Hành vi gian lận của các cây xăng ngày càng tinh vi. Thay vì dùng chip, mạchtích hợp gắn thêm để đấu nối vào phương tiện đo như trước đây họ chuyển sangsử dụng những công nghệ hiện đại như IC (vi mạch); EEPROM (bộ nhớ được lậptrình và có thể xóa bằng điện).
Dù lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc thanh, kiểm tracác doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên thủ đoạn của các đốitượng này ngày càng tinh vi nên nhiều lúc phải đi về tay trắng. Khôngđầu hàng, qua quá trình mày mò nghiên cứu của cán bộ Chi cục quản lý thịtrường Gia Lai, một số thủ đoạn gian lận tinh vi đã dần hé lộ...
Nhiều đơn vị gian lận
Từ năm 2008 - 2010, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, lực lượng Quảnlý Thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành xử lý và phạt vi phạm hành chínhtrung bình 700 triệu đồng/năm vì kinh doanh gian lận; truy thu gần 250triệu đồng từ các chủ doanh nghiệp do thu lợi bất chính mà có; tịch thuhàng chục chip điện tử, nhiều hộp đĩa tạo xung, nhông truyền, IC... Cơquan này còn đề nghị cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đủ điềukiện kinh doanh xăng dầu của 11 doanh nghiệp vì đã có hành vi gian lậnnghiêm trọng.
Tính đến cuối quý II năm 2011, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai đãkiểm tra 45 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 15 cơ sở vi phạm, phạtvi phạm hành chính gần 180 triệu đồng; tịch thu 3 cột đo nhiên liệu điệntử, truy thu hơn 300 triệu đồng tiền thu lợi bất chính của các đơn vịkinh doanh gian lận xăng dầu, đề nghị Sở Công thương thu hồi giấy chứngnhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với 2 doanh nghiệp.
Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cầu Bung ở thôn Hưng Phú (xã ChưDrăng, huyện Krông Pa, Gia Lai) do ông Nguyễn Văn Miền làm chủ. Đoànkiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra đo lường tại 2 cột đo nhiên liệu,kết quả, tại cột xăng A92 sản xuất tại Việt Nam, đều có tem và giấychứng nhận kiểm định giá trị đến ngày 12/5/2011 có sai số đến 5,5% lượngxăng bán ra thiếu của khách hàng. Thế nhưng khi tắt nguồn điện khởi độnglại thì cột bơm xăng này có sai số chỉ còn 0,2%, đạt theo yêu cầu kỹthuật đo lường Việt Nam (cho phép sai số 0,5%).
Tại cột dầu Diezel kết quả cũng có sai số 5,5% lượng dầu thiếu của kháchhàng. Ngược lại khi tắt nguồn điện và khởi động bơm lại, lượng dầu chỉthiếu 0,4%. Doanh nghiệp này còn sai phạm khác như kinh doanh xăng dầuthuộc danh mục bình ổn giá nhưng không thực hiện niêm yết giá bán, sửdụng sai logo biển hiệu…
![]() |
Tính đến cuối quý II năm 2011, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 45 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 15 cơ sở vi phạm (Ảnh minh họa) |
Còn tại DNTN Đức Sang (thôn 3, xã Ia Pia, huyện Chư Prông, Gia Lai) do ôngNguyễn Văn Du làm chủ, đoàn kiểm tra liên ngành cũng xác định doanh nghiệpđã làm thay đổi tình trạng kỹ thuật, đặc tính đo lường của phương tiện đokhiến sai số của trụ dầu Diezel là 4%.
Muôn kiểu gian lận tinh vi
Theo ông Nguyễn Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cụcTrưởng Chi cục QLTT tỉnh Gia Lai, công tác bóc trần việc gian lận trongkinh doanh xăng dầu phải nói là rất khó khăn. Vì những đối tượng nàykhông ngừng cập nhật công nghệ hiện đại nên cuộc chiến chống gian lậnthương mại khá nan giải.
Qua nhiều nguồn tin, chúng tôi viết được có những đơn vị kinh doanh gianlận, tuy nhiên vì thủ đoạn của những doanh nghiệp này rất tinh vi nênnhiều lúc biết là gian nhưng chứng cứ không đủ. Không đầu hàng, anh emtrong Chi cục đã tự mày mò, nghiên cứu và học hỏi từ nhiều nơi nên cũngdần nắm được một số thủ đoạn của những đối tượng kinh doanh gian lận.
Được biết, trước đây thủ đoạn của các chủ cây xăng dầu gian lận thườnglà tự ý tháo niêm chì của đơn vị Đo lường để điều chỉnh. Cụ thể, gắnthêm bo mạch tích hợp vào hệ thống; can thiệp trên bộ tạo xung và dâyxung; thay thế IC chương trình trên bo mạch chính; lập trình gian lận vànạp chương trình trực tiếp lên IC của bo mạch.
Gần đây, những hành vi gian lận ngày càng tinh vi hơn, không còn sử dụngchip, mạch tích hợp gắn thêm để đấu nối vào phương tiện đo như trước đâymà chuyển sang sử dụng những công nghệ hiện đại như sử dụng IC (vimạch); EEPROM (bộ nhớ lập trình được và có thể xóa bằng điện).
IC, EEPROM khi đã được lập trình sẵn có thể thay đổi mức chênh lệch màchỉ người lập trình mới biết được mật khẩu này. Khi bán cho chủ cơ sởkinh doanh xăng dầu có kèm theo mật khẩu cài đặt gian lận từ 1% đến 7%và cách xóa gian lận trả về sai số cho phép 0,5%.
Nếu gian lận bằng IC và EEPROM thì quá trình cài đặt gian lận chỉ đượcsử dụng trực tiếp trên cột bơm, còn xóa gian lận thì được thực hiện bằnghai cách: một là bấm phím T, C và E, hai là cúp hoặc nhá điện. Chỉ cầndòng điện thay đổi thì có thể xóa hết dấu vết vi phạm.
Khi cầu dao bật trở lại, các đồng hồ điện tử tự động khởi động lại hệthống như bình thường, lúc này hành vi điều chỉnh gian dối đã được xóasạch. Khi muốn gian lận trở lại thì nhập mã trực tiếp từ bàn phím củacột bơm. Gian lận kiểu này rất khó phát hiện vì IC chương trình trên bomạch chính của cột đo vẫn còn tem niêm phong của đơn vị Đo lường và củanhà sản xuất, không có chứng cứ chứng minh hành vi làm thay đổi tìnhtrạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo.
Ông Tấn còn cho biết thêm, những loại cột đo nhiên liệu điện tử có thểcan thiệp vào bo mạch bằng công nghệ cao để gian lận chủ yếu được cungcấp từ các doanh nghiệp như: Công ty Nam Dương, Phương Nam, SEEN, ChíCường, Doanh nghiệp tư nhân Vân Nhi. Riêng cột đo nhiên liệu điện tửhiệu TATSUNO (thiết bị nhập khẩu của Nhật do Công ty Thiết bị Xăng dầuPetrolimex lắp ráp) và cột đo nhiên liệu HANSUNG (Hàn Quốc) thì chưathấy can thiệp vào IC để gian lận. Tuy nhiên vẫn có thể can thiệp vào bộđĩa tạo xung, dây xung để gian lận.
Theo YếnViễn
VTC