Mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã có những đợt ra quân tịch thu và tiêu hủy sa tế và giavị lẩu Trung Quốc nhưng tại nhiều chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay, người tiêudùng chỉ cần bỏ ra từ 7.000- 10.000 đồng có thể dễ dàng mua được gói sa tế haygia vị lẩu Trung Quốc không nhãn mác.

Những mặt hàng không bao giờ... hết hạn

Để tìm hiểu nguồn gốc những loại sa tế và gia vị lẩu có xuất xứ Trung Quốc,chúng tôi tìm đến các chợ lớn tại Hà Nội.

Tại chợ Đồng Xuân, Hoàn Kiếm (Hà Nội), khi hỏi ớt Tứ Xuyên, loại ớt nổi tiếngcủa Trung Quốc, chúng tôi dễ dàng mua được ngay 1 túi sa tế được chủ hàng khẳngđịnh là làm từ ớt Tứ Xuyên, đóng gói ni lông với giá chỉ 7.000 đồng/gói 180 gr.

Chi 7.000 đồng mua sự ngon miệng và bệnh ung thư
Sa tế Tứ Xuyên được mua tại chợ Đồng Xuân với giá 7 ngàn đồng/gói 180 gr.

Tại sạp Lợi Nghĩa, chúng tôi cũngđược bà chủ giới thiệu các sản phẩm sa tế để cho vào lẩu. Bà chủ hàng lôi ra góimàu đỏ hơi nâu, bao bì là túi ni lông nhàu nhĩ trên có in chữ Trung Quốc. Bêntrong gói sa tế này là những hạt ớt màu đỏ và đen cùng một số hạt lạ...

Hỏi về cách sử dụng, bà chủ Lợi Nghĩa cho biết: Cháu cứ lấy ra và cho vào lẩuthôi, nhà hàng họ vẫn mua buôn đấy. Cô có biết nó viết gì đâu, toàn tiếng Tàumà.

Chúng tôi thắc mắc tại sao ớt Tứ Xuyên mà có màu nâu đỏ chứ không đỏ thắm sắcớt, liệu có phải để lâu không? Bà chủ hàng khăng khăng: “Hàng mới sản xuấttrong năm 2010. Nếu cháu mua về dùng cũng không bao giờ hết hạn đâu”. Cũngtheo bà chủ quầy Lợi Nghĩa, hàng này vừa được bà nhập thẳng từ Trung Quốc.

Nhìn gói ớt bà chủ sạp Lợi Nghĩa đưa ra, chúng tôi băn khoăn không biết sử dụngcó ảnh hưởng đến sức khỏe hay không vì trên thân gói sa tế này, ngày sản xuấtghi rất mờ, có thể dễ dàng dùng móng tay để xóa bỏ.

Chi 7.000 đồng mua sự ngon miệng và bệnh ung thư
Sa tế Tứ Xuyên được lấy ra từ gói sa tế ở ảnh trên có màu đỏ nâu. Khi chúng tôi mở ra, bên trong có mùi chua chua như đã để lâu.

Còn tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, HàNội), tiếp tục hỏi mua sa tế Trung Quốc tại một quầy hàng khô, chúng tôi được bàchủ quầy lôi ra 2 gói ni lông có bao bì màu đỏ chào bán, thông tin trên 2 góinày hoàn toàn là chữ Trung Quốc.

Theo bà chủ quầy, đây là gia vị sa tế để ăn lẩu Tứ Xuyên. Bản thân bà lúc thìbảo là sa tế, lúc bảo là gia vị lẩu và khẳng định đây là đồ cho vào lẩu, còndùng cho những loại lẩu gì, liều lượng thế nào thì bà lắc đầu với lý do: “Côchưa ăn bao giờ nên không biết. Nhà hàng đặt mua mấy thùng một lần, còn bán lẻkhông nhiều người dùng. Nhà hàng đặt loại nào thì cô phải nhập đúng loại đấy”.

Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc gói gia vị và hạn sử dụng, bà chủ tỏ vẻkhông biết và gợi ý: “Cháu hỏi nhà hàng là biết ngay” song bà lại khẳng định,hàng nhập khẩu trực tiếp nên có thể để bao lâu... thoải mái. Tại đây, gói gia vịlẩu 150 gr này có giá 10.000 đồng.

Chi 7.000 đồng mua sự ngon miệng và bệnh ung thư
Gia vị lẩu đầu cá mua tại chợ Ngọc Hà giá 10.000 đồng/gói 150 gr.

