Theo thông lệ hằng năm, tạp chí Time vừa công bố hàng loạt các bầu chọn những sựkiện nổi bật trong năm 2010, trong đó đáng chú ý là danh sách 10 sự kiện khoahọc gây nhiều ấn tượng nhất.

1. Phát hiện khủng long nhiều sừng nhất

Kosmoceratops là một trong những loài khủng long kỳ lạ nhất mà con người đượcbiết từ trước tới nay. Loài khủng long này có một chiếc sừng khá lớn mọc ở trênmũi và mắt, cùng nhiều sừng nhỏ kết lại với nhau như vòng trang sức ở trên đầukết. Loài này được cho là sống ở lục địa bị mất La-ra-mi-đia, trong thời kỳ KỷPhấn Trắng muộn (khoảng 70 - 100 triệu năm trước).

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Các hóa thạch của loài khủng longnày được tìm thấy tại sa mạc ở miền nam trung tâm bang U-tat (Mỹ). Kosmoceratopscó họ rất gần với loài khủng long có sừng nổi tiếng Triceratops. Ðiểm khác biệtlớn nhất giữa hai loài khủng long này là Kosmoceratops có 15 chiếc sừng trongkhi Triceratops chỉ có ba sừng.

Theo các nhà khoa học đây là loài khủng long cónhiều sừng nhất được phát hiện từ trước tới nay. Những chiếc sừng to lớn nàychính là vũ khí giúp chúng chống đỡ với kẻ thù. Ngoài ra, diện mạo kỳ lạ củachúng có thể còn là điểm nhấn để thu hút các con cái.

2. Sự hình thành của vũ trụ

Vật lý nguyên tử quy ước rằng số lượng của các hạt vật chất và phản vật chấtđược tạo ra trong vụ nổ Big Bang là bằng nhau, nhưng đó là điều không thể, dovật chất và phản vật chất sẽ tiêu diệt nhau khi tiếp xúc, tạo nên năng lượngkhổng lồ. Thứ duy nhất nào đó giúp hình thành một vũ trụ như hiện nay hẳn đãkhiến cán cân nghiêng về phía vật chất. Trong nghiên cứu trên máy gia tốc hạtTê-va-trôn diễn ra giữa năm nay, các nhà khoa học thấy rằng khi va chạm cácluồng proton sẽ tạo ra hạt B-meson.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Theo nguyên tắc thông thường, hạtnày sẽ tiếp tục phân hủy thành một lượng cân bằng các hạt muon (một loại hạtđiện tử nặng) và phản muon. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Phéc-mi-láp (Fermilab)phát hiện ra số lượng các hạt muon được tạo thành nhiều hơn khoảng 1% các hạtphản muon. Thí nghiệm về tính bất đối xứng thành phần

B-meson trong vụ va chạm mô phỏng đã mở ra các chương trình nghiên cứu tiếp theovề sự bắt đầu của vũ trụ. Giới nghiên cứu tin rằng vũ trụ đã hình thành cũng nhờvào tỷ lệ thắng thế nhỏ nhoi đó của vật chất.

3. Mặt trăng có nước

Trước đây, người ta vẫn tin rằng mặt trăng không có nước. Những hiểu biết về bềmặt của mặt trăng là một nơi có bụi bao phủ các phiến đá cuội lớn nhỏ. Tuy nhiênđến nay, hành tinh này được biết đến là địa điểm có khá nhiều nước. Trạm quantrắc quỹ đạo LCROSS của NASA đã phát hiện điều đó, sau khi đưa máy tự hành đápxuống vùng liền kề Nam cực mặt trăng để tiến hành lấy mẫu và dùng tên lửa đẩytrở về trạm quỹ đạo này phân tích.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Mẫu địa tầng này có dấu vết Namcực mặt trăng là vùng đất đóng băng vĩnh cửu với khối lượng nước nhiều hơn 50%so với ước đoán của các nhà nghiên cứu vũ trụ dự tính từ trước. Giới nghiên cứuđánh giá độ ẩm trên mặt trăng phải lớn hơn gấp đôi sa mạc Xa-ha-ra dưới trái đất.Ðiều này, mở ra viễn cảnh nhân loại có thể xây dựng nhà máy nước ngay trên cungtrăng với chi phí rẻ hơn và dễ thực hiện hơn so với việc sử dụng nguồn cung ứngtừ trái đất.

4. Rô-bốt khám phá đường hầm

Tháp Teo-ti-hua-can của Mê-xi-cô được coi là một báu vật khảo cổ học Bắc Mỹ. Tuynhiên những gì ẩn chứa trong thành phố cổ đó luôn là một bí ẩn.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Bí mật quá khứ đã được hé mởtrong năm nay, khi một rô-bốt khảo cổ trang bị máy ghi hình được gửi tới đi dọctheo các đường hầm được xây dựng và bít kín lối vào cách nay gần hai thiên niênkỷ. Rô-bốt khảo cổ đã phát hiện một hành lang rộng hơn 3,6m với kiến trúc máicong được xây dựng gần hai nghìn năm trước đây, kết cấu mái vòm rất kín và đượcbảo quản hoàn hảo.

