“Quốc hoa rấtquan trọng nhưng có lẽ chưa cần thiết đặt ra lúc này khi mà chúng ta còn nhiềuviệc phải làm hơn”- GS.TS Nguyễn Xuân Kính, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa,phát biểu. Để rộng đường dư luận, PV trao đổi với ông.
>>
Ông Kính nói: “Nhiều việc đangphải làm, như chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm. Ngay như những việc chuẩnbị cho Đại lễ kỷ niệm nghìn năm Thăng Long Hà Nội, chúng ta đề ra rất nhiều việcnhưng qua phản ánh của báo chí, cách làm của thành phố có những việc chưa ổn.
![]() |
GS.TS Nguyễn Xuân Kính |
Có việc đangtiến hành nhưng bị dư luận phản bác thì lại thôi, chứng tỏ cách làm còn thiếukhoa học, thiếu bài bản. Ví dụ như lát đá Hồ Gươm, cậy vỉa hè, quét vôi phố cổ.Chúng ta có quá nhiều việc đang phải làm và sẽ phải làm tốt. Chọn quốc hoa cũnglà một việc cần làm, nhưng chưa nên làm lúc này”.
Phải chăng cóthể làm đồng thời nhiều việc nếu thấy cần? GS thấy sao khi phía Ủy ban UNESCOViệt Nam thuyết phục rằng “quốc hoa quốc phục rất cần thiết trong thời buổi hộinhập, triển khai chính sách ngoại giao văn hóa”?
Ngoại giao văn hóakhông chỉ có quốc hoa và quốc phục. Muốn ngoại giao văn hóa thì thế nước của anhphải mạnh, phải giàu có và phải đàng hoàng. Anh còn đi vay, hàng hóa xuất ra lạibị trả lại thì anh có hoa và quần áo đẹp cũng không sang được.
Người ta chỉ có thểngoại giao trên thế mạnh, thế giàu. Bill Gates đi chuyên cơ thì người ta bảođáng thế, đi vé hạng thường thì bảo giản dị - kiểu gì cũng khen được. Trong khinước mình thì nghèo, đông dân, nông thôn rất khổ. Thôi thì mặc comple cũng đượccó sao đâu.
GSTS Phạm ĐứcDương, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á ủng hộ việc chọn quốc hoa,rằng cái đó làm tăng bản sắc dân tộc. Nhưng ông cũng nói rằng chỉ ra được cái gìlà đặc trưng dân tộc, hơi khó. Từ nhà cửa đến đình chùa miếu mạo đền đài đều ítcó cái riêng. Một số nhà văn hóa cũng nhận xét, người Việt nhiều phẩm chất nhưngbản sắc dân tộc thiếu đậm đà, do đó chọn được quốc hoa không đơn giản.
Nói như vậy có phầnđúng, có phần không đúng. Nhất định là người Việt có bản sắc. Nếu không có bảnsắc thì không tồn tại được qua nghìn năm Bắc thuộc. Nói vậy nghe có vẻ sáo,nhưng đúng là như thế. Tôi đang tham gia viết Lịch sử văn hoá Việt Nam, nên cóđiều kiện tập trung đọc và suy nghĩ.
Cái bản sắc của ta,khoan nói nó xấu hay nó tốt nhưng nó riêng, nó tạo ra căn cước của cả một dântộc. Đó là sức sống dẻo dai, sự thích nghi, nhanh nhạy.
Các nhà khoa học đãchỉ ra rồi, dân tộc Việt khả năng tiếp thu rất nhanh mà không bị mất đi, tanbiến đi trong cái mới. Sức sống của người Việt lâu dài và uyển chuyển. GS CaoXuân Huy từng nhận xét bản tính của người Việt là tính nước- ở bầu thì tròn ởống thì dài, rất linh hoạt.
|
Về đền đài, chùa chiền, kiếntrúc thì đúng là không có gì lớn. Nói như Phan Ngọc, là “ý thức về cái vừaphải”.
Nhưng người Việtcũng có sáng tạo chứ. Tôi đang đọc công trình của một ông người Ý- “Bản tườngtrình về Đàng Trong” viết từ năm 1621 về thời chúa Nguyễn. Ông ta nhận xét ngườiViệt mặc rất đẹp, mặc áo lụa. Lụa của họ tuy không mịn và tinh tế nhưng rất bềnvà chắc. Ăn uống thì sung túc, cá nhiều lắm.
Alexandre De Rhodescũng rất khen, ví dụ quan hệ dòng họ của người Việt rất bền chặt, bất đắc dĩ lắmmới phải mang đến cửa công phân xử. “Chúng ta mà như thế thì giảm đến 2/3 toàán”.
Ông tác giả Ý cònnhận xét, người Việt bản tính hay xin mà cũng hay cho. Họ nói người Việt cởi mở,khác người Trung Quốc, Nhật Bản. Người Trung Quốc hay làm cao mà người Nhật thìđóng kín.
Người Việt, theotôi, đúng là cởi mở và chóng quên. “Thù này ắt hẳn còn lâu/Trồng tre làm gậygặp đâu đánh què, có vẻ ghê gớm lắm nhưng rồi lại chóng quên, chóng bỏ qua, Đánhkẻ chạy đi, ai đánh kẻ chạy lại”.
Điểm nữa mà tôithấy là người Việt nấu ăn rất giỏi; ăn ngon. Nhiều người khó nhận ra bản sắc củangười Việt nhưng không thể nói là không có.
![]() |
Thiếu nữ với hoa sen . Ảnh: Hồng Vĩnh |
|
Theo Tiền Phong