Yêu "Tây", chuyện "tày trời" một thuở

Những cô gái lấy Tây trong con mắt người chịu ảnh hưởng của Nho giáo là chuyện tày trời. Thậm chí nhà có con lấy Tây bị dè bỉu không chịu nổi phải bỏ đi tỉnh khác sinh sống.

Những cô gái lấy Tây trongcon mắt người chịu ảnh hưởng của Nho giáo là chuyện tày trời. Thậm chí nhàcó con lấy Tây bị dè bỉu không chịu nổi phải bỏ đi tỉnh khác sinh sống.

Người đàn bà bán nước chè"chạy"

Trước khi bán nước chè "chạy"ở Bờ Hồ thì Vân là công nhân xây dựng. Vân cũng là người từng góp sức nhỏ béxây dựng nhiều công trình lớn ở Thủ đô. Nhưng khi thực hiện đổi mới, doanhnghiệp không được bao cấp mà phải tự hạch toán dẫn đến nhiều công ty trongđó các công ty xây dựng lâm vào cảnh thiếu việc, công nhân nghỉ dài dàikhông lương.

Năm 1989, công ty cho nghỉtheo Quyết định 176 của Chính phủ, nôm na là nhận một cục tiền rồi nghỉ việc.Anh chồng rượu chè cờ bạc bỏ theo gái, một nách hai con, chạy ăn từng bữa,cuộc sống thật khó khăn với Vân. Không có sự lựa chọn nào khác, Vân vay tạmtrăm bạc, sắm phích, ấm, chén, dăm cái ghế con, mua vài bao thuốc bỏ vào cáilàn nhựa cho cuộc mưu sinh mới: bán nước chè ở Bờ Hồ.

Yêu "Tây", chuyện "tày trời" một thuở

Chuyện yêu một người "Tây" là chuyện không tưởng ở thế hệ cũ

Vì người ta cấm bán hàng rongquanh Bờ Hồ nên nhân viên an ninh trật tự tuần tra liên tục, bởi vậy Vân chỉbán buổi tối. Nhưng bán buổi tối cũng là bán vụng bán “chạy” trộm, mắt lúcnào cũng phải quan sát nhân viên giữ trật tự, hễ thấy bóng là vơ vội đồ nghềchạy. Họ mà vớ được là mất trắng. Vì thế người ta gọi những người bán hàngnhư Vân là bán nước chè “chạy”. Dù phải chạy nhưng cũng vẫn kiếm được miếngcơm cho con vì người quanh Bờ Hồ đông từ sáng đến khuya.

... Và cuộc tình sét đánh

Một buổi tối năm 2000, đangrót nước cho khách thì có một ông Tây ba lô đầu trọc lốc cứ đứng nhìn. Thấylạ, anh này gọi một chén uống thử. Anh ta nhăn mặt lắc đầu vì không quen vớithứ nước chát chát. Rồi anh ngồi lì ở đó cho đến khi Vân dọn hàng mới vềkhách sạn.

Chén nước đó Vân "chém" mườinghìn đồng. Tối hôm sau anh chàng lại xuất hiện và cứ ngồi bên cạnh nhìn Vânbán hàng. Vân ra về anh chàng mới ra về. Liên tục như vậy gần một tuần liền.Thấy anh chàng có vẻ hiền nên có lúc Vân ra hiệu nhờ đi thu chén của nhữngngười đã uống xong. Hóa ra anh chàng cũng được việc.
 
Anh chàng này người Pháp, 25 tuổi, tốt nghiệp đại học không xin được việclàm nên đi du lịch bụi. Chẳng biết nhờ ai dạy cho câu "Anh yêu em". Vântưởng đùa nhưng anh ta nhắc đi nhắc lại mấy lần làm Vân bỗng xuất hiện cảmgiác là lạ. Vân kể tối hôm đó mất ngủ vì cảm giác yêu sống lại trong ngườiđàn bà đã bốn mươi không dám mơ tưởng bất cứ chuyện gì ngoài kiếm được nhiềutiền để nuôi con.

