- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những món nộm, gỏi giòn sần sật, tươi mát cho cuối tuần nắng nóng không ăn quá phí
Với cuối tuần có nắng nóng như thế này thì chế biến thêm các món nộm gỏi sẽ khiến bữa cơm thêm ngon hơn.
Với cuối tuần có nắng nóng như thế này thì chế biến thêm các món nộm gỏi sẽ khiến bữa cơm thêm ngon hơn.
GỎI CỔ HŨ DỪA
Nguyên liệu:
- 250g cổ hũ dừa
- 100g thịt ba chỉ, 150g tôm.
- 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, rau mùi, rau răm.
50g đậu phộng, 2-3 nhánh tỏi nhỏ, 3-4 củ hành tím.
- Các gia vị như nước mắm, muối, đường, ớt, dầu ăn.
Cách làm:
Cổ hũ dừa chọn phần non, bỏ phần già, thái lát mỏng ngâm trong nước lạnh. Sau đó rửa sạch lại, để ráo.
Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín sau đó thái lát mỏng. Chú ý thêm chút muối vào cùng khi luộc để thịt được đậm đà hơn. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra cho thật ráo nước.
Đậu phộng rang chín, bóc vỏ, giã giập. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát. Chanh cắt miếng, vắt lấy nước cốt. Hành tím bóc vỏ, thái lát, phi thơm.
Pha nước chấm trộn gỏi từ 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường, 1,5 thìa nước cốt chanh, tỏi bằm, ớt. Chú ý có thể tuỳ chỉnh tỷ lệ theo loại nước mắm và khẩu vị của bạn.
Cho các nguyên liệu cổ hũ dừa, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Dưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa ăn. Cho rau mùi, rau răm xắt nhỏ và 2/3 chỗ đậu phộng vào trộn đều tay.
Cho gỏi ra đĩa, rắc phần đậu phộng còn lại cùng chút hành phi lên trên là được. Đi kèm là chén nước mắm chua ngọt và những chiếc bánh phồng tôm giòn tan, béo ngậy.
GỎI TÔM BƯỞI
Nguyên liệu:
- 1 trái bưởi (Bưởi nên chọn bưởi tươi, căng mọng múi có nhiều nước, có vị chua ngọt, thanh)
- 100g thịt ba chỉ, 150g tôm.
- 1 củ cà rốt, 1 trái dưa leo
- 30g mè
- Rau răm, rau mùi, tỏi, ớt, chanh.
- Nước mắm, đường.
Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín sau đó thái lát mỏng. Chú ý thêm chút muối vào cùng khi luộc để thịt được đậm đà hơn. Tôm rửa sạch, cắt bớt râu, luộc chín, bóc vỏ, chú ý chừa lại phần đuôi cho đẹp.
Dưa leo rửa sạch, bổ đôi, cắt lát chéo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Rau răm, rau mùi bỏ rễ, gốc già, lấy phần non rửa sạch, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra cho thật ráo nước. Mè rang chín. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát.
Bưởi tách vỏ, sau đó tách múi, bỏ vỏ tách thành từng tép vừa ăn. Chú ý khi tách vỏ bưởi, dùng dao cắt ngang phần đầu, sau đó dùng đầu nhọn của dao nhẹ nhàng tách vào trong lớp cùi bưởi xuống tận phía đáy, sau đó tách riêng phần múi và phần vỏ, đừng làm rách vỏ vì sẽ sử dụng phần vỏ bưởi này để trang trí đựng gỏi, giúp món ăn thêm đẹp và hấp dẫn.
Dùng 2 thìa nước mắm, 3 thìa đường và 1/2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nhau. Sau đó hoà tan đường rồi cho tỏi, ớt đã bằm nhỏ ở trên vào là được. Chú ý với món gỏi bưởi tuỳ độ chua của bưởi bạn có thể không cần dùng chanh và tăng tỷ lệ đường nhưng chanh sẽ giúp món gỏi thơm hơn.
Cho các nguyên liệu bưởi, cà rốt, dưa leo vào một cái tô lớn. Rưới từ từ 2/3 chỗ nước trộn gỏi trên vào trộn đều, để khoảng 5 phút cho ngấm. Sau đó cho tôm, thịt và chỗ nước trộn gỏi còn lại vào trộn cùng, nêm nếm vừa ăn.
Thêm chút rau răm, rau mùi xắt nhỏ và 1/2 chỗ mè rang ở trên vào trộn đều, cho gỏi vào phần vỏ bưởi ở trên, rắc phần mè còn lại lên trên là được.
Người Lai Vung, Đồng Tháp ngoài các nguyên liệu trên còn cho thêm vài lá bưởi non xắt nhỏ vào cùng. Vị hăng nhẹ của lá bưởi non tạo nên hương vị hấp dẫn riêng cho món gỏi dân dã này.
CHẠO TAI HEO
Nguyên liệu:
- Tai heo: 1 cái khoảng 300-350g.
- 1 củ riềng khoảng 70-80g; 2 trái khế; 15g vừng (mè); 4-5 lá chanh; 3-4 củ sả, 1 củ tỏi, 2 trái ớt, 1 quả chanh
- Các gia vị: muối, dấm, đường
- Các loại rau ăn kèm: lá sung, lá đinh lăng, lá mơ và rau thơm các loại.
