Không biết từ khi nào,các “cư dân mạng” trên các diễn đàn (đặc biệt là diễn đàn dành cho giới trẻ) đãtự cho mình quyền bình phẩm, thậm chí có nhiều ý kiến bình phẩm còn mang tínhxúc phạm nhân vật được nhắc đến. Sau khi “topic” (chủ đề) được đưa ra, các thànhviên trên diễn đàn tha hồ “ném gạch ném đá”, bất chấp những hậu quả có thể gâyra cho người được nhắc đến trong topic đó.


Nếu không dính đến người nổi tiếng thì sao?

Ngày 26/10, bà Lê Nguyễn Hương Trà, chủ nhân blog “Cogaidolong” vừa bị cơ quanan ninh bắt giữ để điều tra về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâmphạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, bà Hương Trà đã có hành vi vi phạm khi đăng tảimột số bài viết trên blog “Cô gái Đồ Long” của mình, gây ảnh hưởng đến uy tín,danh dự của một số cá nhân và một lãnh đạo nhà nước.

 

Sự việc này được cơ quan quản lý quan tâm và trở nênthu hút bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: Liên quan đến những người nổi tiếng;liên quan đến một lãnh đạo nhà nước; bản thân blog “Cogaidolong” từ năm 2007cũng đã quá nổi tiếng trong cộng đồng mạng sau khi bà Hương Trà – chủ nhân blog- vì cho rằng, trên blog “cogaidolong”, bà Hương Tràđã viết không đúng sự thật về live show "Mưa" của cô.

Blogger Hương Trà trong phiên tòa vụ kiện "đòi bồi thương danh dự" với nguyên đơn là ca sĩ Phương Thanh. Ảnh: Công Quang.



Như vậy, có thể thấy toàn bộ những nhân vật liên quan trong sự việc này đều ítnhiều đều được mọi người biết đến (đặc biệt là trong cộng đồng mạng).

Đặt ra một giả thiết: Nếu người vu khống và người bị vu khống đều là những nhânvật “vô danh” thì việc xử lý (như đối với bà Trà) liệu có xảy ra hay không?

Cứ lên mạng là được quyền “thoải mái chửi bới”?

 

Không biết từ khi nào các “cư dân mạng” trên cácdiễn đàn (đặc biệt là diễn đàn dành cho giới trẻ) đã tự cho mình quyền bìnhphẩm, thậm chí có nhiều ý kiến bình phẩm còn mang tính xúc phạm nhân vật đượcnhắc đến.

Sau khi “topic” (chủ đề) được đưa ra, các thành viên trên diễn đàn tha hồ “némgạch ném đá”, bất chấp những hậu quả có thể gây ra cho người được nhắc đến trongtopic đó.

Ngày nay, những người thường xuyên ra vào các diễn đàn (nhất là diễn đàn giảitrí dành cho giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi 9X trở lên) có thể dễ dàng bắt gặpnhững câu chửi bậy hết sức tục tĩu nhằm vào nhân vật được một thành viên khácnêu ra trong bài viết.

Trên diễn đàn h…9x..com, một nhân vật tên T.T được đưa lên làm tâm điểm bàn luậnvới những bức hình tình cảm với bạn trai. Nhân vật tên T. này xinh đẹp và còntrẻ măng (được chủ topic mô tả là mới 17 tuổi).

Không biết chủ topic quen thân, hiểu biết về nhân vật đến đâu, nhưng lời lẽ bìnhphẩm thì không khác gì kiểu nhân vật này đang “tự thú”: “17 tuổi nhưng bẻ gãyviên thuốc tránh thai và nhai rau ráu viên thuốc lắc” (!?). Chưa hết, chủ topicnày còn kể lể chi tiết về quá khứ ăn chơi và yêu đương “hoành tráng” của T.T màcó khi nghe xong, đến dân chơi thứ thiệt cũng phải “tái mặt”.

“Được lời như cởi tấm lòng”, các thành viên khác không biết có quen biết haykhông, cũng thi nhau hùa vào chửi bới nhân vật T.T này với những lời lẽ… chỉ dámnhìn rồi im lặng chứ không dám nói lại cho người khác nghe! Thậm chí, các thànhviên này còn buông những lời lẽ xúc phạm cả gia đình nhân vật T.T vì cho rằng“gia đình T.T đã không biết đường giáo dục con cái” (?!)

