- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ nhặt tử thi đến xin lỗi hộ, đây là những nghề nghiệp kỳ quặc chỉ có ở Nhật Bản
Nghề thứ hai không cần kinh nghiệm gì, vừa được nhận tiền lại còn được tập gym miễn phí.
- 'Xe điên' đâm học sinh đang sang đường tại Nhật Bản, 2 người chết
- Chân dung Tân Nhật hoàng Naruhito - vị vua sẽ gắn bó với người dân Nhật Bản trong thời kỳ Reiwa đầy hứa hẹn
- Con đường trở thành “mẫu nghi thiên hạ” của Hoàng hậu Nhật Bản Michiko và con dâu Masako: Chứa đầy máu và nước mắt cùng góc khuất đáng sợ ít ai biết
Nghề thứ hai không cần kinh nghiệm gì, vừa được nhận tiền lại còn được tập gym miễn phí.
Sẽ không ngoa nếu nói rằng Nhật Bản là cái nôi của sự độc, dị trên thế giới. Không chỉ có những phát minh sáng tạo vượt trội, trend thời trang đi trước thời đại mà quốc gia này còn có không ít nghề nghiệp kỳ quặc, độc nhất vô nhị. Chẳng hạn như mấy nghề dưới đây:
Nghề nữ pháp sư (Miko)
Nghề pháp sư tưởng chỉ xuất hiện trong game hoặc truyện tranh hóa ra lại là nghề có thật ở Nhật Bản. Ở đây, các nữ pháp sư được gọi chung bằng cái tên “Miko”. Họ đảm nhiệm việc trừ tà, cúng tế và cầu phúc, về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với thầy cúng ở Việt Nam. Tương truyền, những miko này còn có khả năng truyền đạt lại ý chỉ của thần linh.
Hiện tại, miko vẫn là một nghề rất quan trọng tại Nhật Bản, đóng vai trò chính trong các hoạt động của đạo Shinto (Thần đạo). Khi làm việc, các miko sẽ khoác lên mình lớp áo kimono trắng kết hợp cùng hakama màu đỏ. Theo quy định ở Nhật Bản, chỉ những cô gái chưa kết hôn mới có thể trở thành miko.
Nghề đẩy khách lên tàu
Nghe có vẻ mông lung như một trò đùa nhưng đây là một nghề hoàn toàn có thật ở Nhật Bản. Tàu điện ngầm ở đây luôn trong tình trạng kẹt cứng do nhu cầu đi lại cao, đặc biệt là vào những giờ cao điểm. Nghề này nhìn chung không cần kinh nghiệm gì, vừa có thu nhập lại vừa được luyện cơ bắp miễn phí. Các hành khách chỉ việc đứng yên một chỗ để nhân viên nhà ga đẩy họ vào trong khoang tàu, sao cho cửa tàu có thể đóng khít.
Nghề xin lỗi hộ
Đây là dịch vụ chuyên nghiệp được cung cấp bởi một công ty Nhật Bản. Nếu bạn trót đắc tội với người khác mà ngại ngùng không biết mở lời xin lỗi thế nào thì có thể thuê họ xin lỗi thay. Tuy nhiên, mức giá của dịch vụ này không hề rẻ chút nào, từ 2 - 6,7 triệu đồng/lần.
Nghề dọn nhà cho người chết
Ở Nhật Bản, tình trạng già hóa dân số ngày càng tăng cao. Nhiều trường hợp các cụ già sống một mình qua đời từ lâu mà không ai hay biết, dẫn đến việc căn nhà trở nên xuống cấp, đầy rác và bốc mùi khó chịu. Đây là lý do nghề dọn nhà cho người chết ra đời.
So với nhiều ngành nghề khác, nghề này đem lại thu nhập khá lý tưởng, có thể lên tới 72 triệu đồng/lần. Nhưng đổi lai, bạn phải làm việc trong môi trường đầy bụi bặm và dễ có nguy cơ bị lây bệnh truyền nhiễm.
Thông thường, các nhân viên dọn dẹp sẽ mất khoảng 6 tiếng để hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi dọn xong, họ sẽ đặt hoa và thắp nhang cho người đã khuất.
Nghề giám sát khinh khí cầu quảng cáo
Đúng như tên gọi, bạn chỉ việc đứng và nhìn khinh khí cầu quảng cáo. Nhưng là nhìn bằng con mắt của một chuyên gia chứ không phải bằng mắt của người bình thường. Bạn sẽ phải quan sát hướng chuyển động của khinh khí cầu 24/24 nhằm đảm bảo chúng không bị thổi bay hoặc phát nổ. Do đó, bạn cần có kha khá kiến thức chuyên môn để không lo bị trừ lương.
Nghề ở thử nhà
Nhà ở đây không phải nhà bình thường mà là những căn nhà ma - nơi từng có người qua đời. Theo tâm lý thông thường, hầu như không ai muốn chuyển vào sống trong những căn nhà như vậy, đặc biệt là người Nhật vốn tin vào sự tồn tại của ma quỷ.
Nhưng có bất động sản mà không bán được, không cho thuê được thì cũng… hơi phí. Để khách hàng yên tâm hơn, nhiều chủ nhà đã nghĩ ra cách thuê người tới ở thử. Những người này sẽ chứng minh căn nhà “bình yên vô sự”, tạo tiền đề cho việc mua bán/thuê nhà thuận lợi hơn.
Nghề nhặt tử thi
Nhật Bản là một trong những quốc gia top đầu thế giới về tỷ lệ stress. Cuộc sống bận rộn cùng vô vàn áp lực khiến nhiều người Nhật tìm đến tự tử như một cách để giải thoát. Nhiều người chọn cách nhảy xuống đường tàu tự tử, mà không nghĩ đến việc gây cản trở cho công tác ở nhà ga. Vì vậy, nghề nhặt tử thi đã ra đời để dọn dẹp hiện trường, trả lại đường ray thông thoáng phục vụ cho hành khách.
Nghề "cưa cẩm" hộ
Ở Nhật Bản, dịch vụ "cưa cẩm" hộ đang là "hot trend" trong thời gian gần đây. Khách hàng thường tìm đến dịch vụ này để có thể ly hôn với vợ/chồng một cách hợp lý. Họ chỉ việc bỏ tiền để thuê người đến cưa cẩm hộ đối phương. Đổi lại, bên dịch vụ cũng hết sức tận tụy với nghề, sẵn sàng làm mọi việc để đạt được mục đích cuối cùng.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người