Suốt cả năm 2010, “cuộc chiến" lãi suất huy động tín dụng giữa các ngân hàngthương mại ở Việt Nam khi âm thầm, khi bùng phát, nhưng luôn tồn tại daidẳng và làm dấy lên nhiều tranh luận cả về học thuật, cũng như trong chỉ đạo,điều hành của các cơ quan chức năng…

Bãi bỏ trần LSHĐ ở mức độ và góc độ nào đó, về cơ bản, sẽ có tác dụng vàcó ý nghĩa tốt cho cả ngân hàng, DN, người dân và Nhà nước.

Thậm chí, hiện tại vẫn chưa có hồi kết cho câu hỏi là áp dụng cơ chế nào cho lãisuất huy động tín dụng ngân hàng thương mại, theo cơ chế đồng thuận trần lãisuất huy động do Hiệp hội ngân hàng thương mại chủ xướng với sự đồng tình củaNHNN, hay áp dụng ngay tự do hóa lãi suất đầu vào cho tương thích với cơ chếthỏa thuận lãi suất đầu ra đã áp dụng từ đầu năm mà Ủy ban giám sát tài chínhquốc gia mới khuyến cáo?

Một thực tế đặt ra là dường như cơ chế đồng thuận trần lãi suất chỉ có giá trịdanh nghĩa, dễ dàng bị lách qua hoặc án binh bất động, hay chỉ thực hiện có tínhtượng trưng, hình thức bởi vô số chiêu khuyến mãi đủ loại và ngày càng phong phú.Nói cách khác, dường như các ngân hàng thương mại dễ đồng thuận trong hội nghịhơn là thống nhất trong hành động theo các cam kết đã thỏa thuận về trần lãisuất huy động.

Bằng chứng là cả hai chiến dịch khá ồn ào do Hiệp hội ngân hàngđưa ra về đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống 10% được phát động vào nửa đầunăm 2010, và đợt đồng thuận hiện đang triển khai về nâng lãi suất huy động khôngquá trần 12% đã không có kết quả bao nhiêu. Mức trần kéo lãi suất huy động xuống10% bị lỗi hẹn, còn mức trần 12% thì nhanh chóng trở thành mức sàn, vì thực tếnhiều ngân hàng đã huy động trên 13.5-14%, thậm chí với mức cao hơn cho nhữngkhách gửi tiền lớn và biết “làm giá”!

Thông điệp của sự bất thành trong cả haiđợt đồng thuận trần lãi suất huy động này phải chăng chỉ có một, đó là mức trầnlãi suất đồng thuận đặt ra không  khả  thi, hoặc nếu thực thi thì  “lợi bất cậphại” vì không đáp ứng cung cầu thị trường tài chính trong nước?

Bỏ trần lãi suất - Lợi các nhà

Trần lãi suất tồn tại trong bối cảnh chưa có cơ chế thị trường hoàn hảo và tìnhhình thị trường tài chính trong nước có những biến động thất thường, với mụctiêu kỳ vọng tiết giảm cạnh tranh không lành mạnh, các hiện tượng lừa đảo, nhằmổn định thị trường tài chính và nền kinh tế vĩ mô trong nước nói chung...

Tuynhiên, dù muốn hay không, cơ chế này cũng gây ra những mặt trái nhất định. Vìvậy, cùng với việc áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận, việc bãi bỏ cơ chế trầnlãi suất huy động (LSHĐ) sẽ có những tác động tích cực đến thị trường tài chính- ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung, cụ thể:

Thứ nhất, tăng huy động vốn cho đầu tư xã hội thông qua hệ thống ngân hàng vànâng cao vị thế ngân hàng trong nền kinh tế.

Trần LSHĐ, nhất là khi bị định thấp, khiến người gửi không hào hứng với việc gửitiền và các ngân hàng thương mại gặp hạn chế trong việc huy động vốn xã hội,nhất là khi có xu hướng gia tăng lạm phát và hồi phục nền kinh tế. Điều này tạora sự khan hiếm nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng, cũng như làm giảm vai tròcủa ngân hàng với tư cách nguồn cung vốn chủ yếu cho nền kinh tế, tức đồng nghĩavới sự tắc nghẽn lưu thông tiền tệ, đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế.

Thựctế bán trái phiếu chính phủ và kết quả huy động vốn của các ngân hàng trong nướcthời gian gần đây cho thấy điều đó (tăng trưởng huy động vốn ngân hàng trong 2tháng đầu năm 2010 giảm nhẹ 0,17% so với cuối năm 2009 ).

