Một trong những điểm mớikhi chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty TNHH một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu là các công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế, tổng công tyNhà nước sẽ có Kiểm soát viên.
Tuy nhiên, hiện nay có một sự nhầm lẫn cho rằng khi chuyển công ty Nhà nướcthành công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì cũng chuyển Ban kiểmsoát thành Kiểm soát viên.
|
Để làm rõ vấn đề này, theoông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chínhphủ, cần phân biệt rõ trong mô hình tổ chức quản lý công ty Nhà nước, Hộiđồng quản trị là đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệpvà thành lập ra ban kiểm soát để giám sát hoạt động, như vậy về bản chất đâylà hoạt động kiểm soát nội bộ.
Còn mô hình công ty TNHH một thành viên thì do chủ sở hữu là Nhà nước bổnhiệm từ 1 đến 3 kiểm soát viên để kiểm tra, giám sát.
Như vậy có thể thấy điểm mới trong hình thức chuyển đổi này chính là việckiểm soát viên sẽ giúp việc cho chủ sở hữu nhà nước trong hoạt động kiểm tra,giám sát, đánh giá đối với hoạt động của doanh nghiệp và người đại diện theoủy quyền của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Mặt khác, theo ông Phạm Tuấn Anh, hiện nay, việc nhiều tập đoàn kinh tế,tổng công ty nhà nước mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác xa ngành kinhdoanh chính, nhất là những ngành có tính rủi ro cao là không hợp lý.
|
Thứ nhất là làm phân tánnguồn lực để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính được giao, tăng độ rủi rocủa việc sử dụng vốn. Ví dụ như khi đầu tư vào những ngành như chứng khoán,bất động sản, bảo hiểm,…đây là những lĩnh vực nếu không có chuyên môn vàtính chuyên nghiệp sẽ rất dễ gặp rủi ro.
Thứ hai, việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dùng nguồn lực để của mìnhđể đầu tư vào những lĩnh vực khác xa ngành kinh doanh chính đã vô hình chunglàm gia tăng sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế khác vốn năng lực còn hạn chế. Từ đó làm hạn chế hiệu quả chính sáchphát triển kinh tế tư nhân.
Theo N.Yến
Bee