Vợ có “võ mồm”

Người ta kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm.

Ngườita kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ.Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin banquản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm.

Hỏi vì saokhông ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sungsướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiếnsuốt ngày đêm!

Biếtrồi, khổ lắm, nói mãi

Mộtcuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùngdân cư khác nhau với câu hỏi: “Vợ anh có thói xấu gì khó chịunhất?”, thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, aicũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này cónguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá.Đàn ông lẩn tránh các “lời khuyên” của vợ cũng giống như khi còn nhỏhọ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ.

Vợ có “võ mồm”

Ảnh minh họa

Thực tế “phái mạnh”rất hay bị “phái yếu” rầy la. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa,bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê. Về già cũng chưa yên. Có cụông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳngcòn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: “Con gái tôi bâygiờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!”.

Tạisao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ“võ mồm” của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưnglàm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ khôngyên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinhbệnh mà... chết.

Khônghiểu các bà vợ có đề tài gì mà nói nhiều như vậy? Để lý giải điều đó,người ta đã làm những cuộc khảo sát nho nhỏ dành riêng cho các ôngchồng và nhận ra, có đến 95% những lời “giáo huấn” của vợ là...giống nhau! Lại... hóa ra, hầu hết những “bài ca bất tận” của pháiđẹp không phải là những sáng tác mới mà được tái bản nhiều lần, đếnnỗi chồng thuộc lòng.

Lắm ông chỉ nghe câuđầu đã biết toàn bộ nội dung "bài hát". Cho nên, nhân vật Cố Hồngtrong truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có một câu cửa miệng đã trởthành “bất hủ” là: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Tai hại thấy rõ nhấtcủa việc nói nhiều là đầu độc bầu không khí gia đình. Khi có mộtngười bộc lộ sự không hài lòng của mình về người khác thì cả nhà đềubị căng thẳng.

Chị Thúy Lan (Q.PhúNhuận, TP.HCM) đi làm về, vừa dắt xe vào đến sân, chồng chưa thấymặt vợ đâu đã nghe tiếng la: “Ai mở vòi nước mà không tắt vậy hả?Khổ thân tôi chưa? Tháng này rồi cha con nhà ông liệu mà trả tiềnnước đi nha!”. Tắt cái vòi nước, bước chân vào nhà, thấy cái bãichiến trường: quần áo, giày dép vứt mỗi cái một nơi; trên bàn cốcchén ngổn ngang; dưới sàn đất cát vương vãi là chị biết chắc ông contrai lôi đám bạn về, bày ra rồi cứ thế rủ nhau đi đá bóng. Thế làchị vừa dọn dẹp vừa nói luôn mồm. Không nói cũng không được. 

Tạianh...

Nhưng,những người đàn ông hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc xem,liệu sự ca thán của các bà vợ là đúng hay oan? Các nhà tư vấn tâm lýsau khi kiên nhẫn ngồi nghe hàng ngàn cuộc  than phiền  từ các quýbà, đã nhận thấy một thực tế đau buồn là: trên đời khó có ông chồngnào thoát khỏi bị vợ chê. Người làm việc trí óc, làu thông kinh sửthì bị vợ la rầy về tội đóng cái đinh không nên hồn, thay cái cầuchì thì cứ như xẩm sờ gậy. Người là thợ bậc 7, làm việc gì cũng khéolại bị chê là con bị ốm, viết cái đơn xin cho nó nghỉ học cũng khôngxong.

Vợ có “võ mồm”
Người giỏi cả chântay lẫn trí óc lại bị tra tấn vì tội không biết lãng mạn là gì, từngày lấy nhau đến giờ chưa bao giờ mua được cặp vé đưa vợ đi xemkịch. Tóm lại là anh đã lấy vợ thì kiểu gì anh cũng bị vợ chê, khôngchuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ rất ít khen chồng. Nếu cókhen thì khen chồng… hàng xóm. Nhưng, giá bảo đổi chồng thì chắcchắn họ lắc đầu quầy quậy. 

Vậy khi mới yêu nhau,phụ nữ có thói quen đó không? May thay, lúc đó họ luôn ít nói. Họkiên nhẫn ngồi nghe đàn ông ba hoa, bốc phét một tấc đến giời, lạicòn đế vào: “Thế cơ à ? Sao anh giỏi vậy? Anh thông minh thế?”. Lúcấy, anh nào mà chả đáng yêu. Anh ta đang chinh phục mà!

Ngày lễ, ngày Tết cóhoa, có quà. Đi đâu thì xe đưa, xe đón. Thích gì chưa nói anh ta đãđoán được và chiều đúng ý nàng. Cho nên nhất cử nhất động của anh tađều đáng yêu hết. Mọi điều đáng ca thán chỉ bắt đầu từ khi họ kếthôn, về chung sống với nhau.

