Có nhiều điểm tốt, người mớiđược ta yêu và nguyện gắn bó trăm năm. Nhưng sau một thời gian, ta lại thấysao “nửa kia”… khó ưa đến thế!
Vì sao vậy, trong khi ta vẫnsống với người ấy, nằm giường ấy, ăn mâm ấy, cả hai vẫn làm công việc cũ vớinhững mối quan hệ cũ? Tất cả không thay đổi, sao người trong mắt ta lại “xấuhóa” với tốc độ không sao cưỡng lại được? Chẳng lẽ chồng/vợ mình thay đổi dotác động của “kẻ thứ ba”? Có lẽ thế! Bạn và “người ấy” luôn có kẻ thứ bachen giữa. Đó là… cái kính lúp.
Soi... sẹo
![]() |
Ảnh minh họa |
Thực ra, cái "kính lúp" đã cótừ thuở mới yêu. Nhưng thời kỳ đó, nhiệm vụ của kính là phóng to ưu điểm củanửa kia, thu nhỏ khuyết điểm lại. Nhất là trong thời kỳ trăng mật thiênđường, cái kính càng “báo cáo láo” khiến cả hai luôn cảm thấy người bạn đờituyệt hảo. Sau một thời gian mê đắm, ta mới ngỡ ngàng phát hiện bạn đời cókhông ít… chấm đen. Con người lý tưởng ấy cũng chỉ là người… “tưởng có lý”.Cái kính bất kham đã xoay chiều ngược lại, phóng to nhược điểm, thu nhỏ ưuđiểm (thậm chí không thèm soi đến ưu điểm).
Kim Mi (dược sĩ ở Q.1,TP.HCM) tìm chuyên viên tâm lý để tham vấn. Khi chuyên viên đưa ra một bứcảnh, hỏi đây là gì, Mi trả lời ngay: “Một vết sẹo gớm ghiếc”. Người bạn đicùng buột miệng nói: “Không, đó là một làn da trắng”. Quả thật, bức ảnh cóvết sẹo thẫm nhưng đến 99,99% diện tích là nền trắng. Mi chỉ chăm chăm vàovết sẹo nên có cảm giác nó choán hết bức ảnh. Tiếc là Mi đã nhìn chồng theokiểu nhìn ảnh như vậy.
Mi nói: “Chồng em là cáihũ chìm. Vào bàn nhậu rồi là không còn biết vợ con sống chết thế nào. Đãvậy, anh không hề biết hối lỗi. Em càng cấm, anh càng nhậu. Chịu hết nổi,em nói anh là người chỉ ham ăn nhậu. Anh điên tiết đánh em, ôm đồ sang nhàbạn ở hơn tháng nay”.
Chuyên viên ra chiều thôngcảm, hỏi Mi một mình có lo nổi cho hai con không? Mi mếu máo kể về nỗi vấtvả khi phải lo đưa đón con, nấu ăn, giặt giũ, lau dọn nhà cửa, dạy kèm conmỗi tối, lo đám giỗ cha, nhất là phải chi đủ thứ tiền. “Thế tại sao thángtrước em cũng phải làm chừng ấy việc nhưng lại ổn?”. Mi đáp ngay: “Lúc đó có chồng em lo nữa”. “Vậy thì rõ ràng chồng em cũng biết lo chứ đâuchỉ biết nhậu!”. Rời văn phòng tư vấn, Mi cười với người bạn, nhận mìnhđã sai khi phủ định sạch trơn những cái dễ thương của chồng. Đã sai thìphải xin lỗi, Mi đang nghĩ cách năn nỉ ông chồng “đảm đang” về lại mái nhàxưa.
Hôn nhân cũng như mì ống,phải ăn nóng mới ngon (danh ngôn Ý). Sau một thời gian chung sống, tình yêudần “nguội”, làn khói thơm mờ ảo bốc lên từ đĩa mì ống tan biến, ta trở vềlà người trần mắt thịt. Trong mắt nhau, ta hiện ra trần trụi, thô thiển. Đólà bi kịch khiến anh Minh Lộc (kỹ sư hóa, ở Q.Bình Thạnh) từng nghĩ đến việcchia tay sau ba năm kết hôn.
Biết vợ có tính “ngại chi” từkhi mới yêu, nhưng anh dễ dàng cho qua, thậm chí còn đánh giá cao “phẩmchất” đó vì nghĩ người tiết kiệm sẽ giữ được tiền của cho gia đình.
Thế nhưng, chung sống rồi,soi lại đặc điểm đó của vợ, anh âm thầm lo lắng khi thấy vợ ngày càng quáthể. Ban đầu, khi vợ tiết kiệm, anh dễ dàng chấp nhận. Vợ đi chợ mỗi ngàychỉ 50.000đ cho cả nhà bốn miệng ăn, anh cũng cười xòa “nội tướng hà tiện”.Khi vợ nhất quyết từ chối cho em út của chồng một chỉ vàng trong ngày cưới,anh thấy vợ keo kiệt nhưng vẫn chấp nhận.
Đến khi vợ rút toàn bộ tiềntrong thẻ ATM của chồng để ngăn việc anh gửi về quê lo cho mẹ bệnh, anh mớingỡ ngàng trước cô vợ ki bo một cách nhẫn tâm. Đến nước này, anh phải phêphán vợ là người tham tiền bỏ nghĩa. Vợ anh đòi ra tòa chia tài sản để sởhữu rạch ròi, mỗi người tự quyết tiền bạc riêng của mình. Sự thủ thân, tínhtoán của vợ khiến anh không còn cảm hứng yêu thương vì nghĩ “thái độ trướcđồng tiền cũng là thái độ trước cuộc sống”.
