T-ana là giọng ca nổi tiếng của làng nhạc Đài Loan (Trung Quốc) thập niên 2000. Ngoài ca hát, cô lấn sân kinh doanh với lĩnh vực bán quần áo, mỹ phẩm hàng hiệu. Nhờ uy tín và sự quảng bá mạnh mẽ của nữ ca sĩ, nhiều người đã đặt mua ủng hộ.

Tuy nhiên, một số khách hàng nhanh chóng phản hồi sản phẩm họ nhận được không đúng như quảng cáo, nghi ngờ là hàng giả.

Ca sĩ T-ana vướng án phạt 2 năm tù giam vì quảng cáo hàng giả. 

Mặt khác, T-ana bị vài người tố đã nhận tiền nhưng không gửi hàng. Nữ ca sĩ nhanh chóng bị công an bắt tạm giam, kết hợp điều tra mở rộng.

Tòa án mở phiên xử và tiến hành truy tố T-ana với 13 tội danh, bao gồm hành vi lừa đảo, vi phạm Luật Nhãn hiệu và Luật Sở hữu trí tuệ. 

Tòa tuyên án nữ ca sĩ 3 năm 6 tháng tù giam vì tội lừa đảo nghiêm trọng. Ca sĩ kháng cáo trong phiên tòa thứ 2, đồng thời bày tỏ ân hận vì hành vi sai trái. Cô hứa bồi thường mọi thiệt hại của người tiêu dùng. 

Bản án sau đó được giảm xuống còn 2 năm 6 tháng - cũng là hình phạt nặng nề nhất tính đến thời điểm hiện tại trong các nghệ sĩ quảng cáo hàng giả, kém chất lượng của showbiz Hoa ngữ. 

batch_canh diem10 803 1724330513800 1724330514494521183709.jpg
Minh tinh Cảnh Điềm "rớt đài" vì tai tiếng quảng cáo mỹ phẩm kém chất lượng. 

Tháng 6/2022, Cảnh Điềm - "đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh" bị Cục giám sát thị trường thành phố Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc chỉ đích danh quảng cáo sản phẩm kém chất lượng. Cơ quan quản lý yêu cầu diễn viên nộp phạt hơn 7,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 25 tỷ đồng) vì tội danh trên. 

Không ít nghệ sĩ cũng vướng tai tiếng từ công việc quảng cáo. Lưu Thi Thi giới thiệu dầu gội kém chất lượng, Quan Hiểu Đồng PR cho thực phẩm giảm cân không hiệu quả...

Tai tiếng nhất là trường hợp của Trịnh Khải và Mã Y Lợi với tư cách phát ngôn cho thương hiệu trà sữa đã bị Cục Kinh tế Thượng Hải điều tra hành vi lừa đảo, làm giả giấy tờ.

Trong số họ có người bị điều tra, hầu tòa, nằm trong danh sách đen của Hiệp hội Người tiêu dùng.

Tài tử Thành Long và Vương Phi nhiều năm vướng vết nhơ vì đại diện nhãn hàng kém chất lượng. 

Ngay cả những tên tuổi lớn như Thành Long, Vương Phi, Chương Tử Di… bao nhiêu năm trôi qua vẫn phải chịu vết nhơ tham tiền, vì cát-sê cao bỏ quên chất lượng sản phẩm, làm hại người tiêu dùng.

"Trong vòng vài năm qua, showbiz Trung Quốc chứng kiến làn sóng nghệ sĩ làm đại diện nhãn hàng, quảng cáo. Tuy nhiên, hiện tượng quảng cáo kém chất lượng, lợi dụng lòng tin khán giả khiến vụ việc trở nên đáng báo động", tờ Sina viết. 

Cuối năm 2021, Tổng cục quản lý Nhà nước về Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Trung Quốc ban hành loạt quy định đối với nghệ sĩ có các hoạt động quảng cáo, làm gương mặt đại diện nhãn hàng. 

trungquoccamnghesiquangcaogiandoi10_JUEL.jpg
Cơ quan quản lý siết chặt việc quảng cáo của các nghệ sĩ với án phạt nặng nếu vi phạm. 

Luật quảng cáo của Trung Quốc mới chỉ rõ đối với các hành vi sai trái, người đại diện quảng cáo bị xử phạt hành chính, đồng thời không được nhận quảng cáo trong vòng 3 năm.

Đây được xem là đòn giáng mạnh từ giới chức nước này vào nghệ sĩ khi những bê bối liên quan đến sự việc gây ảnh hưởng sức khỏe, tinh thần và cả niềm tin người tiêu dùng. 

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án tối cao Trung Quốc cũng áp mức xử phạt nặng các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo cho các loại dược phẩm giả, kém chất lượng. 

Theo VietNamNet