Dù gạo chưa bị “dính” vào các vụ bê bối về an toàn thực phẩm, thế nhưng gần đây không ít doanh nghiệp, đại lý rầm rộ đưa ra thị trường nhiều nhãn gạo sạch. Giá các loại gạo này cũng rất lộn xộn.
Chưa ai chứng minh được chất lượng, tiêu chuẩn, song cùng
với ma trận các loại gạo sạch đang được bày bán, giá các loại gạo này cũng
được chào với mức khó hiểu.
Quảng cáo hoa mỹ
Tại TP HCM, hiện nay gạo sạch được quảng cáo khá rầm rộ. Các loại gạo được
đóng túi (5 – 10 – 15 – 20… kg) của các doanh nghiệp (DN) như Hòa Phát, Gạo
Sạch, Viễn Phú… có hàng chục cửa hàng bán lẻ rải khắp các quận, huyện. Khái
niệm sạch được một số công ty lý giải khá hoa mỹ.
![]() |
Rất khó để kiếm thế nào là gạo sạch. Ảnh: Nguyễn Hữu. |
Chẳng hạn, gạo được sản xuất với quy trình hiện đại trên vùng đất hoàn toàn
mới, chưa hề được canh tác, vẫn giữ nguyên được tính hoang sơ, không tồn dư
hóa chất và kèm theo các chỉ số khoa học về dinh dưỡng, hoạt chất sinh học,
đường huyết có khả năng hỗ trợ phòng ngừa các loại bệnh như tiểu đường, ung
thư, tim mạch, thiếu máu… Bao bì đóng gọi của các loại gạo này cũng khá bắt
mắt, thậm chí hơn hẳn các loại gạo của các công ty thành viên của Tổng Công
ty lương thực miền Nam được bày bán trong các hệ thống siêu thị, cửa hàng
thực phẩm của thành phố.
Bên cạnh những loại gạo được chăm chút về hình thức, nhiều loại gạo không
được đóng gói, bán theo hình thức mua đâu cân đó tại các cửa hàng, đại lý,
nhưng cũng được rao là gạo sạch.
Giá của các loại gạo sạch của DN hay đại lý cũng rất đa dạng. Cùng một loại
nhưng gạo được gắn mác sạch chỉ nhỉnh hơn từ 500 – 1.000 đồng/kg. Chẳng hạn
như loại Tài Nguyên hiện được bán với giá 19.000 đồng/kg, trong khi gạo sạch
Tài Nguyên đóng bì có giá 19.500 đồng/kg. Hay cũng với nhãn mác sạch, nhiều
loại gạo có giá tăng lên đến 50.000 – 60.000 đồng/kg. Tại cửa hàng Ogannik
(P.Thảo Điền, Q.2, TP HCM) còn bán cả loại gạo được giới thiệu là trồng theo
phương pháp hữu cơ chuyển từ Lào về, với giá lên tới 75.000 đồng/kg.
Trộn hai loại gạo ra tên gạo mới!
Trong vai một khách hàng mua gạo tại cửa hàng MD trên đường Lê Văn Sĩ, Q.Phú
Nhuận, TP HCM, chúng tôi được nghe nhân viên bán hàng giới thiệu về một loại
gạo hữu cơ có tác dụng không khác gì một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên
khi chúng tôi hỏi lấy gì đảm bảo về mức độ sạch của loại gạo này, nhân viên
cửa hàng sau một hồi ấp úng thì đưa ra lời khuyên… mua túi 5kg về dùng thử.
Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền
Nam, sản phẩm gạo hiện nay có một số tiêu chuẩn sạch dựa vào chu trình canh
tác, thu hoạch, như: VietGap, GlobalGap, Organic … Nhưng ở Việt Nam hiện nay
diện tích lúa được canh tác theo các tiêu chuẩn này khoảng gần 20.000 ha,
cho khoảng 60.000 tấn gạo mỗi năm. Theo GS Bửu, đây là một lượng nhỏ, rất
khó để có thể các nhà kinh doanh bán đại trà.
Anh Bình, một chủ đại lý gạo tại đường Bình Thới, Q.11, cho rằng việc đặt
tên cho một loại gạo mới không hề khó. Đem một loại gạo đấu trộn với một
loại gạo khác là có thể ra một loại gạo mới. Nếu muốn ngon thì tỉ lệ gạo
ngon nhiều, gạo dở ít và ngược lại, tùy nhu cầu của khách hàng. Và tất nhiên
muốn mua gạo ngon hơn sẽ phải trả tiền nhiều hơn. “Vì vậy cùng một loại gạo
như gạo Đài Loan lại có Đài Loan 1, 2, 3, hay Đài Loan đặc biệt. Và thường
từ 2 loại gạo khác nhau có thể tạo ra được 2- 3 loại gạo mới”, anh Bình cho
biết.
Bác bỏ thông tin bán gạo cho Indonesia
giá cao Theo Đất Việt |