Khi “sát thủ” Lê Văn Luyện ra tòa phúc thẩm.Khuôn mặt non choẹt tuy có vẻ buồn bã nhưng những cái nhìn dửng dưng của kẻsát nhân máu lạnh càng làm cho chúng ta khinh hãi - sự khinh hãi bởi cái ácLuyện gây ra quá tàn khốc, quá man rợ.


 Hình ảnh người nhà nạnnhân mang theo những tấm ảnh người thân mình bị hại, cả ảnh cháu Bíchvới thương tích đầy người để “đón” sát thủ Luyện, làm cho chúng ta càngcăm thù cái ác. Hoàn toàn cảm thông với người nhà nạn nhân khi họ có mộtsố hành vi làm mất trật tự phiên tòa, có người còn muốn lao vào hànhhung tên tội phạm có gương mặt trẻ thơ này, bởi họ không chịu nổi nỗiđau lớn lao đến vậy.

Những người chứng kiếnphiên tòa, chứng kiến cái ác đứng trước mặt mình mà không khỏi rùngmình, tự đặt câu hỏi: Vì sao một thiếu niên xuất phát từ nông thôn, chưahề có tiền án tiền sự lại phạm tội ác man rợ đến vậy?

Câu hỏi này là một vấn đềvề một hiện tượng xã hội: Vì sao gương mặt tội ác ngày càng trẻ ra,những tên tội phạm vị thành niên ngày càng nhiều đến vậy? Pháp luật cócần điều chỉnh hình phạt cho loại tội phạm này hay không? Trả lời câuhỏi này, xin được kể lại câu chuyện một thầy giáo cấp II bàng hoàng khinghe hai học sinh mình cãi lộn với nhau, một học sinh buông nói “xanhrờn”: “Tao có giết chết mầy cũng chỉ 18 năm tù thôi nhé”! Một câu nói“thơ ngây” như vậy có phải từ hệ quả phiên tòa sơ thẩm trước đây xử LêVăn Luyện?

Cái ác sao tàn khốc đến vậy?
nh: Bá Mạnh.

 Cách đây 4 ngày, vụ ánbà Trần Thúy Liễu đốt chồng là nhà báo Hoàng Hùng (phóng viên báo NgườiLao Động) cũng đã được TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử. Phiên tòa đượcdư luận xã hội rất quan tâm vì tính chất vụ án không chỉ đơn thuần làmột vụ án hình sự mà ẩn chứa đằng sau nó nhiều vấn đề phức tạp khác. Ởđây chỉ xét về hành vi đốt chồng cho đến chết vì những mâu thuẫn trongđời sống (cứ cho là như vậy đi) của một người vợ, cho thấy cái ác cũngđã đi đến tận cùng. Càng tận cùng hơn, đốt chồng xong, cũng làm ma chaycho chồng, cũng khăn tang, nước mắt… đưa chồng đến nơi an nghỉ cuốicùng. Càng kinh hãi hơn, kẻ sát nhân này “đóng kịch” làm người vợ đaukhổ đến đúng một tháng mới ra tự thú, khi mà mọi chứng cứ đều chống lạibà. Và tại phiên tòa, bi kịch đến tận cùng hiện ra: Bà Liễu đã giết đicon của một người mẹ, giết bố của chính hai con mình và đối mặt vớingười tình giờ đã phản bội lại mình.

Chẳng bao lâu nữa ngườita cũng sẽ đưa ra xử một vụ án khủng khiếp khác, vụ án bà Dư Kim Liêngiết chống là một cảnh sát giao thông ở TP.HCM. Vụ án này có tính chấttương tự vụ án bà Trần Thúy Liễu giết chồng, cả về nguyên nhân (bà Liênnợ nần do cờ bạc) và tính chất tàn độc của kẻ sát nhân. Không thể hìnhdung được một người vợ đầu ấp tay gối hơn hai mươi mấy năm lại dám tựtay tiêm thuốc độc (thuốc trừ sâu), đổ thuốc vào miệng chồng, trong khinạn nhân gồng mình quằn quại trong đớn đau tột cùng. Những hành vi đóchỉ có đao phủ mới làm được, làm vì nhiện vụ nhưng vẫn để lại những “vếtthương” ám ảnh họ suốt đời.

Vì sao hai người phụ nữấy lại ra tay tàn độc đến vậy? Câu hỏi này cũng lại là một vấn đề của xãhội: Cái ác đang len lỏi vào tận ngóc ngách của gia đình, dù chỉ lànhững hiện tượng đơn lẻ.

Những tội ác man rợ kiểuđó không chỉ có ở nước ta, nó xảy ra trên khắp thế giới, có khi còn tànđộc hơn. Vì sao vậy? Câu trả lời này các nhà xã hội học, tâm lý học, tộiphạm học đã trả lời và còn phải tiếp tục trả lời trong thời đại “IT”,thời đại toàn cầu hóa trong mọi phương diện và chỉ cần qua một cú clickchuột. Đó là thời đại ảo mà rất thực với những tiến bộ khoa học thần kỳnhưng cũng đầy rẫy xung đột xã hội, với những cuộc chiến tranh và mầmmống chiến tranh đe dọa và con người, đẩy con người sâu vào tâm lý âulo, nặng trĩu, dằn vặt. Và như vậy, có lẽ vấn đề quan trọng hơn đặt ralà những giá trị của con người ở thế kỷ 21 này cần được vun xới, chămchút, trân trọng, để mỗi cá nhân chính là những “con người thông minh”,mỗi con người hoàn thiện hơn, mỗi gia đình hạnh phúc hơn, thế giới tốtđẹp hơn. Hãy tìm cách chăm lo cho con người, cho chính chúng ta, đừng đểcon người quay trở lại thời con người dã man…

Theo Đất Việt