Các nhà khảo cổ giả định rằnghành lang này có thể được kết nối với các lăng mộ của giáo trưởng, cũng như tiếtlộ về cách thức những người Trung Mỹ xây dựng các đô thị mà họ đã từng sinh sốngxưa kia.

5. Tìm ra gien làm già nhanh

Thứ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lão hóa sinh học là những cấu trúcsiêu nhỏ có tên te-lô-me. Chúng nằm ở đoạn cuối của các nhiễm sắc thể. Mỗi khimột tế bào phân chia, chiều dài của te-lô-me sẽ giảm một chút.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Cuối cùng, khite-lô-me ngắn tới một mức nào đó, tế bào sẽ chết. Các nhà khoa học đã phân tíchhơn 500 nghìn biến thể gien trong bộ gien người bình thường rồi so sánh vớinhững cá nhân có te-lô-me ngắn và phát hiện rằng tất cả người có te-lô-me ngắnđều mang một biến thể gien có tên TERC, trong khi người bình thường không cóbiến thể này. Te-lô-me càng ngắn thì con người càng dễ mắc các bệnh liên quantới tuổi già.

Những người mang gien đột biến có nguy cơ mắc các bệnh tuổi già -như bệnh tim và một số dạng ung thư - cao hơn người bình thường. Một nghiên cứutrước đó cũng đã chứng minh TERC làm tăng tốc độ lão hóa ở chuột.

Ðây là lần đầu tiên con người tìm ra một gien có vai trò trực tiếp trong quátrình lão hóa. Nghiên cứu cho thấy một số người bị lập trình về mặt di truyền đểgià nhanh hơn so với phần còn lại của nhân loại. Tác động mà biến thể gien gâyra tương đương với ba hoặc bốn năm của quá trình lão hóa. Phát hiện này mở ratriển vọng kiểm soát các bệnh liên quan đến tuổi tác ở người và tạo ra nhữngngười sống mãi ở tuổi thanh xuân.

6. Phát hiện thêm hàng loạt hành tinh

Các nhà thiên văn học tiếp tục tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời củachúng ta và họ đã tìm phát hiện thêm hàng loạt hành tinh mới của vũ trụ. Ðó làHIP 13044b, một hành tinh đang bay quanh một ngôi sao rất xa xôi bên ngoài dảiNgân Hà và bị lấy hết lực hấp dẫn.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Ðó còn là bảy hành tinh mới bay quanh ngôisao HD 10180, cách xa trái đất khoảng 127 năm ánh sáng. Ðáng chú ý nhất là pháthiện của Gliese 581g, hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên được tìm ra trongvùng mà khoảng cách ở đó có điều kiện không quá lạnh hay quá nóng, giúp sự sốngcó thể xuất hiện.

Gliese 581g có khối lượng gấp 3 -4 lần trái đất, cho thấy nó có thể có nhiều đá và đủ trọng lực hút bầu khí quyển.Trọng lực trên bề mặt của Gliese 581g có thể ngang bằng hoặc cao hơn chút ít sovới trái đất, do đó, con người hoàn toàn có thể đi lại dễ dàng.

Như vậy, Gliese581g đã hội đủ hai yếu tố quan trọng là nước và bầu khí quyển giúp duy trì sựsống trên hành tinh. Việc phát hiện ra hành tinh ngay gần trái đất cho thấy chắcchắn còn nhiều hành tinh giống như Gliese 581g đang tồn tại trên vũ trụ. Các nhàkhoa học cho rằng những thế giới giống như chúng ta đã được bắt nguồn từ đó hoặcsẽ được phát hiện sớm trong tương lai.

7. Áo tàng hình:

Mác-tin M.Can, nhà vật lý lýthuyết làm việc tại Ðại học Hoàng gia Luân Ðôn xuất bản một bài báo mô tả vềkhái niệm chiếc áo choàng bên ngoài không gian và thời gian, và đưa ra hai giảthuyết: Một dạng siêu vật chất cực kỳ thông minh; hoặc một thứ vật chất hoạtđộng mạnh. Ðây là một dạng "siêu vật liệu" siêu nhỏ có thể thay đổi hoặc ngănchặn dòng chảy sóng điện từ.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Theo giả thuyết nêu ra, vải hoặccác dạng khác của vật chất đó có khả năng tự điều khiển các nguyên tử để tạo radòng chảy thông thường của năng lượng. Ánh sáng đi qua siêu vật liệu sẽ bị khúcxạ mạnh và tạo ra những khoảng trống trong không gian và thời gian. Trên cơ chếhoạt động như vậy, vật chất có thể trở nên vô hình nếu được khoác lên chiếc áo "tànghình".

