Xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng, Nguyễn Thị Chín(TX Uông Bí, Quảng Ninh) đã thuê người đánh dằn mặt chồng. Tuy nhiên, Hoàng VănLâm - hung thủ trực tiếp - đã làm quá tay, dẫn đến cái chết cho anh Nguyễn XuânSớm. Trong vụ án này, cả 4 bị cáo đều bị kết án về tội Giết người. Án đã có hiệulực nhưng góc độ khoa học pháp lý liệu vợ nạn nhân cùng 2 bị cáo khác có “đồngphạm” với Lâm về tội Giết người?

“Cảnh cáo” quá tay

Do mâu thuẫn vợ chồng nênChín đã nhờ bạn là Hoàng Thị Dung tìm thuê người đánh cảnh cáo anh Nguyễn XuânSớm. Dung kể chuyện này với Nguyễn Văn Đức. Đức ủng hộ, “đánh cho ông ấy mộttrận để ông ấy chừa” và gọi điện ngay cho Hoàng Vũ Lâm nhờ thực hiện. Khi đượcthông báo đã tìm được người, Chín đưa cho Dung và Đức 20 triệu đồng để lo việc.

Lâm được Dung chỉ cho biếtnhà anh Sớm. Khi vào nhà, Lâm được Chín hướng dẫn lên tầng 3, vờ xin lửa hútthuốc để nhận mặt anh Sớm. Ngày 05/4/2010, Đức bảo Lâm đi mua ớt bột trộn vớimảnh bóng đèn vỡ để ném vào mặt anh Sớm. Chiều cùng ngày, Lâm đến nhà anh Sớmnhưng sợ không dám làm gì nên đi về.

Hai ngày sau, Lâm mua mộtcon dao, vào nhà anh Sớm thuê nhà nghỉ để tìm cách hành động. Khoảng gần 22h,Lâm lên phòng nghỉ của anh Sớm vờ gọi nhờ điện thoại. Trong đang bấm điện thoạithì anh Sớm bị Lâm dùng ớt bột trộn cát ném vào mặt. Tiếp đó, Lâm cầm dao đâmanh Sớm nhưng không trúng nên bỏ chạy, nhưng bị anh Sớm kéo lại nên Lâm dùng daođâm nhiều nhát khiến anh Sớm đã tử vong.

Thuê dằn mặt,buộc “thoả thuận về % gây thương tích”

Nếu việc Lâm phạm tội Giếtngười ít được bàn luận trong quá trình xét xử thì nội dung Dung, Chín, Đức bịcáo buộc “đồng phạm” với Lâm lại gây nhiều tranh cãi. Phiên toà sơ thẩm ngày24/9/2010 tại TAND tỉnh Quảng Ninh, luật sư của 3 bị cáo trên đều đồng quan điểmrằng, Chín, Dung, Đức chỉ thuê Lâm đánh cảnh cáo nên họ không thể đồng phạm vớiLâm về tội Giết người.

 HĐXX sơ thẩm thừa nhận:“Cả 4 bị cáo chỉ có ý thức chủ quan ban đầu là đánh anh Sớm để cảnh cáo, chỉ cótính chất dằn mặt để anh Chín sợ không dám đánh vợ nữa” nhưng sau đó lại nhậnđịnh rằng, “các bị cáo cũng không bàn cụ thể đánh anh Sớm bằng công cụ gì, đánhđến mức độ nào, đánh vào đâu, gây thương tích bao nhiêu phần trăm là đủ. Mà chỉthống nhất với nhau là đánh anh Sớm, còn để mặc hậu quả xảy ra, muốn đến đâu thìđến. Vì thế, khi thực hiện tội phạm, Lâm đã đi mua ớt bột đem trộn với cát đểném vào mặt anh Sớm và tự đi mua dao và dùng chính con dao đó đâm chết anh Sớm.Hành vi đó của Lâm phạm vào tội Giết người… Đức, Chín, Dung phải là đồng phạmcủa Lâm”.  

Từ nhận định này, TAND tỉnhQuảng Ninh đã tuyên phạt cả 4 bị cáo phạm tội Giết người: Lâm lĩnh án tử hình, 3bị cáo còn lại cùng chịu mức án 18 năm tù. Ngày 2/3/2011, cấp phúc thẩm đã báckháng cáo kêu oan hoặc xin giảm nhẹ của các bị cáo, tuyên giữ nguyên hình phạtđối với Lâm, Dung, Đức và tăng mức án của Chín lên 20 năm.

