặm cụi với công việc ở cơquan rồi về đánh vật với đống việc nhà. Bận bịu thế nào chị cũng bắt mình phảicố gắng, không đồng ý thuê người giúp việc theo lời chồng. Cuộc sống của chịquanh năm suốt sáng chỉ luẩn quẩn trong gia đình rồi công sở, không một phútgiây tự sống cho mình.

Sắpsửa về hưu, chuẩn bị lên chức mẹ chồng đến nơi, vậy mà chị Bình lại đối mặt vớithảm cảnh chồng có bồ, có con riêng, đòi ly hôn. Chị cay đắng, bao năm làm osincho chồng, hậu thuẫn vững chắc để chồng thăng tiến trong công việc, có cơ nghiệphôm nay thì bị chồng phản bội. Tại văn phòng luật sự, chị không giấu nổi sự tủithân.

Gía như ngày đó chị đồng ý họchành, thăng tiến như cơ quan đề bạt thì đâu đến nỗi như ngày hôm nay, bị chồngchê cổ hủ, lạc hậu, chậm tiến, sống không có chính kiến. Chị bảo tất cả nhữngđiều đó là do suy nghĩ mình là vợ làm mẹ thì chỉ nên đứng sau hậu thuẫn chochồng con, không nên ganh đua phấn đấu ngang hay hơn chồng làm gì. Hóa ra bấthạnh của chị lại xuất phát từ chỗ chị không chấp nhận sự giải phóng, sự bìnhđẳng mà gia đình cũng như xã hội mang đến.

Đừngbỏ phí Quyền được tiến bộ

ChịVương Thị Bình không phải là trường hợp hi hữu gặp phải bất hạnh khi từ chốiQuyền được tiến bộ của mình. Rất nhiều bi kịch gia đình xẩy ra mà nạn nhânkhông ai khác là phụ nữ. Điều đáng quan tâm là nguyên nhân của bi kịch ấylại xuất phát từ chính sự không hiểu biết hoặc có biết về Quyền bình đẳngnhưng lại bỏ quên Quyền ấy vì những suy nghĩ còn ấu trĩ của nữ giới.

Họ không hề biết rằng để có đượcnhững điều luật bảo vệ và tôn trọng cũng như khẳng định vị thế người phụ nữtrong xã hội hôm nay phải mất một chặng đường dài mới có được. Tuy nhiên, khiQuyền được trao tay thì họ lại từ chối để rồi tự biến đời mình vào sự chậm tiếnvà bất hạnh.

lẽcũng giống như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới cũng cầnđược tuyên truyền sâu rộng hơn không chỉ ở đàn ông mà còn ở nữ giới. Bởi nếu bảnthân những người phụ nữ không chấp nhận và tự cởi trói cũng như tự mình phấn đấuthì dù đàn ông có công nhận Quyền bình đẳng ấy cũng không mấy kết quả.

Theo Hạ Thi
Bình đẳng giới: Phụ nữ đang bỏ phí quyền của mình?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.