8. Giả thuyết mới về tổ tiên loài người:

Tháng tư năm nay, các nhà khoahọc Nam Phi đã tìm thấy bộ xương hóa thạch của một phụ nữ và một cậu bé được cholà hai mẹ con bị trận tuyết lở chôn vùi trầm tích trong hang Ma-la-pa của NamPhi khoảng hai triệu năm trước. Phát hiện này của các nhà cổ sinh học tìm thấyđã làm giới nghiên cứu phải xem lại thuyết tiến hóa về tổ tiên người hiện đại.Phát hiện mới đã chỉ ra người thông minh xuất hiện cùng với thời kỳ của ngườivượn cổ trong lịch sử các niên đại tiến hóa.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Ðồng thời gợi mở về một giảthuyết mới đó là tổ tiên của chúng ta chính là Homo và đã xuất hiện ở khắp mọinơi trong suốt chiều dài lịch sử. Giới phân tích cho rằng, loài sinh vật mangtên Australopithecus sediba này có thể đã đóng vai trò trung gian trong quátrình phát triển của người tối cổ mang hình dáng giống khỉ và là tiền nhân trựctiếp của loài Homo erectus. Loài này lại sinh ra Homo sapiens (người khôn ngoan),"ông tổ" của người hiện đại.

9. Nguyên tố hóa học mới

Các nhà khoa học Nga và Mỹ đã quan sát thấy sự tồn tại một cách ngắn ngủi củanguyên tố mới với 117 proton (với hai đồng vị là 293117 và 294117), được sảnsinh bằng cách bắn phá các i-on Can-xi (Ca) bằng một chùm phóng xạ. Phát hiệnnày đã lấp đầy khe hở đáng lưu ý của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và quađó hỗ trợ cho ý tưởng về một hạt nhân siêu nặng giàu niu-tơ-ron có thể cực kỳbền, hay có thể có thời gian sống tới nhiều triệu năm.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Nguyên tố 117 nặng hơn chì gần40% và đã được đặt tên tạm là ununseptium, tên liên hệ tới số nguyên tử của nó.Giống như tất cả các nguyên tố siêu nặng khác, nguyên tố 117 không ổn định vàchỉ tồn tại trong vòng một phần giây trước khi tự tiêu hủy thành một loạt cácnguyên tố và các hạt nhẹ hơn. Các nhà nghiên cứu nghĩ nguyên tố này có thể mởđường cho việc tổng hợp những nguyên tố lớn hơn và ổn định hơn có thể được dùngđể tạo ra một loạt chất liệu kỳ lạ mới với những ứng dụng khoa học chưa tưởngtượng ra được.

10. Mèo uống sữa mà không bị ướt cằm

Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Mat-chu-set, Ðại học Prin-tơn và Ðại họcCông nghệ Vi-gi-nia (Mỹ) đã hợp tác với nhau để giải mã bí ẩn vì sao những conmèo khi uống sữa không bị ướt cằm và rơi vãi như các sinh vật khác. Các nhà khoahọc đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng từng bước uống nước diễn ra ở tốc độ cao này quamột đoạn vi-đê-ô ghi hình tốc độ cao và cho thấy mèo sử dụng lưỡi một cách rấttinh tế và hiệu quả: nhìn thì giống đang liếm sữa nhưng thực ra là đang... hútsữa.

10 sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010

Khi uống, mèo đưa lưỡi thẳng vềphía bát đựng nước, vị trí đầu lưỡi được uốn cong như hình chữ "J", vì thế phầnđầu lưỡi là vị trí chạm vào chất lỏng đầu tiên. Phần đầu lưỡi này quét vào bềmặt của nước trước khi chú mèo thu lưỡi về trong tích tắc. Sự tiếp xúc diễn racực nhanh khiến một "cột nước" nhỏ được hình thành ở giữa đầu lưỡi và bề mặt bátđựng nước. "

Cột nước" hình thành bởi bị cân bằng của trọng lực và quán tính tạora hướng di chuyển của "cột nước" về phía miệng chú mèo qua chuyển động thụt vềcủa lưỡi. Mèo sẽ ngậm miệng vào sau khi đã "hút" được nước. Nhờ vậy, mèo có thểliếm và nuốt sữa với tốc độ xấp xỉ bốn lần/giây. Trọng lực kết hợp với quán tínhgiúp cho mỗi lần liếm của mèo uống được 0,1ml và không bị rớt hoặc đổ sữa rangoài.

Theo Trần Nhượng - TháiHòa
Nhân Dân