Nói cách khác, bãi bỏ trần LSHĐ cũng có nghĩa là trực tiếp tạo điều kiện thúcđẩy tăng huy động vốn cho đầu tư xã hội thông qua hệ thống ngân hàng và nâng caovị thế ngân hàng trong nền kinh tế.

Thứ hai, gia tăng tính minh bạch và tính thị trường trong huy động và cho vayvốn ngân hàng, cũng như trong quản lý nhà nước.

Trần LSHĐ làm tăng những tắc nghẽn, biến tướng và bất bình thường do tìm cáchlách luật trong huy động vốn của các ngân hàng, như  chuyển đổi cơ cấu tín dụng,làm mất ý nghĩa các loại lãi suất tín dụng ngắn hạn và dài hạn, cũng như làmgiảm các khoản vốn huy động và cho vay dài hạn trong cơ cấu vốn ngân hàng và giatăng các hình thức thưởng, khuyến mãi hay là quà tặng dưới mọi hình thức biếntướng của lãi suất huy động...

Vì vậy, bãi bỏ trần LSHĐ sẽ không chỉ trực tiếp giúp gỡ bỏ và giảm nhanh nhất vàtriệt để nhất những tác nghẽn, biến dạng đó, cải thiện cơ cấu và chất lượng tíndụng (nhất là tăng các khoản vay và cho vay trung và dài hạn), mà còn còn thúcđẩy cạnh tranh thị trường và cho phép các ngân hàng mạnh và năng động triển khaicác kế hoạch kinh doanh có hiệu quả, từ đó có thêm cơ hội gia tăng mức độ chuẩnhoá và sức cạnh tranh của mình trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập tài chínhngày càng đầy đủ hơn.

Đặc biệt, bỏ trần LSHĐ sẽ giúp các cơ quan quản lý có thông tin về các động thái,diễn biến của thị trường chính xác, minh bạch hơn và ra các quyết định quản lýthích hợp, hiệu quả hơn. Cơ chế thị trường sẽ sớm xác lập và hoàn thiện hơn, vàdo đó tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước với các nhà đầu tư trongnước và nước ngoài.

Thứ ba, gia tăng cơ hội và lợi ích cho DN trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vàtrong đầu tư xã hội.

Hơn nữa, việc bãi bỏ trần LSHĐ và áp dụng lãi suất cho vay thoả thuận sẽ có lợicho DN do, một mặt, các DN thuận lợi hơn trong tiếp cận với  nguồn vốn ngân hànghuy  động được  dồi dào hơn và có tính thanh khoản cao hơn. Mặt khác, khi nguồnvốn dồi dào và các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay, thì  các DN có thể nhậnđược lãi suất cho vay của các ngân hàng  thấp dần  nhờ hệ quả của áp lực quyluật cung - cầu thị trường và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Một thực tế đặt ra là dường như cơ chế đồng thuận trần lãi suất chỉ có giá trị danh nghĩa, dễ dàng bị lách qua hoặc án binh bất động.

Thêm vào đó, việc gỡ bỏ đồng bộ trần lãi suất ngân hàng cả đầu vào và đầu ra còngiúp loại bỏ các DN kinh doanh yếu kém, các dự án vay không mang tính thị trườnghay có tính đầu cơ cao. Đồng thời tăng nguồn vốn đầu tư cho những dự án kinhdoanh sản xuất hiệu quả.

Thứ tư, gia tăng lợi ích của người gửi tiền vào ngân hàng và các lợi ích khác.

Bỏ trần LSHĐ đồng nghĩa với việc người gửi tiền có cơ hội nhận được lãi suất gửitiền cao hơn và có lợi hơn cho các khoản tiền gửi của mình trong ngân hàng. Đếnlượt mình, điều  đó kích thích tiết kiệm chi tiêu xã hội, giảm lượng tiền tronglưu thông, hạn chế đầu cơ không có lợi vào các hoạt động kinh doanh khác, nhưchứng khoán, bất động sản, góp phần giảm lạm phát, tăng luồng vốn đổ vào trongnước từ các nguồn vốn rẻ trên thế giới...

Tóm lại, bãi bỏ trần LSHĐ ở mức độ và góc độ nào đó, về cơ bản, sẽ có tác dụngvà có ý nghĩa tốt cho cả ngân hàng, DN, người dân và Nhà nước, cả cấp vi mô vàvĩ mô, cả trước mắt và lâu dài, cả trong nước và trên phạm vi quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu phát triển KTXH Hà Nội

Theo DĐDN