Cách làm:
- Tai heo bóp sạch với chút muối và dấm, sau đó rửa sạch, rồi đem thui vàng. Tai sau khi thui, rửa lại cho sạch rồi cho vào áp chảo cùng với vài lát riềng, sả lót dưới đáy chảo. Đun với lửa liu riu khoảng 10-15 phút, khi tai chín có màu vàng sậm, mùi thơm của thịt quyện cùng mùi thơm của sả của riềng.
- Các loại lá, rau ăn kèm nhặt bỏ cành già, lá giập úa, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 30 phút sau đó vớt ra rổ cho thật ráo nước.
- Riềng rửa sạch, thái lát sau đó cho vào cối giã nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Khế rửa sạch, gọt bỏ viền xung quanh, bỏ hạt, lõi sau đó thái lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái nhỏ. Vừng rang chín.
- Tai sau khi chín, thái thành những lát mỏng.
- Tai sau khi thái mỏng, trước hết đem bóp cùng với khế chua ở trên sao cho vị chua của khế ngấm vào thịt. Tiếp đến cho riềng đã giã nhỏ ở trên cùng vài lát ớt, chút gia vị nêm nếm cho vừa miệng. Cuối cùng rắc chút vừng, lá chanh và vài lát sả trộn đều là được.
- Chạo tai heo ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá lộc vừng, lá đinh lăng hoặc thêm chút lá mơ, rau thơm các loại. Chấm cùng tương bần hoặc nước mắm chua ngọt. Khi ăn mùi thơm của thịt nướng quyện cùng mùi thơm của riềng, sả, lá chanh tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn cho món ăn này.
NỘM GÀ XÉ PHAY
Nguyên liệu:
- Thịt gà (lườn gà): 300gr - Hành tây: 1 củ - Cà rốt: 1 củ - Dưa chuột: 1 quả - Chanh tươi: 2-3 quả - Hành khô: 3 củ - Lạc rang: 1 ít - Rau răm, mùi - Đường, mắm, ớt, đường.
Cách làm:
Thịt gà (lườn gà) sau khi rửa sạch với nước muối pha loãng thì cho lườn gà vào nồi thêm 1 thìa bột canh và luộc chín. Thịt gà không lên luộc kỹ vì thịt gà sẽ khô, không có độ ngọt. Khi luộc gà nên thêm 1 thìa bột canh để thịt gà đậm đà hơn. Hoặc bạn có thể ướp thịt gà sau khi xé với chút bột canh cũng được nhé.
Thịt gà chín, vớt ra để ráo rồi xé sợi.
Hành tây bóc lớp vỏ ngoài rồi cắt mỏng sau đó ngâm hành tây. Vớt hành tây ra để ráo rồi cho vào bát tô trộn cùng 2 thìa đường.
Cà rốt gọt vỏ, dưa chuột rửa sạch bào sợi. Pha 2 thìa nước mắm ngon, 2 thìa đường cho hòa tan rồi thêm ớt cắt mỏng, 2 thìa nước cốt chanh. (Mắm pha theo tỷ lệ sao cho hợp với khẩu vị của gia đình bạn).
Hành khô bóc vỏ thái mỏng rồi phi giòn. Lạc rang chín xát vỏ giã dối. Lá chanh thái sợi. Rau răm rửa sạch thái nhỏ. Cho cà rốt, dưa chuột, hành tây vào bát tô rộng trộn đều sau đó thêm thịt gà vào rồi trộn nhẹ tay.
Từ từ rót nước mắm pha vào và trộn sao cho các nguyên liệu ngấm gia vị.
Cuối cùng thêm rau răm, lá chanh thái sợi, rau mùi cùng ít lạc rang giã dối, hành phi giòn rồi cho nộm gà xé phay ra đĩa thưởng thức.
GÂN BÒ DẦM CÓC
Nguyên liệu:
- 200gr gân bò trong (chọn phần chân) người ta đã đã luộc sẵn
- 160gr cóc xanh
- Gia vị: 6 thìa ăn cơm đường, 120ml mắm (vị hơi mặn), 300ml dấm, ớt và gừng giã nhuyễn, ớt sừng (ớt này ít cay)
Cách làm:
Gân bò đã chín nên đem luộc sơ lại với chút muối + củ gừng nướng đập dập, vớt ra để nguội thái mỏng.
Cóc xanh bổ miếng cau, rửa sạch, để ráo.
Trộn đều gân bò với các loại gia vị phía trên. Sau đó đổ cóc vào trộn tiếp. Cuối cùng, cho tất cả vào hộp đậy kín, để ngăn mát tủ lạnh ít nhất khoảng 4-5 giờ là ăn được nhưng khoảng 1 ngày thì sẽ thấm và ngon hơn. Khi ăn, có thể thêm chút xíu nước cốt chanh tùy thích. Các bạn có thể tự điều chỉnh độ chua cay mặn ngọt theo khẩu vị.
Theo Khám Phá
-
Vào bếp30 phút trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp6 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.