Trong mắt anh, nhược điểm củavợ bị khuếch đại đến nỗi anh nhìn gì cũng thấy xấu. Xấu từ bản chất đếnngoại hình. Trước kia, anh thấy vợ đẹp như tiên, giờ trông gương mặt vợkhông được phúc hậu, ánh mắt có vẻ vô cảm, hung dữ. Anh như đứng ở ngã bađường: thất vọng, nuối tiếc và tơ tưởng những cô nàng thơm thảo khác...
Đừng vạch lá tìm sâu
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhược điểm của bạn đời giốngnhư con quái vật, không cần cho ăn, chỉ cần chăm chăm nhìn vào là nó vụt lớndậy ngay. Có ý kiến cho rằng nên đập vỡ kính lúp để nhìn bạn đời một cáchchân thực, khách quan hơn. Cái kính lúp lợi hay hại là ở cách sử dụng củachủ nhân. Đập kính mà không vỡ, càng dễ tạo ra ảo ảnh tật nguyền về ngườiphối ngẫu. Hơn nữa, dù muốn hay không, ta luôn phải nhìn người, nhìn việcqua lăng kính chủ quan của mình.
Thạc sĩ xã hội học Phạm ThịThúy (Học viện Hành chính quốc gia) chia sẻ, sau một thời gian chung sống,từ vô thức, người ta có thói quen toàn soi vào điểm xấu của chồng/vợ nênsinh ra cằn nhằn, chê trách. Nếu ta cứ lưu giữ những thiếu sót của bạn đờitrong tâm trí mình thì nó sẽ vô tình trở thành nền tảng cho cái cách mà tatương giao với người ấy. Rốt cuộc chỉ thấy thiệt chứ không thấy lợi. Chồngvẫn là chồng với tất cả những mảng sáng tối của anh ta. Tệ hơn, mình soingười, người sẽ soi lại mình. Đâm ra cả hai đều thấy người bạn đời tệ hại,khó chấp nhận.
Hạnh phúc lớn lên nhờ haiphía cùng vun đắp chứ không phải soi mói nhau, bới lông tìm vết, chuyện béxé ra to. Nếu bạn thử đổi “địa chỉ” sang chiếu rọi vào cái tốt của vợ/chồng,cái tốt ấy sẽ nẩy nở nhanh như chồi xanh gặp nước. Bạn sẽ thấy cuộc sống dễchịu. Nửa kia cũng sẽ soi vào cái tốt của mình. Khuyết điểm tự nhiên mất dần“đất sống”. Còn cứ sa đà “vạch lá tìm sâu”, ta vô tình làm vỡ những giọtsương đọng trên lá như viên pha lê óng ánh dưới nắng sớm.
Chị An Bình (chủ tiệm tạp hóaở Q.7) tuy ít chữ nghĩa nhưng có cách sử dụng “kính lúp” độc chiêu khiếnnhiều người phải học hỏi. Trước đây, chồng chị có nhiều tật xấu, nhất là máucờ bạc. Đã bao lần, chị bị chồng đánh vì cứ chõ mắt chõ mũi vào nhất cử,nhất động của chồng. Chồng đi đâu, chị cũng cho là đi làm bậy, rồi rào đón,theo dõi, rình rập.
Suy nghĩ tiêu cực đã gây racho chị một vết thương không lành miệng mà chồng chị thì ngày càng lậm tròđỏ đen. Một ngày chị tự hỏi tại sao mình với chồng cứ lục đục, bất hòa trongkhi mối quan hệ của chồng với con lại vui vẻ, thoải mái? Chị học cách nhìncha của con mình. Con không chăm bẵm vào thói cờ bạc của cha mà luôn tỏ ravui sướng, tự hào, biết ơn với những gì tốt đẹp cha đã làm cho nó.
Chị Bình tập soi vào cảm giácsung sướng khi được chồng quan tâm, chăm sóc để nhân cảm giác ấy lên. Nhữngkhi chồng “ngoan”, ở nhà phụ trông hàng, chị không tiếc lời khen ngợi. Chịđi chợ về, bất ngờ trời đổ mưa, anh xắn quần, đội áo mưa ra đón vợ. “Chồnglàm vợ thấy vui quá hà!”. Nịnh chồng đơn giản chỉ là “báo cáo thật” cảm xúcấm áp đang rộn ràng nơi mình.
Dù bạn có chiêu gì hay ho đểsử dụng kính lúp thì vẫn hết sức cần thiết nếu bạn sớm soi vào chỗ gợn củamối quan hệ trước khi nó chuyển thành… nứt. Bằng thái độ tỉnh táo, kiểm soáttình hình, làm chủ vấn đề, bạn rà tìm và nếu phát hiện, bạn với người phốingẫu phải biết bắt tay nhau khâu vá, sát trùng, dưỡng thương để cơ thể hônnhân được lành lặn.
Khi soi vào mâu thuẫn mớiphát sinh, bạn ngầm khẳng định “sự việc đáng tiếc xảy ra là có phần lỗi củamình” và thể hiện quyết tâm vun vén, xây dựng. Còn soi vào nhược điểm chẳngkhác nào quy tội cho người kia là kẻ phá vỡ hạnh phúc. "Kính lúp" phản chủlà khi càng soi, vợ/chồng càng xa.
Theo Diệu Hiền
PNO