Thiếu thông tin: NTD "bắcthang lên hỏi ông trời"

Trong vai người đi cung cấp sa tế Trung Quốc, chúng tôi tiếp cận với một vàiquán lẩu trên đường Phùng Hưng (Hoàn Kiếm), Kim Mã (Ba Đình), Đường Láng (ĐốngĐa)... Nhân viên và chủ quán tại đây cho biết, họ không sử gia vị lẩu Trung Quốcvì nhà hàng có mối cung cấp ớt bột và đưa đến tận nơi. Sau đó, cửa hàng tự xàolên để làm sa tế.

Trong khi đó, nhân viên tại quán lẩu ba ba thuốc Thiên ma, lẩu gà thuốc Thiênma... trên Đường Láng khẳng định, quán chỉ sử dụng sa tế gia truyền do ông chủngười Trung Quốc trực tiếp xay và muối.

Về thông tin ghi trên 2 gói ớt Tứ Xuyên và gia vị lẩu của Trung Quốc, cụ thể:Gói sa tế Tứ Xuyên mua tại chợ Đồng Xuân được xác định là dầu tương ớt (sa tế)được xào lên từ đặc sản địa phương là ớt cay ngũ vị ở huyện Bì, Tứ Xuyên, TrungQuốc. Đây là đặc sản Tứ Xuyên được làm theo công nghệ truyền thống, đảm bảo chấtlượng theo tiêu chuẩn. Bổ sung các thành phần và công thức chế biến khoa học, sửdụng nguyên liêu tinh chế. Màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừa đủ, có mùi thơm...

Theo TS Đỗ Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học và Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp): Mỡ dùng để xào ớt nếu là dầu chiên đi chiên lại sẽ biến đổi sang chất khác và ảnh hưởng sức khỏe như ung thư… và "theo quy định của Bộ Y tế, nếu thực phẩm hay phụ gia thực phẩm mà không có nhãn mác tiếng Việt thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ thì không được phép sử dụng. Đã không biết xuất xứ, không biết chỗ nào làm, nói thẳng là nó có bổ dưỡng đến mấy cũng không được dùng”.

Mặt sau gói sa tế Tứ Xuyên có nêurõ thành phần gồm dầu thực vật, muối ăn, ớt đặc sản vùng Tứ Xuyên, đậu tằm. Cũngtrên nhãn hàng ghi rõ cách sử dụng để nấu cá, thịt, đậu phụ nhằm tạo hương vịđặc biệt, có thể ăn trực tiếp không qua nấu. Mỗi món cho 5 - 10 gr sa tế, hạn sửdụng là 1 năm.

Mặt sau gói sa tế Tứ Xuyên có ghi thông tin: "Màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừađủ, mùi thơm là một gia vị tinh túy của thực phẩm Tứ Xuyên" nhưng khi đưa về VNvà mở ra thì ớt lại có màu nâu và mùi hôi.

Sản phẩm do Công ty TNHH chế biến lương thực Hữu Ái Thạch Dương, đóng tại thànhphố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, sản xuất tại xưởng ở thôn Thạch Dương, thị trấn HữuÁi, huyện Bì, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Còn gói gia vị lẩu được mua tại chợ Ngọc Hà, có bao bì nhìn bắt mắt hơn gói satế Tứ Xuyên. Theo thông tin trên bao bì, đây là sản phẩm có tên “Thạch LựuHồng”, đặc sản của Trùng Khánh, Trung Quốc và là “Gia vị lẩu đầu cá”.

Chi 7.000 đồng mua sự ngon miệng và bệnh ung thư
Mặt sau gói sa tế Tứ Xuyên có ghi thông tin: "Màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừa đủ, mùi thơm là một gia vị tinh túy của thực phẩm Tứ Xuyên" nhưng khi đưa về VN và mở ra thì ớt lại có màu nâu và mùi hôi. "

Thông tin trên bao bì ghi: “Nhãn hiệu gia vị Thạnh Lựu Hồng của Trùng Khánh là sản phẩm đã thông qua nhiềulần thực nghiệm, sản xuất bằng phương pháp tinh túy của đầu bếp nổi tiếng nhiềunơi, không sử dụng phẩm màu. Sản phẩm được áp dụng công nghệ hiện đại.

Kết hợp được các hương vị cay, thơm, tươi truyền thống của lẩu đầu cá. Ăn khôngngán, thường xuyên sử dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Là lựa chọn hàng đầucủa các nhà hàng khách sạn và là món quà quý tặng bạn bè người thân”.