Hôm sau anh ta không nói "Anhyêu em" mà lại nói "Anh yêu Vân". Vân choáng. Miệng anh nhắc lại còn tay nhẹnhàng cầm bàn tay thô ráp, chai sần của Vân. Sau này Vân kể lại chẳng hiểusao lúc ấy cứ để nguyên như vậy cho đến khi có khách gọi thuốc lá mới nhưtỉnh khỏi cơn mê. Bình tĩnh lại Vân vừa nói vừa ra hiệu, ý như tại sao lạiyêu tôi, anh chàng cười hiền và lắc đầu.

Thập niên 70 trở về trước,thanh niên Hà Nội có yêu nhau đến mấy, thậm chí ngày mai lên xe hoa cũng chỉdám cầm tay hờ hờ khi không có người. Trai gái ra đường dắt tay nhau thể nàocũng bị lườm nguýt, quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân" khá phổ biến trongxã hội. Nặng nề hơn có người còn dè bỉu.

Đến thăm người yêu, nhà đivắng cả thì con gái biết ý phải mở toang cửa. Nếu he hé lập tức sẽ thànhchuyện nghiêm trọng ở máy nước. Muốn ôm hôn nhau, hầu hết các đôi tình nhânphải dẫn nhau ra bờ đê sông Hồng hay vào công viên Thống Nhất hoặc Bách Thảo.Vào công viên khá thoải mái bởi đôi bên phải hay đôi bên trái đều như họ,tình yêu cũng chỉ có bấy nhiêu việc.

Rồi Vân yêu thật, dù biết hơnanh Tây những 15 tuổi. Từ đó tối nào họ cũng gặp nhau. Có hôm mưa gió Vâncũng ra hai người mặc áo mưa ngồi trên ghế đá ôm nhau cho đến khuya. Anhchàng biết người yêu mình nghèo mới phải đi bán hàng chạy nên rất ý thứccanh gác nhân viên trật tự.

Mỗi lần nghe báo hiệu củangười bán hàng phía trên, anh để Vân chạy trước rồi xách làn chạy theo sau.Mọi người không hiểu vì sao ông Tây trọc đầu xách làn chạy. Mấy người bánnước cùng tưởng Vân yêu Tây, hẳn nhiều tiền nhưng có biết đâu Vân còn phảitrả tiền phở cho chàng. Sau này tôi không thấy người đàn bà này bán nước ởkhu vực đó nữa và cũng không biết cuộc tình của họ kết cục thế nào.

Tình yêu "không có lời"

Yêu "Tây", chuyện "tày trời" một thuở
Khi còn là sinh viên, ngườicon gái Thuỵ Điển này đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh củaMỹ ở Việt Nam. Tốt nghiệp đại học cũng là lúc mà Chính phủ Thụy Điển giúp đỡViệt Nam xây dựng Nhà máy giấy Bãi Bằng ở Phú Thọ nên chị đăng ký xin làmviệc cho dự án Việt Nam hấp dẫn chị ngay từ ngày đầu bởi phong cảnh và cuộcsống khá thanh bình. Người dân chị gặp ngoài đường tò mò nhìn chị nhưng thânthiện hay cười. Song chị nhận ra rằng, nếu chị gần họ hơn thì nụ cười trênmôi lập tức biến mất và có thái độ lảng tránh. Những câu hỏi xuất hiện trongđầu nhưng chị chưa tìm được lời giải thích thuyết phục.

Anh học đại học ở Tiệp Khắcvề và làm việc ở Bộ Ngoại giao. Đẹp trai và đàn ông. Từng học ở Tiệp Khắcnên khi về nước anh dễ dàng làm quen với một số giáo viên người Tiệp đangdạy ở trường Đại học Ngoại ngữ. Anh thường xuyên cùng đám bạn Tây uống biavà trong một lần tụ tập với đám bạn nước ngoài, anh gặp chị. Từ quý mến dẫnđến tình yêu rất ngắn.

