Câu chuyện ngànhgiao thông lắp thiếu biển báo vào đường cấm và người đi đường bị cảnh sát giaothông (CSGT) phạt không chỉ có tại đường vành khuyên dưới gầm cầu Thăng Long.
>>
Tại một ngã ba khác giao cắt giữa đường GiảiPhóng với đường Nguyễn Hữu Thọ, cảnh tượng trớ trêu đó diễn ra hàng thángtrời. Dân kêu khổ, nói mình bị “chết oan”, còn CSGT cho rằng họ... “vôcan”?!
Biển báo… “tử thần”
Ngã ba Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ (đoạn tiếpnối với khu đô thị mới Linh Đàm) là nút giao thông trọng yếu của TP Hà Nội,nối cửa ngõ phía Nam với đường vành đai III. Mỗi ngày có hàng trăm lượt xetải chạy qua nút giao thông này. Từ ngày xuất hiện biển báo cấm cắm sát mépđường tàu, đầu đường Nguyễn Hữu Thọ, cái ngã ba nhộn nhịp này được dân tàixế đặt cho cái tên “bẫy tử thần”. “Tử thần” ở đây không phải là cách gọi một“điểm đen” thường xuyên xảy ra tai nạn như người ta thường nói mà là nơi láixe tải thường xuyên “dính” biên bản phạt của CSGT. Trớ trêu, họ “ăn đòn” dolỗi của... ngành giao thông Hà Nội.
![]() |
Sơ đồ nút giao thông Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ. P: Biển báo cấm xe tải, xe khách. |
Chiều 24/5, có mặt tại nút giao thông này, PV nhận thấy, đầu đường NguyễnHữu Thọ (điểm tiếp giáp với đường tàu), ngành giao thông cắm biển báo cấmvới nội dung: Cấm xe tải đến 1,25 tấn từ 6h-8h30 và từ 16h30-22h; Cấm xe tảitrên 1,25 tấn đến 2,5 tấn từ 6h-20h; Cấm xe tải trên 2,5 tấn đến 10 tấn từ6h-21h. Trong khi đó, xe tải có tải trọng trên 10 tấn, xe siêu trường, siêutrọng, xe du lịch lại được hoạt động theo giấy phép do Sở GTVT Hà Nội cấp.Theo quan sát của PV, cách cắm biển cấm của ngành giao thông tại đây khá bấthợp lý. Biển cấm được cắm ngay đầu đường cấm và không có biển báo cấm từ cácngã rẽ trước khi bắt đầu vào đường cấm. Cách cắm biển này khiến lái xe tảikhông biết sẽ đi vào đường cấm, nên rất nhiều trường hợp bị CSGT “tuýt còi”,lập biên bản vi phạm.
Họ đau mà chẳng biết cách nào thoát bởi khi xe tải lưu thông theo hướng GiảiPhóng - Ngọc Hồi (Quốc lộ 1A cũ - PV), tới ngã rẽ sang đường Nguyễn Hữu Thọtuyệt nhiên không có biển báo cấm rẽ phải. Thậm chí, trên đường Giải Phóngcách điểm rẽ này khoảng chục mét có biển báo hiệu màu xanh cho phép phươngtiện được rẽ phải. Khi bánh xe tải qua đường tàu, vào đường Nguyễn Hữu Thọthì mới biết đi vào... đường cấm. Thậm chí, ngành giao thông còn cắm biểncấm này chếch phía bên kia đường tàu khiến tài xế khi đi trên đường GiảiPhóng theo hướng Giải Phóng - Ngọc Hồi chỉ thấy được... mặt sau của biển.Lúc này, xe tải nghiễm nhiên rơi vào “bẫy” và không có đường thoát thân.
Xe tải theo hướng ngược lại từ Ngọc Hồi - Giải Phóng rẽ trái vào đườngNguyễn Hữu Thọ cũng thường xuyên bị “dính bẫy” và “ăn” biên bản của CSGT.Phương tiện tới gần điểm rẽ trái cũng không thấy biển báo cấm rẽ trái bên lềđường Giải Phóng nên họ ung dung rẽ. Khi tài xế phải căng mắt quan sát “cắtngang” dòng phương tiện trên đường Giải Phóng, tới đầu đường Nguyễn Hữu Thọmới biết mình đi vào đường cấm thì đã muộn.
