“Vươn tới tầm cao mới” là báo cáo đặc biệt về nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp tư nhân mà Tổ công tác thi hành Luật Doanhnghiệp và Luật Đầu tư mới hoàn thành. Nhưng để “vươn” được cũng không phảichuyện dễ.
Đại hội lần thứ 2 Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 5 năm mới tổchức một lần - có thể do tổ chức đúng vào ngày bắt đầu phiên họp trù bị của Đạihội Đảng toàn quốc hồi tháng 1 vừa qua - đã không có một quan chức nào hàm Bộtrưởng đến dự. Và cũng không nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, hầuhết chỉ đưa vắn tắt về nhân sự.
Một vị lãnh đạo Hiệp hội này tâm sự, ông khôngkhỏi có chút chạnh lòng khi “ngó sang” lễ tổng kết năm hoành tráng của một tổngcông ty lớn được tổ chức cùng ngày. “Nói gì thì nói, vai trò, vị thế của nhữngcon cá nhỏ như chúng tôi, dù là cả đàn cá nhỏ đi nữa, vẫn không thể so sánh vớinhững con cá kình”, ông ví von. Cần nói thêm rằng, 97% số doanh nghiệp ở nước tahiện nay thuộc loại nhỏ và vừa.
Chăm chỉ làm, nhưng nhà chưa “giàu”
Theo các tác giả Báo cáo “Vươn tới tầm cao mới”, trong 10 năm qua, sự phát triểncủa khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào tăng trưởng về mặt số lượngđăng ký thành lập doanh nghiệp mới. Chỉ tính riêng số lượng doanh nghiệp thànhlập mới trong 3 năm từ 2000-2002 cộng lại đã vượt qua tổng số lượng doanh nghiệpđăng ký hoạt động trong 10 năm trước đó.
Một hệ số quan trọng được các nhà nghiên cứu quan tâm là ICOR (số đơn vị đầu tưtính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP). Hệ số này cho thấy khuvực tư nhân đang có hiệu quả đầu tư cao nhất.
Cụ thể, năm 2001, để tạo ra 1 đơnvị giá trị GDP, doanh nghiệp tư nhân cần 2,63 đơn vị đầu tư; trong khi doanhnghiệp Nhà nước cần tới 7,42 đơn vị và đầu tư nước ngoài cần 6,29 đơn vị. Năm2007, hệ số ICOR của khu vực tư nhân tăng lên 3,74, nhưng vẫn thấp hơn nhiều sovới 8,28 và 4,99 lần lượt của doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài.
![]() |
Do trình độ công nghệ thấp vì ít vốn, ở khối doanh nghiệp tư nhân thường xảy ra tình trạng thâm dụng lao động (Ảnh: DĐDN) |
Tínhcác chỉ số doanh thu/tổng tài sản và lợi nhuận trên tài sản, vốn chủ sở hữu vàdoanh thu lại cho những kết quả khác biệt. Khu vực tư nhân luôn có thể tạo ranhiều doanh thu hơn với cùng một giá trị tài sản. Trong khi với doanh nghiệp tưnhân, 1 tỷ đồng tài sản tạo ra được 1,18 tỷ đồng doanh thu, thì doanh nghiệp Nhànước chỉ tạo ra được 0,80 tỷ đồng và khối đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỷ đồng.
Nhưng nếu chỉ dừng ở những con số này thì hình dung về khu vực kinh tế tư nhânchưa chính xác. Theo thống kê, các chỉ số liên quan đến lợi nhuận của khu vực tưnhân kém hơn nhiều so với hai khu vực còn lại. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sởhữu của khu vực tư nhân vào năm 2008 chỉ đạt 3,7%, thấp hơn rất nhiều so với mứclãi suất ngân hàng…
Mặc dù cũng một số ý kiến cho rằng các doanh nghiệp tư nhân có khuynh hướng khaigiảm thu nhập của mình, trong khi các doanh nghiệp nhà nước lại có xu hướng “phôtrương thanh thế”, nhưng kể cả khi đã trừ hao thì tỷ suất lợi nhuận thấp hơn củakhối doanh nghiệp này vẫn là một thực tế. Tỷ suất lợi nhuận thấp có thể là dấuhiệu cho việc nhiều doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường không kènkhông trống và nếu công tác hậu kiểm làm không tốt thì con số doanh nghiệp đăngký mới không nói lên được gì nhiều.
Làm chỉ đủ ăn, hoặc dư dả tý chút, nhiều doanh nghiệp tư nhân mãi lẹt đẹt ở tốpquy mô nhỏ mà không thể chuyển hạng lên vừa hoặc lớn. Cái vòng luẩn quẩn sẽ vẫnquay: lợi nhuận thấp nên không thể mở rộng quy mô, nâng cấp công nghệ, đầu tưvào con người, cải tiến sản phẩm… và lợi nhuận tiếp tục thấp!
Vì đâu nên nỗi?
Các chuyên gia kinh tế lý giải, điều này có thể do một số lượng lớn các doanhnghiệp tư nhân thua lỗ, tức lợi nhuận âm hoặc đang hoạt động ở mức hòa vốn.
Chiphí đầu vào đối với doanh nghiệp tư nhân cao hơn so với các doanh nghiệp thuộccác thành phần kinh tế khác do họ không được hưởng những ưu đãi về đất đai, tíndụng cũng như gặp khó khăn khi tiếp cận các thương quyền, cơ hội kinh doanh vàtham gia vào những ngành có lợi nhuận cao (như viễn thông), hoặc tham gia vàocác hoạt động cung ứng cho các hợp đồng mua sắm của khu vực công.
Bên cạnh đó, với quy mô thường là nhỏ, tính liên kết thấp, trình độ công nghệthường kém hơn do mức độ vốn thấp, ở khối doanh nghiệp tư nhân thường xảy ratình trạng thâm dụng lao động. Bản Báo cáo nhấn mạnh, hệ thống ưu đãi đầu tưhiện nay đạt được kết quả nhất định trong việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệpvà tăng trưởng kinh tế; song cũng thừa nhận, nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợcủa nhà nước chưa đến được với khối tư nhân.
|
Việc nhà nước đầu tư những khoản tiền lớn hoặc bảo hộ đầu tư cho các tập đoàn,hy vọng các tập đoàn này trở thành các “quả đấm thép” của nền kinh tế không thểnói là không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tư nhân; trong khi mức độ “liên kết,lan tỏa” của khu vực doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân khôngđược như mong đợi.
Theo điều tra năm 2009 của VCCI, chỉ có 15% doanh nghiệp tưnhân có quan hệ hợp tác, làm ăn với các doanh nghiệp nhà nước. Ngay cả các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng không giúp hỗ trợ khối doanh nghiệptư nhân phát triển được là bao. Chỉ có chưa tới 7% doanh nghiệp tư nhân Việt Namcó quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp FDI (theo kết quả điều tra gần 10.000doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam).
Rõ ràng, để những “con cá nhỏ” có điều kiện lớn lên và tự tin bơi ra biển lớn,còn rất nhiều việc các cơ quan của nhà nước có thể và cần làm, dù rằng, trong sốtrong những việc ấy thì quan trọng hơn cả vẫn là nỗ lực của chính “cá nhỏ”.
Theo Cẩm Hà
Doanh nhân