Trọng tâm trongchuyến công du chính thức Trung Quốc của Tổng thống Philippines Benigno Aquinotừ ngày 30/8 đến 3/9 là thương mại và đầu tư, nhưng vấn đề Biển Đông lại đượcquan tâm nhất vì căng thẳng gần đây.

Trong chuyến đicủa ông Aquino tới Trung Quốc, hai nước đã ký tổng cộng 9 thoả thuận thương mại,gồm kế hoạch kinh tế 5 năm hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại haichiều lên 60 tỷ USD vào năm 2016 (tăng gấp 6 lần so với năm 2010) và nâng đầu tưtrực tiếp hai chiều lên 1,5 tỷ USD vào năm 2016.

Những con số trêncho thấy tầm quan trọng của thương mại và đầu tư trong mối quan hệ giữaPhilippines và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ ba của Manila hiện nay.Trọng tâm kinh tế trong chuyến công du của ông Aquino còn thể hiện qua đoàn tháptùng có tới gần 300 doanh nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tuy nhiên, ngaytrước chuyến thăm trên, Manila đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh có hành động gâyhấn và bất hợp pháp tại vùng biển do Philippines quản lý ở Biển Đông, trong đócó việc bắn vào ngư dân, thả phao đánh dấu và quấy nhiễu tàu chở dầu.

Biển Đông trong chuyến đi của tổng thống Philippines
Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Do đó vấnđề Biển Đông đã trở thành trung tâm chú ý trong chuyến đi Trung Quốc củaông Aquino, bất chấp việc ông nhấn mạnh thông điệp Philippines "mở cửacho kinh doanh" và tập trung mời gọi các nhà đầu tư Trung Quốc trongnhững lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tầm quan trọng củamối quan hệ về kinh tế càng đặt tổng thống Philippines vào thế khó khi đến BắcKinh, vì theo giới phân tích ông sẽ bị chỉ trích nếu lảng tránh vấn đề Biển Đôngtrong chuyến thăm. Trong khi đó nhà lãnh đạo Philippines lại không muốn làm ảnhhưởng tới quan hệ kinh tế song phương vốn có ý nghĩa quan trọng đối với quốc đảovùng Đông Nam Á này.

Tổng thống Aquinotừng yêu cầu Trung Quốc chấp nhận để Liên Hợp Quốc giải quyết tranh chấp giữacác bên ở Biển Đông, điều mà Bắc Kinh kiên quyết gạt bỏ. Điều này càng tạo ra áplực đè lên cá nhân nhà lãnh đạo Philippines phải tiếp tục duy trì quan điểm cứngrắn về Biển Đông trước nước chủ nhà Trung Quốc.

Không nằm ngoài dựđoán của giới phân tích, vấn đề Biển Đông đã được đề cập một cách chính thứctrong chuyến công du Trung Quốc của ông Aquino. Ông và chủ tịch nước chủ nhà HồCẩm Đào ra tuyên bố chung hôm 1/9, nhấn mạnh cam kết đối thoại hoà bình để giảiquyết các tranh chấp trên biển.

"Hai nhà lãnh đạotrao đổi quan điểm về sự bất đồng trên biển và đồng ý sẽ không để bất đồng nàyảnh hưởng đến bức tranh toàn cục của tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước",tuyên bố chung có đoạn. Bắc Kinh đánh giá chuyến thăm sẽ "nâng cao mối quan hệhợp tác và chiến lược giữa Trung Quốc và Philippines". Còn bài xã luận trên Tân Hoa xã cho rằng quan hệ song phương sẽ được củng cố qua mối quan hệthương mại chặt chẽ và "triển vọng giải quyết bất đồng" tại Biển Đông.

Nhìn chung đây chỉlà kết quả mang tính ngoại giao và văn phòng tổng thống Philippines ngay sau đócũng nêu rõ rằng bất đồng xung quanh Biển Đông giữa Trung Quốc, Philippines vàcác nước khác không thể được giải quyết chỉ qua một cuộc gặp. "Đây là vấn đề cótừ ít nhất những năm 1980 và một lần nữa chúng tôi không trông đợi sẽ có mộtgiải pháp chỉ qua một cuộc gặp", chánh văn phòng tổng thống Philippines RickyCarandang nhấn mạnh.

"Đó không phải làmột nghị quyết mà Philippines và Trung Quốc có thể tự đạt được, vì còn có nhữngnước khác tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Do đó giải pháp phải được thực hiệntrong khuôn khổ đa phương đó. Tôi nghĩ đây là một chiến thắng nhỏ cho tất cả cácnước và tôi hy vọng tuyên bố chung sẽ dẫn lới việc giảm căng thẳng", ôngRarandang nói thêm.

Quan điểm trên củagiới chức Manila cho thấy, dù Trung Quốc và Philippines đã có tuyên bố chung đềcập đến bất đồng liên quan đến Biển Đông, Manila vẫn coi đây là vấn đề chỉ cóthể giải quyết thông qua cơ chế đa phương. Đồng minh quan trọng về quân sự củaPhilippines là Mỹ cũng chủ trương dàn xếp tranh chấp Biển Đông qua diễn đàn cónhiều bên.

Ngoài ra, cuộc gặpcấp cao Philippines - Trung Quốc cũng nhắc đến sự cần thiết của Bộ quy tắc ứngxử ở Biển Đông (DOC) và Bắc Kinh đồng ý hướng tới một thoả thuận mang tính bắtbuộc. Những động thái như thế này nằm trong số rất nhiều bước đi cần có trướckhi DOC được các bên thống nhất trở thành văn bản mang tính pháp lý và ràng buộchơn hiện nay.

Một vấn đề nhạycảm liên quan đến Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Aquino là đềxuất thăm dò dầu khí chung giữa hai nước tại khu vực biển có tranh chấp. Trướcđó, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines Cristino Panlilio chobiết nước này đang có kế hoạch cùng khai thác dầu khí với tập đoàn SinoPetroleum của Trung Quốc.

Trên thực tế chưacó thoả thuận nào được ký trong khuôn khổ chuyến thăm liên quan đến khai thácdầu khí chung giữa Trung Quốc và Philippines tại Biển Đông. Nhưng đảng cánh tảBayan Muna của Philippines đã ra tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng để ngăn chặn nếuchính phủ tính chuyện hợp tác với Trung Quốc thăm dò dầu mỏ tại quần đảo TrườngSa.

Trong khi đó,chuyến đi Trung Quốc của ông Aquino không có tác động nhiều đến chính sách quốcphòng của Philippines, đặc biệt là liên quan đến Biển Đông. Tư lệnh quân độiPhilippines Eduardo Oban hôm 3/9 bày tỏ hy vọng bất đồng về biển đảo sẽ giảmxuống, nhưng ông khẳng định sẽ vẫn tiếp tục tăng cường sức mạnh cho hải quân vàtuần tra tại các khu vực Philippines tuyên bố chủ quyền.

Philippines sẽnhận chiếc tuần dương hạm lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ vào năm tới. Chiếc đầu tiênđã cập cảng Manila hồi tháng trước và được đặt tên là Gregorio del Pilar. Theokế hoạch hải quân Philippines sẽ có 3 chiến hạm loại này và chúng được triểnkhai để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế trên biển cũng như hoạt động khai thác dầukhí của nước này tại Biển Đông.


Theo Vnexpress