Bất hòa vì nhà bẩn

‘Vợ tôi là giảng viên Đại học nhưng lại sống bề bộn, thiếu ngăn nắp. Chúng tôi đã có một cô con gái 2 tuổi nên nhà cửa luôn như ‘một bãi chiến trường’. Vợ tôi tắm cho con xong thì nhà tắm la liệt chậu, ca múc nước, khăn xô, quần áo bẩn của con, dầu gội, sữa tắm…’ – anh Tùng than thở.


‘Vợ tôi là giảng viên Đại học nhưng lại sống bề bộn, thiếu ngăn nắp. Chúng tôi đã có một cô con gái 2 tuổi nên nhà cửa luôn như ‘một bãi chiến trường’. Vợ tôi tắm cho con xong thì nhà tắm la liệt chậu, ca múc nước, khăn xô, quần áo bẩn của con, dầu gội, sữa tắm…’ – anh Tùng than thở.

Khi đó, vợ chồng anh lại rơi vào cãi cọ bởi anh muốn vợ tắm cho con xong thì dọn dẹp nhà tắm đâu vào đó. Tuy nhiên vợ anh muốn trì hoãn, bảo lát đi tắm thì dọn cả thể. Mỗi người mỗi lý khiến tổ ấm luôn lục đục.

Anh Tùng tự nhận mình thích ngăn nắp nên nhìn nhà cửa bề bộn là rất khó chịu, không thể coi như không hoặc yên tâm làm việc khác được. Trong khi đó, vợ anh lại quá bừa bộn, cẩu thả. Làm gì vợ anh cũng bày ra, chồng nhắc dọn thì lại nhăn nhó, thậm chí mắng ngược chồng, quát tháo con nhỏ om sòm. Chẳng hạn, cho con ăn bưởi xong, vợ anh bày biện vỏ, hạt bưởi đầy mặt bàn uống nước, còn vương xuống cả sàn nhà. Anh nhắc vợ dọn ngay cho gọn thì vợ anh “cãi lý”: “Ăn cơm đã, ăn xong thì dọn”. Anh Tùng vẫn khăng khăng muốn vợ lau bàn, hất rác vào thùng cho ngăn nắp rồi ăn cơm mới ngon miệng. Vợ anh không chịu. Hai vợ chồng anh lại cãi nhau.

Vợ chồng hòa thuận khi cùng gánh vác việc nhà

Thường thì việc nhà cửa, chăm con, lau chùi, dọn dẹp… được hiển nhiên giao cho… người vợ. Thế nên mới có cảnh con ốm, nhà cửa bề bộn… là do vợ. Điều này gây ra tình trạng bất bình đẳng giới cũng như khiến phụ nữ nặng gánh hơn trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn, người vợ có thể vì quá mệt mỏi, stress hoặc cảm thấy không công bằng khi phải tự mình chu toàn mọi việc trong nhà nên có thể bê trễ, chậm chạp hoặc trì hoãn việc nhà. Khi đó, cần có bàn tay góp sức của người chồng để tránh những xung đột trong chuyện này.

Trong nhiều trường hợp, mâu thuẫn có thể bùng phát do quan niệm sạch – bẩn ở vợ khác với ở chồng. Ví dụ, người chồng cho là lau nhà hàng ngày mới sạch, trong khi người vợ nghĩ tuần lau nhà một lần cũng không bẩn. Người vợ muốn chồng bày ra thì dọn ngay, còn người chồng thích chần chừ, đợi ít phút mới chịu dọn dẹp. Cũng có khi vợ chồng trì hoãn dọn dẹp là bị người kia kêu ca, phàn nàn nhiều quá nên sinh tâm lý chống đối.

Như trường hợp của anh Tùng kể trên, thay vì luôn than trách, gây gổ khi thấy vợ bày ra chưa dọn ngay, người chồng có thể tự mình lau dọn để bớt gánh nặng việc nhà cho vợ, nhất là khi vợ mệt mỏi hoặc bận bịu việc khác. Những việc cần lau chùi tỉ mẩn và chi tiết hơn thì khi nào vợ khỏe hoặc có thời gian rảnh sẽ làm.

Trường hợp vợ nói là để dọn sau thì có thể chiều theo ý vợ vì suy cho cùng, nhà cửa có tanh bành 10-15 phút nhưng vợ chồng thoải mái thì cũng không sao, còn hơn là nhà cửa sạch sẽ nhưng vợ chồng luôn bất hòa, không khí kém vui vẻ.

Theo Mevabe




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.