Góc khuất tình yêu của những người đồng tính

Có người tình vẫn cô đơn

Với nhiều người, tình yêu của những người đồngtính thường khó bền vì đó là những mối quan hệ chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầuthể xác. Chúng tôi đã tiếp cận với một số người trong cuộc cũng như cácchuyên gia để hiểu hơn thế giới yêu đương của những đồng tính.

Có người tình vẫn cô đơn

Đôi mắt nhỏ với hàng lông michuốt mascara cong vút cùng làn môi hồng căng mọng chứng tỏ chủ nhân là mộtngười biết trang điểm. Mái tóc đen mượt dài vừa chấm vạt chiếc áo bà ba vàngcam, móng tay vẽ hoa hồng khá tinh tế cùng chiếc xách nhỏ xinh màu đỏ. Đó lànhững ấn tượng ban đầu của tôi về bề ngoài của Nguyễn Văn Th. tại Câu lạc bộ HảiĐăng - địa chỉ quen thuộc của những người đồng tính nam ở Hà Nội. Hình dáng,trang phục, cộng với cách xưng hô (Th. xưng chị với mọi người và mọi người gọiTh. là chị) không ai nghĩ Th. là đàn ông. Tuy nhiên Th. là "gay", là "bóng lộ"nổi tiếng ở Hà Nội.

Góc khuất tình yêu của những người đồng tính

Ảnh minh họa

Gần 50 tuổi, đã tự tin công khaivề giới tính của mình gần ba mươi năm nay nhưng khi hỏi về cuộc đời, đôi mắt vẫnthoáng nét buồn. Th. kể: "Từ hồi bé đi học, chị (Chúng tôi xin giữ nguyêncách xưng hô của nhân vật - PV) đã thích làm con gái rồi. Từ ngày bé cho đến bâygiờ, khi đi chơi, đi chợ hay đi làm chị luôn nghĩ mình là con gái”.

Th. là con thứ tư trong một giađình có 5 anh chị em, bố mẹ làm công nhân vất vả kiếm tiền nuôi gia đình lạiphải buồn lòng vì có một người con không trọn vẹn. Th. tâm sự: "Bố mẹ cấm chịmặc quần áo con gái, nếu mặc trước mặt bố mẹ là bị ăn đòn, không biết bao nhiêubộ đã bị bố xé nát. Xé, chị lại may, bạn bè lại cho mượn, kể từ cái áo con.Những lần sau rút kinh nghiệm chị để quần áo bên hàng xóm, tối đi chơi  mang ramặc, về đến cổng lại cất đi. Ngày mẹ còn sống thì vẫn cấm, mãi cho đến khi gầnmất mẹ mới hiểu và thương mình, tiếc rằng thời gian này quá ngắn”.

Sau khi cấm đoán, đánh đập Th.không được, bố mẹ Th. đành chấp nhận. Th. chia sẻ,  bây giờ đã được ăn mặc trangđiểm theo đúng sở thích của mình. Hiện nay Th. đang sống chung với một ngườicùng giới. Người thương của Th. hiện làm ở Nam Thăng Long, hàng tuần sẽ về thămTh. vào ngày chủ nhật. Tuy nhiên, Th. cũng cho biết: Trong cuộc đời của mình đãcó rất nhiều người chị từng chung sống rồi lại chia tay.

Hiện giờ đời sống vật chất củaTh. khá đầy đủ, với một căn nhà ba tầng gần cầu Mai Động và tiền tiêu khá rủngrỉnh. Nhưng Th. luôn cảm thấy cô đơn. Th. tìm niềm vui bằng việc đi lễ chùa ởcác nơi, thỉnh thoảng đi mua sắm và vẽ móng, uốn mi và dưỡng mái tóc dài củamình. “Nhiều khi mình cũng buồn. Mình không như người ta thì mình khổ. Người tacon cái lớn rồi, trẻ con tíu tít khắp nhà còn mình thì vẫn đi về một mình - Th.tâm sự. Những lúc như thế, Th. lại tự an ủi Trời đã cho mình chỉ được như thếthì đành phải chấp nhận số phận. Chỉ mong sao trời cho mình khỏe mạnh, để làm ănđược, sau này có tí vốn mà thuê người chăm sóc lúc già cả ốm đau.