Lái xe “chết oan”
Trong vai một lái xe tải có xe vừa bị bắt, tập kết gần khu đô thị Linh Đàm,PV tiếp cận lái xe tải loại 1,5 tấn vừa bị CSGT “tuýt còi”. Lái xe nàycho biết: “Tôi quan sát rất kỹ lề phải đường Giải Phóng trước khi rẽ tráivào Nguyễn Hữu Thọ không hề có biển cấm nên đương nhiên tôi được rẽ. Khi tớiđầu đường Nguyễn Hữu Thọ, bị CSGT tuýt còi, tôi mới ngỡ ngàng, không biếtchuyện gì xảy ra. Trước xe tôi là một xe tải loại 5 tấn vẫn đi bình thườngmà không bị CSGT bắt. Chạy ra đầu đường mới thấy có biển báo cấm. Tôi lái xecon hàng chục năm chưa thấy ở đâu lại cắm biển kiểu này. Đây khác gì cái bẫyđâu”.
Sau đó ít phút, một xe tải cũng loại 1,5 tấn “dính bẫy”. Tài xế nói: “Tôichạy xe thường xuyên trên tuyến này. Bình thường chạy ngoài giờ “giớinghiêm” nên không để ý. Không hiểu ngành giao thông cắm biển kiểu gì, tôi đitrên đường Giải Phóng hướng xuống Ngọc Hồi có thấy biển báo cấm rẽ phải nàođâu? Biển thì cắm chếch, khi xe trườn qua mới biết đường bị cấm. Không thểbiết để tránh, càng không thể quay đầu, lái xe chỉ còn cách “ngoan ngoãn” mànộp tiền phạt”.
Chỉ khoảng 3 tiếng, ở đây đã có hàng chục lái xe tải gặp phải cảnh dở khóc,dở cười như 2 tài xế trên.
CSGT: Kiến nghị không được nên vẫn… phạt!
Chứng kiến việc tài xế bị phạt do lỗi của ngành giao thông, PV trà trộn vàonhững “xế khổ” đang tụ tập quanh vị trí của một CSGT Hà Nội cấp bậc trungúy tên là Nguyễn Ngọc Huân – người đang lập biên bản bên góc ngã ba GiảiPhóng - Nguyễn Hữu Thọ. Trong quá trình hướng dẫn các “khổ chủ” có xe bịphạt, CSGT Nguyễn Ngọc Huân cho biết làm các thủ tục xong thì đến số 5 NgọcHồi để lấy giấy tờ.
Khi PV hỏi, tại sao từ các ngã rẽ không có biểnbáo sắp vào đường cấm mà CSGT không chỉ dẫn cho lái xe mà chờ họ vi phạm đểtuýt còi? CSGT Huân nói: “Chúng tôi không cắm biển, biển cắm ở đầu kiađường Nguyễn Hữu Thọ, cả thế giới người ta đều làm thế. Chúng tôi túc trựcthường xuyên tại đây và việc này kiến nghị nhiều rồi, lâu rồi”. Theo câutrả lời của vị CSGT này thì việc cắm biển sai họ có biết, đã kiến nghị vàtrách nhiệm không thuộc về CSGT. Trong khi CSGT kiến nghị và mỏi mòn chưađược hồi âm thì hàng trăm tấm biên bản đã được xuất ra, hàng trăm, thậm chíhàng ngàn “xế khổ” phải oằn lưng đóng phạt cho... lỗi của người khác?!
Cũng theo lời vị CSGT này, biến báo cấm chỉ cần cắm ở đầu kia đường cấm, đầuđường này nghiễm nhiên được miễn và cách này được làm phổ biến trên toàn thếgiới. Nếu hiểu kiểu đó thì “thế giới” đó chắc chỉ có vị CSGT này biết màthôi! Nhưng điều quan trọng là, vì sao khi kiến nghị không được, thay vìnhắc nhở, CSGT quay lại phạt các “nạn nhân” của cái bất cập mà ngành giaothông đang dựng nên?
Theo GD&XH