Những ngày cuối năm, người người hối hả chuẩn bị sắm sửa mọi thứ đón Tết, thì ở một góc của Thủ đô ồn ào, lại chứa nối lặng lẽ của những phận gái bán hoa. Mỗi người một phương, họ gặp nhau ở đây, cùng làm cái nghề mà cả xã hội căm ghét, sỉ vả. Họ dành cho nhau những quan tâm của con người, cùng nhau vượt qua những hờn ghen chê trách của cuộc đời để…kiếm tiền.
Kế hoạch trực Tết

Đời gái bán hoa cũng phải ...trực ngày Tết
Có nhiều lí do đưa đẩy khiến những cô gái này đón cái Tết cô đơn ở đất lạ.Trong số đó, bí mật cay đắng nhất đó là “kế hoạch trực Tết” của gái bán hoa do chủ sắp xếp. Ngày Tết, những cô gái đẹp trong nghề đã trở về nhà, Hà Nội trở thành vùng “thiếu trầm trọng” nguồn “hàng dùng Tết”, bởi vậy các cô gái có nhan sắc trung trung, thường ngày bị điều về những vùng nông thôn khó khăn “làm việc” thì ngày lễ sẽ được chủ gom về Thủ đô để đáp ứng nguồn cầu cần thiết.
Cuối phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trong căn phòng trọ nhỏ, lợp mái tôn tuềnh toàng, M sinh năm 1994 chẳng ngại ngần giới thiệu với phóng viên chỗ sinh hoạt của cô. Trong phòng có 5 cô gái nằm ngả ngớn, lớp phấn dày bự trên khuôn mặt vẫn không giấu được vẻ già nua mệt mỏi.
Giao ước ngầm của các "ông chủ, bà chủ"
Theo lời M, trong số những người ở đây, có M là người đạt tiêu chuẩn để hoạt động tại Hà Nội. Hầu hết những người khác mới được điều về đây.
Ngày Tết, do lượng gái đẹp (được gọi là hàng cao cấp) không còn nhiều, các cơ sở mát-xa ở Hà Nôi còn có những giao ước ngầm để “lên đời” cho nhau. Mỗi dịp Tết đến, chủ quán mát-xa hạng VIP lại thỏa thuận với chủ quán hạng bình dân cùng điạ bàn việc điều chuyển nhân viên. Theo đó, các cô gái bán hoa hạng bình dân sẽ là “hàng chống cháy” cho mấy nhân viên hạng cao cấp đã về quê ăn Tết. Theo lời chia sẻ của một gái bán hoa đã già, đây chính là “cơ hội tốt để họ được hưởng những cơ sở vật chất cùng những khách hàng sang trọng. Chứ nếu quẩn quanh mãi ở quê và các cơ sở rách nát, chúng em cả đời cũng không dám mơ ước”.
Lời tâm sự chát chúa, thẳng thắn, không chút né tránh nhưng chứa đầy những hờn ghen tủi nhục. Họ đã chịu đựng quá nhiều nhục nhã để rồi không còn cảm thấy xấu hổ. Mỗi người một thân phận, có những cuộc đời bất hạnh tưởng như không thể có, cũng có những mảnh đời tê tái tựa như nỗi đau không nguôi. Vết trượt dài của những cô gái trở thành một vết nhơ không thể gột sạch. Dù làm gì, ở đâu, dù cuộc đời họ chứa chan nước mắt thế nào, họ cũng không thế nhận được tất cả cảm thông của người đời. Cách mà họ chọn là chấp nhận và tiếp tục chấp nhận. Vì cuộc đời họ, họ phải nuôi dưỡng, gia đình họ, họ phải chăm sóc!
T.N.V, cô gái miền Tây với khuôn mặt khá dừ so với tuổi thật của cô. Cô gái chưa học hết lớp 5, chia sẻ những đau đớn không thể quay về nhà khi Tết đến xuân về. Cô hành nghề buôn phấn bán hương khi sinh cô con gái nhỏ. Bị người yêu phụ bạc, ôm bụng bầu ra đi khi con chưa kịp chào đời. Trong người không có thứ gì giá trị, V chỉ còn cách duy nhất kiếm đủ tiền mua sữa cho con đó là lao vào làm bướm đêm. Nhưng rồi những bon chen, những vất vả ngày một tăng lên, cô đau đớn bỏ đứa con gái tội nghiệp tên Xuân (cô ao ước con mình sẽ có cuộc đời tươi mới như mùa xuân) ra đi, hi vọng có ngày quay về để tìm con. Bởi vậy, Tết trong cô là những đau đớn trong tâm hồn một người mẹ, đau đớn trong thể xác một người đàn bà. Ngày về tìm con, càng lúc càng mịt mù bởi chính cô bây giờ cũng không nuôi nổi bản thân cô nữa!