 “Chung thủy không  đến vớichúng tôi”

Góc khuất tình yêu của những người đồng tính

Ảnh minh họa

Không phải là “bóng lộ” như chịTh., Nguyễn Văn H. ôm sâu bí mật suốt 48 năm qua. Lúc còn nhỏ H. cũng khôngthích chơi các trò của con trai mà chỉ mê đánh chắt, đánh chuyền, nhảy dây. Năm17 tuổi, khi nhận diện những ham muốn khác người của mình, H. thật sự mất phươnghướng. Nhưng cũng từ thời điểm đó, H. hiểu cuộc sống của mình không giống nhưnhững bạn trai khác.

Sau khi biết giới tính của mình,H. không công khai nhưng đã tìm đến với những người có hoàn cảnh như mình. Hồiấy người trong giới chơi với nhau thôi, chứ không có kiểu tẩm quất, sauna tráhình như bây giờ. Lúc ấy, giới đồng tính nam thường tụ tập nhau tại các nhà vệsinh công cộng bên hồ Hale, hồ Hoàn Kiếm để giải quyết nhu cầu tình dục. Còn nếumuốn buôn dưa lê thì kéo nhau ra bờ hồ uống nước -H. kể.

Mối tình lâu và đáng nhớ nhấttrong đời H. là với một sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Ba nămchung sống hạnh phúc với người tình, cuối cùng người đó đi lấy vợ. H. tâm sự:"Lúc anh ấy đi lấy vợ mình buồn lắm, nhưng rồi cũng phải tự an ủi mình. Mình cóphải đàn bà thật đâu. Mình không đem lại hạnh phúc cho người ta thì mình cũngnên khuyến khích họ đi lấy vợ. Ngày trước coi nhau như vợ chồng, giờ đành coinhau như anh em thôi. Mình không làm cho họ hạnh phúc được thì đâu có quyềnghen, mà ghen cũng không được. Mình có chồng cả đống tiền ra cũng không mua đượcgiống nòi cho họ”.

H. không nhớ hết mình đã có baonhiêu người tình, nhưng rồi tất cả đều chia tay. “Dù mình có tốt mười mươi vớihọ nhưng cũng chỉ ở được với nhau vài năm. Không con cái ràng buộc nên ở vớinhau được ngày nào biết ngày đó. Vì thế từ chung thủy nghe xa lạ lắm, không baogiờ chúng tôi được ước mơ đến hai từ ấy. Chung thủy chỉ có được khi hai người ởtrên một hòn đảo không có người” -  H. cười buồn.

H. cũng là một người khá ưa nhìnlại có kinh tế khá ổn định: Một căn hộ tại phố Lò Đúc cùng những tiện nghi khôngthua kém ai. Tuổi trẻ, H. cũng từng là niềm mơ ước của khá nhiều cô gái. Tuynhiên, chưa bao giờ trong H. nảy sinh ý nghĩ sẽ kết hôn để yên lòng bố mẹ vàngười thân. H. tâm sự: "Năm hết tết đến, mọi người gặp lại giục lấy vợ. Con cháuđi lấy vợ hết rồi bảo sao ông kén không chịu lấy ai để sau này còn chăm sóc nhautuổi già. Những lúc ấy mình chỉ muốn có một cái lỗ để chui xuống. Có ai hiểuđược mình thế này đâu! Có ai hiểu mình lấy vợ sẽ làm khổ mình và khổ người ta,làm sao sống mà không có hạnh phúc. Giá đừng có ngày tết để mình không phải cườitrong khi lòng dạ thì quặn đau”.

Ngoài thời gian được làm việc đểgiúp đỡ những người cùng giới với mình, H. chỉ còn biết chuyện phiếm cùng bạnbè. H. sợ về nhà đối diện với bốn bức tường và đối diện với nỗi cô đơn đang bủavây. “Mình cứ suốt ngày buôn dưa lê, cười đùa, lúc ốm đau mới thấy tủi thân.Người ta còn có người hỏi han, mình thì không. Thuốc tự mua, cháo tự nấu. Anhchị mình đều đã lớn tuổi, có gọi điện cũng không thể vào chăm được, còn con cháuhọ thì đến cả bố mẹ nó còn chưa chăm được, còn đâu đến mình. Mình không dám nghĩsau này già sẽ như thế nào nữa!"- H. tâm sự

Theo L. Hạ - T. Huế
ĐSPL




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.