Các cổ đông lớn đã sử dụng vaitrò phủ quyết, cổ đông thiểu số đấu tranh để bảo vệ lợi ích của mình là hai hiệntượng đang nổi lên từ mùa họp đại hội đồng cổ đông của các công ty niêm yết đãvà đang diễn ra năm nay.
Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm2009 trình lần thứ nhất tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông sáng 16/4/2010 củaCông ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS - HOSE) đã không được thông qua.
Đa số cổ đông tham dự cho rằng tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúclợi khen thưởng chưa hợp lý. Ngoài ra cổ đông cũng nhấn mạnh mức khen thưởng 5%cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát nếu lợi nhuận năm 2010vượt kế hoạch là quá cao.
Chỉ đến khi, thuận theo ý kiến đề xuất của cổ đông, tỷ lệ trích lập quỹ đầu tưphát triển tăng từ 7% lên 11%; quỹ phúc lợi khen thưởng giảm từ 15% xuống 11%;mức khen thưởng cho lãnh đạo giảm từ 5% xuống 3% thì việc phân phối lợi nhuậnnăm ngoái của BHS mới được biểu quyết thông qua 100%.
Yêu cầu trích lập nhiều hơn cho quỹ đầu tư phát triển và ít hơn cho quỹ phúc lợikhen thưởng không chỉ xảy ra với BHS. Cổ đông của nhiều doanh nghiệp khác đã lêntiếng khi nhận thấy ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên khá cao. Điều này ảnhhưởng sát sườn đến quyền lợi của họ. Chẳng hạn nếu trích lập quỹ khen thưởngphúc lợi nhiều, thì lợi nhuận dành để chia cổ tức hẳn sẽ giảm đi.
Hầu hết cổ phiếu của các công ty khai thác than trên sàn Hà Nội đều tăng giáchậm hơn mức tăng chung của thị trường vì các cổ phiếu này, tuy có chỉ số tàichính cơ bản khá tốt, song doanh nghiệp lại trích lập quỹ phúc lợi khen thưởngquá nhiều. Các doanh nghiệp khai thác than thường chỉ trả cổ tức 12%/năm bằngtiền mặt trong khi lợi nhuận trước thuế có thể bằng 50-100% vốn điều lệ.
|
So với trước đây, tuy vẫn còn một số công ty phải tổ chức họp đại hội đồng lần hai, lần ba vì số cổ đông tham dự không đủ 65%, nhưng cổ đông thiểu số đang thể hiện vai trò đóng góp ý kiến, phản biện, chất vấn tích cực hơn ở mùa đại hội năm nay |
Cũng liên quan đến bảo vệ lợi ích, cổ đông nhànước là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốnNhà nước (SCIC) lần đầu tiên đã yêu cầu thay đổiphương án phát hành cổ phiếu ưu đãi cho ngườilao động tại Công ty Cổ phần Giống cây trồngmiền Nam (SSC - HOSE). Hội đồng Quản trị SSC đềxuất phương án phát hành nửa triệu cổ phiếuthưởng cho cán bộ công nhân viên (bằng 10% lượngcổ phiếu phát hành thêm để tăng vốn từ 100 lên150 tỉ đồng), nhưng SCIC bác bỏ.
SCIC yêu cầu chào bán cho cán bộ công nhân viênvới giá ưu đãi bằng 60% giá bình quân của baphiên gần nhất trước ngày đăng ký cuối cùng chốtthưởng thay vì thưởng (không phải đóng tiền mua).Với vai trò cổ đông lớn và có quyền phủ quyếttại đại hội, đề nghị của SCIC đã được SSC thôngqua.
So với trước đây, tuy vẫn còn một số công typhải tổ chức họp đại hội đồng lần hai, lần ba vìsố cổ đông tham dự không đủ 65%, nhưng cổ đôngthiểu số đang thể hiện vai trò đóng góp ý kiến,phản biện, chất vấn tích cực hơn ở mùa đại hộinăm nay.
Tuy nhiên không phải ở cuộc họp nào cổ đông bênngoài cũng giành ưu thế. Ở những đơn vị niêm yếtmà vốn nhà nước còn chiếm từ 51% trở lên, các kếhoạch kinh doanh năm 2010, chia thưởng phát hànhcổ phiếu... đều do cổ đông nhà nước quyết định.Dù cổ đông bên ngoài phản đối, họ cũng không sởhữu đủ tỷ lệ cổ phiếu để bảo vệ ý kiến của mình.
Cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Tổng công tyPhân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM - HOSE) là mộtthí dụ. DPM đặt chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận,cổ tức năm nay thấp hơn hẳn năm ngoái. Năm naykế hoạch doanh thu, lợi nhuận trước thuế, cổ tứccủa tổng công ty tương ứng là 5.646 và 1.007 tỉđồng và 13% so với mức thực hiện 6.830 và 1.520tỉ đồng và 20% năm 2009.
Việc lợi nhuận giảm tới 33,8% đã khiến cổ đôngnhỏ lẻ không hài lòng. Họ lập luận chỉ tiêu nhưvậy là khiêm tốn, không phản ánh đúng năng lựcdoanh nghiệp. Và họ có lý bởi quý 1/2010 doanhthu của DPM đã đạt 1.600 tỉ đồng, lợi nhuậntrước thuế gần 400 tỉ đồng.
Ngoài ra, những chất vấn của cổ đông thiểu số vềhiệu quả kinh doanh nhập khẩu phân bón cũngkhông được trả lời thỏa đáng. Tổng công ty giảithích do là doanh nghiệp đầu ngành, DPM nhậpphân bón chủ yếu để bình ổn giá thị trường, chứkhông đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Năm2008 nhập khẩu phân khiến DPM lỗ, còn năm ngoáicũng chỉ lãi rất ít, chưa đầy 50 tỉ đồng.
Song bức xúc của cổ đông cũng chỉ để cho có,không thể thay đổi các chỉ tiêu đề ra vì PetroVietnam vẫn đang nắm giữ 60% cổ phần DPM và giữquyền quyết định khi bỏ phiếu.
Năm nay không có nhiều công ty niêm yết đưa rakế hoạch lợi nhuận đột biến so với năm trước.Ngay cả các công ty bất động sản, vốn được xemlà đầu tàu về tăng trưởng lợi nhuận, cũng tỏ rathận trọng khi công bố chỉ tiêu lợi nhuận và cổtức.
Kết quả kinh doanh quý 1/2010 của một số công tyđã hé mở thấy lợi nhuận chỉ bằng 20-25% kế hoạchnăm. Cổ đông nói chung không thỏa mãn với kếtquả đó, nhưng phỏng đoán như một nhà đầu tư, cóthể các doanh nghiệp chưa muốn hạch toán hết lợinhuận vào quý 1 vì còn được giãn thời hạn nộpthuế.
So với trước đây, tuy vẫn còn một số công typhải tổ chức họp đại hội đồng lần hai, lần ba vìsố cổ đông tham dự không đủ 65%, nhưng cổ đôngthiểu số đang thể hiện vai trò đóng góp ý kiến,phản biện, chất vấn tích cực hơn ở mùa đại hộinăm nay.
Theo Lưu Hảo