Trên bao bì hướng dẫn cách sử dụng: cho 1 gói gia vị lẩu 150 gr vào 1,5 - 2 lítnước, nếu dùng nước xương hầm sẽ càng ngon. Thành phần gói gia vị lẩu gồm: Mỡđộng vật, hạt tiêu, ớt cay huyện Bì, đậu tễ (đặc sản Vĩnh Xuyên), gừng, hoatiêu, mai tiêu, rượu cồn thực phẩm, đường kính, bột ớt, muối ăn, và chất tạochua… khi mở ra phải dùng ngay, bảo quản thoáng mát.

Sản phẩm được sản xuất ở khu công nghiệp xã số 4, thôn Thủy Động, đường SongLong Hồ, khu công nghiệp Du Bắc, Trùng Khánh, Trung Quốc.

Sa tế không rõ nguồn gốc: Nhiều độc hại khôn lường

Với những thông tin trên, nếu người không biết tiếng Trung và chỉ nghe lời bàbán hàng thì sẽ dùng sản phẩm không đúng mục đích và không biết cách cũng nhưliều lượng sử dụng thế nào.

Tuy nhiên, bao bì quảng cáo là một chuyện còn thực tế có đúng đó là sản phẩm củacông ty ghi trên bao bì và tiêu chuẩn chất lượng hay không, người tiêu dùng chỉcó thể... bắc thang lên hỏi ông trời.

Chi 7.000 đồng mua sự ngon miệng và bệnh ung thư
Vẫn mua hàng dù không biết xuất xứ hàng hóa, điều này khiến người mua vô hình tiếp tay cho các hàng khô bán ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Thậm chí, với những cơ sở sảnxuất lậu, trong thành phần ớt bột này có thể chứa Rhodamine B - một chất gây ungthư. Rhodamine B là loại phẩm màu công nghiệp phát quang dùng trong y học đểchẩn đoán virus, vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh hóa. Hóa chất này còn đượcdùng để nhuộm quần áo, không thuộc danh mục cho phép được sử dụng trongthực phẩm của Bộ Y tế, vì có thể gây ngộ độc hoặc ung thư nếu sử dụng thời giandài.

Vẫn mua hàng dù không biết xuất xứ hàng hóa, điều này khiến người mua vô hìnhtiếp tay cho các hàng khô bán ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng.


Theo TS Đỗ Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học và Vệ sinh An toànThực phẩm (Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp): “Nói về nguy hại của sa tếvà gia vị lẩu Trung Quốc khi chưa xác định được dư lượng thì không có cơ sở đểkết luận độc hại thế nào. Nhưng theo quy định của Bộ Y tế, nếu thực phẩm hay phụgia thực phẩm mà không có nhãn mác tiếng Việt thể hiện rõ nguồn gốc xuất xứ thìkhông được phép sử dụng. Đã không biết xuất xứ, không biết chỗ nào làm, nóithẳng là nó có bổ dưỡng đến mấy cũng không được dùng”.

Đánh giá về việc sa tế chuyểnsang màu nâu đỏ chứ không phải như thông tin in trên bao bì bằng tiếng Trung là“Màu sắc tươi nguyên, vị mặn vừa đủ, có mùi thơm”, TS Chương nói: “Nhìn vềcảm quan, sa tế có màu đỏ, nếu cho phụ gia khác có thể chuyển sang màu đó. Vấnđề màu này là nguyên thủy ớt thì chắc chắn có vấn đề nhưng dùng phụ gia nó biếnmàu thì không thể kết luận chính xác”.

Cũng theo TS Chương, mỡ dùng để xào ớt nếu là dầu chiên đi chiên lại sẽ biến đổisang chất khác và ảnh hưởng sức khỏe như ung thư…Thậm chí, dùng không đúng cáchthì cũng ảnh hưởng dù là hàng thật vì có thể với một số người ăn kiêng, một sốthành phần trong sản phẩm đó ăn vào sẽ rất có hại.

TS Đỗ Văn Chương cũng nhấn mạnh rằng: Hàng hóa không nhãn mác xuất xứ vẫn tồntại. Bản thân người kinh doanh lẩu vẫn mua về dùng, điều đó vô hình trung tiếptay cho chính những người sản xuất, kinh doanh làm không đúng quy trình vệ sinhan toàn thực phẩm.

Theo  Nguyễn Tâm
VTC News