Hãythử nghe một buổi “ca nhạc thính phòng” tại gia xem như thế nào? Hômấy, bữa cơm tối diễn ra vui vẻ. Ăn xong, vợ ngọt ngào bảo chồng:“Bữa nay anh rửa bát nhá!”. Chồng vừa dán mắt vào tivi theo dõi trậnquyền Anh, vừa trả lời rất ga-lăng: “Cứ để đấy, anh rửa!”.

Nói xong, chồng vẫnngồi nguyên vì theo anh ta, xem hết trận đấu rồi đi rửa bát cũngchẳng chết ai! Nhưng người vợ không chấp nhận kiểu đó. Sẽ xảy ra mộttrong hai tình huống. Một là người đẹp nhắc lại bằng giọng nữ cao:“Anh có rửa bát không?”. Hai là nàng lẳng lặng bưng mâm bát đi rửa.Đừng vội mừng là bà xã chịu thua! Đó chính là cách “đay nghiến khônglời”, còn khủng khiếp hơn là đay nghiến bằng lời, vì đi kèm với nólà một bộ mặt đằng đằng sát khí.

Đã có những nghiêncứu về đề tài tại sao phụ nữ nói nhiều và các nhà khoa học phát hiệnnguyên nhân chính là do đàn ông. Vì, ngay trong thời đại phụ nữ đãđược giải phóng thì hầu hết việc nhà vẫn rơi vào tay chị em, mà loạiviệc đó thì có làm mãi vẫn không mấy khi có thể hài lòng. Hết conbày ra lại đến chồng buông quăng bỏ vãi, nhìn đâu cũng gai mắt khôngthể chịu nổi. Công bằng mà nói, nếu gia đình nào vợ đi vắng lâu ngày,buộc chồng phải đảm đương nội trợ thì anh ta cũng nói nhiều chẳngkém.

Cho nên, muốn “trị”được bệnh nói nhiều của vợ, chỉ còn cách các ông chồng chịu khó xắntay áo lên. Trong khi vợ nấu cơm, nếu không vào phụ bếp thì hãy thudọn nhà cửa cho gọn gàng, lau sạch sàn nhà, đưa con đi tắm hoặc giặtquần áo, phơi lên. Xong việc thì đi tưới cây trên sân thượng. Bạnhãy thử như thế xem, hẳn vợ bạn sẽ nhìn bạn với nụ cười âu yếm...

Thay đổi “đườnglối”...     

Thật ra, nếu cứ gặpđâu nói đấy thì có nói suốt ngày cũng chẳng thể nào giải quyết đượcvấn đề. Không có gì hoang tưởng hơn là chỉ bằng lời nói mà cải tạođược chồng, con. Muốn chồng chịu nghe mình, bạn không cần nói ngaylúc sự việc không hài lòng đang diễn ra, mà nên chờ dịp thuận lợi đểnói chuyện một cách nghiêm túc. Bạn cũng không nên hì hục dọn dẹpmột mình mà buộc ai đã bày ra thì phải tự dọn lại.

Bạn cũng đừng ca thánchung chung mà chỉ việc cụ thể cho chồng làm. Nếu không anh ta sẽquát lại: “Bây giờ phải làm cái gì?”. Rồi nhăn mặt như ăn phải ớt:“Sao mà nói lắm thế! Không biết mỏi mồm à?”. Chỉ cần vài lần hướngdẫn cụ thể từng việc, làm được thì có động viên khuyến khích. Cứ thế,bạn sẽ dần đưa được chồng con vào thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Nếuchưa được, cứ tiếp tục uốn nắn nhưng phải bằng việc làm cụ thể chứkhông chỉ bằng cách nói nhiều.  

Tại sao có những ôngchồng tan sở không muốn về nhà? Vì cứ thò mặt về là bị “tra tấn” bởinhững “bài ca không quên”. Ngồi ăn cơm cũng đắng mồm vì vừa ăn vừabị nghe. Thậm chí, buổi tối “đài phát thanh” cũng không ngừng làmviệc. Có người đàn ông nào thích sống trong bầu không khí ấy đâu! Cóđứa trẻ nào hằng ngày hít thở không khí ấy mà tâm hồn không bị ônhiễm! Cho nên, nếu hỏi nhà sạch đẹp có cần không? Rất cần.

Chồng con bày bừa cócần phải la không? Cũng cần. Nhưng, nếu đem hạnh phúc gia đình đánhđổi những cái đó, thì giá quá đắt. Nhà cửa sạch bong, đồ đạc ngănnắp đâu vào đấy nhưng chồng đi đằng chồng, con đi đằng con, chỉ cònmình bạn trong ngôi nhà ngăn nắp gọn gàng nhưng trống trải, cô đơn,lẽ nào đó là giấc mơ của bạn?

Theo TrịnhTrung Hòa
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.