Thời điểm năm 1980, chuyệnyêu người nước ngoài là không dễ, lại càng khó với một công chức ngoại giao.Nhưng tình yêu thì dù ở đâu trên trái đất này cũng giống nhau và "Chỉ có cáichết mới chia lìa lứa đôi". Chị ở Khách sạn Thống Nhất (nay là Khách sạnMetropole phố Ngô Quyền), tối tối, chị đứng bên cửa sổ nhìn xuống đường NgôQuyền như nàng Juliet ngóng chờ chàng Romeo trong vở bi kịch nổi tiếng mọithời đại "Romeo và Juliet" của Sakespeare quan sát xem người yêu có đi quakhông. Muốn rủ chị đi chơi, anh đạp xe đạp qua khách sạn. Từ cửa sổ, chịnhìn thấy sẽ lặng lẽ xuống đường, đạp xe theo sau.

Hai người thường xuyên raquán cà phê ở góc ngã tư phố Hàng Dầu - Lò Sũ. Ngồi chung bàn và đối diệnnhau nhưng không nói chuyện bằng lời mà chỉ bằng ánh mắt. Nếu trao đổi bằngtiếng Anh thì sau đó thế nào anh cũng bị ai đó "hỏi thăm". Trước lúc chiatay, cả hai bí mật luồn tay xuống gầm bàn trao thư. Có lần hẹn nhau ở Bồ Hồ,chị phải ăn mặc như phụ nữ Việt Nam, để che bộ tóc bạch kim chị cũng phảiđội nón dù trời không mưa. Lén lút trao nụ hôn mà mắt vẫn phải liếc xungquanh.

Lá thư đòi quyền được cưới

Tình yêu kiểu như vậy kéo dàigần hai năm. Khi chị đặt vấn đề cưới, anh lảng tránh. Chị không sao hiểu nổicòn anh lại không thể giải thích cho chị, Bộ Ngoại giao có những quy địnhriêng, trong đó không được lấy vợ hay lấy chồng người nước ngoài. Chị tìmđến chỗ mẹ anh (mẹ anh là nhân viên văn phòng của ông Nguyễn Cơ Thạch - thờikỳ này ông Nguyễn Cơ Thạch là Thứ tưởng Bộ Ngoại giao), song bị bà lờ tảng.
 
Cuối cùng thì chị hiểu và chị quyết định viết thư cho Thủ tướng Phạm VănĐồng. Người dịch bức thư sang tiếng Việt tên là Thắng. Bức thư khá dài vớinội dung chủ yếu là hai người cùng yêu đất nước Việt Nam và việc một cô gáiThụy Điển yêu và muốn lấy một chàng trai người Việt đâu có gì là tội lỗi.Sau khi đọc thư, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có ý kiến với cơ quan anh để haingười lấy nhau.

Tuy nhiên lại có rắc rối vềphần anh, cơ quan yêu cầu anh làm đơn tự nguyện xin ra khỏi ngành nhưng anhtừ chối với lý do yêu người nước ngoài không phải là khuyết điểm. Nhưng cuốicùng thì cũng thống nhất được, anh ra khỏi cơ quan ngoại giao, chuyển sangdạy tiếng Tiệp hợp đồng ở một trường đại học.

Báo chí Thụy Điển biết chuyệntình của họ muốn viết nhưng anh từ chối cung cấp thông tin. Họ cưới nhau vàonăm 1982. Lễ cưới được tổ chức tại hội trường ủy ban nhân dân quận Ba Đình (phốNguyễn Thái Học nay là Đại sứ quán Israel). Đám cưới thu hút khá đông nhữngngười đi đường tò mò khi họ thấy cô Tây mặc áo dài. Cưới xong anh chị vềThụy Điển. Năm 1985 chị lại ký hợp đồng làm việc cho Nhà máy giấy Bãi Bằng,cả hai lại trở về Việt Nam.
 
Khi đất nước mở cửa, mọi chuyện dễ dàng hơn. Anh chị lúc ở Thụy Điển, khi ởViệt Nam. Khi Chính phủ Thụy Điển mở văn phòng Tổ chức cứu trợ trẻ em tại HàNội, anh Đô làm việc cho tổ chức này. Cả gia đình lại sinh sống ở Hà Nội.Đầu năm 2007, chủ quán cà phê ở góc Hàng Dầu - Lò Sũ mà anh từng lấy làm địađiểm hẹn hò đã nhận ra anh qua một lần dạo phố, anh này đùa "Hồi đó tôi biếtông bà ngấm ngầm trao thư, tôi mà báo thì ông toi!".

Theo Đời Sống & PhápLuật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.