Hành vi thuê người dằn mặt của các bị cáo là đáng lên án và cần phải xử nghiêm, nhưng dưới góc độ khoa học pháp lý thì việc xử đúng người, đúng tội cấn phải được đề cao. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đinh Đức Trung (Hãng Luật Trường An Hưng, tỉnh Quảng Ninh) về vấn đề này.

Tại phiên phúc thẩm, ông đã đề nghị được tranh luận với Kiểm sát viên về một số vấn đề trong việc buộc tội bị cáo Chín, Dung, Đức, nhưng không được đối đáp lại. Ông có nhận xét gì về việc tranh tụng này?

Tôi rất thất vọng vì những nội dung các luật sư nêu ra chỉ được KSV đáp ngắn gọn rằng, “VKS giữ nguyên quan điểm (y án sơ thẩm) và không có ý kiến tranh luận lại”.  Trước đó, tôi đã đề nghị được tranh luận, làm rõ về hành vi và lỗi của các bị cáo (bị coi là đồng phạm) đối với cái chết của anh Sớm vì tôi cho rằng, HĐXX sơ thẩm đã có sai lầm trong việc đánh giá và sử dụng chứng cứ, dẫn đến nhận định không khách quan về hành vi của các bị cáo.

Ông có thể nói cụ thể hơn.

Cả HĐXX sơ thẩm và phúc thẩm đều thừa nhận, ban đầu các bị cáo chỉ thống nhất đánh cảnh cáo anh Sớm (thể hiện ở việc, chỉ chuẩn bị ớt bột trộn mảnh thuỷ tinh). Việc Lâm chuẩn bị dao nhọn, gây ra cái chết của bị hại thì các bị cáo khác không chỉ đạo và không biết. Nhưng HĐXX lại ngầm xác định các bị cáo Dung, Chín, Đức đồng phạm “Giết người” cùng Lâm với lỗi cố ý gián tiếp, tức là các bị cáo buộc phải biết hành vi của Lâm sẽ gây hậu quả chết người nhưng vẫn bỏ mặc hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, hành vi của Chín, Lâm, Đức (nhận mặt, chỉ nhà…) không có mầm mống dẫn đến cái chết cho nạn nhân, không có ý chí tước đoạt sự sống của anh Sớm. Việc Lâm dùng dao đâm chết anh Sớm là nằm ngoài ý định, dự liệu của các bị cáo Dung, Chín, Đức (và thậm chí cả Lâm) bởi các bị cáo chỉ thống nhất ý chí là đánh cảnh cáo và đây chính là giới hạn của hành vi để phân biệt với tội phạm Giết người.

Anh Sớm bị chết là “nằm ngoài ý muốn” nhưng liệu bị cáo Chín, Dung, Đức có dự liệu trước được việc “quá tay” có thể xảy mà vẫn  để mặc?

Với chứng cứ trong hồ sơ vụ án, tôi thấy rằng, các bị cáo này không thấy trước được hậu quả chết người sẽ xảy ra bởi không ai biết Lâm mua dao để cầm theo. Hành vi của Dung, Chín, Đức chỉ hướng tới khách thể là sức khỏe con người. Hành vi của Lâm lúc đầu hướng tới sức khỏe nhưng sau đó lại hướng tới khách thể là tính mạng của con người.

Tôi cho rằng, hành vi của các bị cáo chỉ đồng phạm về tội “Cố ý gây thương tích”. Tội phạm này kết thúc ở việc, Lâm dùng ớt bột trộn cát hất vào mặt anh Sớm, dùng dao đâm trượt anh Sớm rồi bỏ chạy. Còn việc Lâm bị anh Sớm kéo lại nên đã đâm chết người là hành vi phát sinh thái quá của người thực hành với  mục đích tẩu thoát. Đây là hành vi cấu thành một tội phạm khác độc lập với Chín, Dung, Đức. Nếu quan điểm kết tội như HĐXX thì chẳng hoá “Chín là chủ mưu của vụ Giết người” mặc dù Chín không hề có ý định, không có mong muốn giết người, không để mặc vụ giết người xảy ra.

Tôi cho rằng, HĐXX đã bị bó buộc, duy ý chí bởi người bị chết trong vụ án này chính là anh Sớm. Giả sử Lâm đâm chết người khác khi bị người này truy đuổi thì Dung, Chín, Đức cũng đồng phạm với Lâm trong việc giết người này hay sao? Không thể tồn tại quan điểm “Hậu quả đến đâu, xử đến đó” hoặc“hậu qủa quyết định hành vi”.

Xin cám ơn ông!


Theo Khoa Lâm
Pháp luật Việt Nam