Tự tử vì bị xúc phạm trên mạng xã hội

Năm 2008, một cô bé 13 tuổi ở Mỹ đã tự tử sau khi bị bạn bè của chính mình và của những người khác trong danh sách bạn bè sỉ nhục bằng những lời lẽ hận thù.

 

Trong quá trình điều tra, các nhà chức trách cho rằng khi tham gia Internet, người ta cần xác định họ có thể tiến xa tới đâu và khi nào nên dừng lại. Họ cần lường trước hậu quả và chịu trách nhiệm với mọi hành động của mình.


Còn đối với người nổi tiếng, với những hotgirl xinh đẹp sành điệu thì việc cácthành viên trên các diễn đàn bình phẩm một cách dung tục về ngoại hình đã trởthành chuyện “thường ngày ở huyện”.

 

Với tốc độ phủ sóng và lan truyền nhanh, mạnh mẽ nhưhiện nay của mạng internet, liệu những nhân vật như T.T ở trên sẽ gặp phải nhữngrắc rối thế nào trong cuộc sống? Mọi công dân có quyền tự do ngôn luận theo quyđịnh của luật pháp, nhưng với cách hành xử như trên thì liệu có phải những thànhviên trên diễn đàn kia cũng mắc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạmlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”?

Cũng với cách hành xử như thế này, đã có không ít người “khốn đốn” vì trở thànhtrò cười cho thiên hạ khi hình ảnh của mình bị sử dụng một cách vô tội vạ trongcác bài viết “đọc xong mà nóng hết cả người”, số điện thoại cá nhân cũng bịtrưng ra như cách mà gái làng chơi hay dùng để mồi chài khách, vv…
 

Blog cô gái đồ long của Lê Nguyễn Hương Trà có nhiều bài viết với nội dung xúc phạm, danh dự uy tín của nhiều cá nhân. Ảnh: Đ.Đ


Cần lường trước hậu quả

Anh S., chủ nhân blog M. (đề nghị được giấu tên) là một trong những blog “hot”nhất trong cộng đồng mạng vài năm trở lại đây cho rằng, vấn đề đạo đức trong thếgiới ảo hầu như không được mọi người quan tâm.

Bằng chứng là họ cứ thoải mái chửi bới và xúc phạm những con người cụ thể ở hếtdiễn đàn này đến diễn đàn khác.

“Điều nguy hiểm hơn cả mà tôi nhận thấy là những công dân ảo trên coi việc xúcphạm một con người bằng xương bằng thịt trong đời thực là một “thú vui”, làchuyện bình thường, và khi được bình phẩm người khác theo một cách không giốngai họ cảm thấy hả hê, sung sướng, giải tỏa được stress (có người đã “nghiện” cảblog và diễn đàn). Tôi không hiểu tâm lý này bắt nguồn từ đâu, nhưng thật sựđiều này thể hiện ngày càng rõ nét”, anh S. nói.

Anh S. cho rằng, ngày nay, con đường chuyển tải thông tin không còn giới hạn ởcách truyền miệng, đọc báo, đọc sách. Lan truyền bằng internet là lan truyềnnhanh nhất, mạnh nhất và gây áp lực rất nặng nề cho người bị đem ra bình phẩm,bởi hầu như tất cả các ý kiến đều được tất cả mọi người đọc. Các diễn đàn tự dothường không phân biệt hay xử lý mà cứ đưa thẳng những lời bình thiếu chính xáclên mạng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân vật.

Chính anh S. đã chứng kiến có những hotgirl bị gia đình bạn bè cấm chơi cùng vìkhông muốn con cái bị mang tiếng lây vì "chơi bời với đứa “hư hỏng”, ngoài khoengực khoe mông thì không còn gì để khoe nữa". “Mà thực tế thì không phải tất cảđều như vậy”, anh S. nói.

Theo quan điểm riêng của mình, anh S. cho biết thế giới ảo đang tạo ra diện mạohoàn toàn khác trong cuộc sống của giới trẻ. “Trên diễn đàn, họ được quyền nóilên suy nghĩ của mình, nhưng nếu điều đó làm hại cuộc sống của người khác thìcần phải phê phán. Với mỗi việc mình làm, kể cả trên diễn đàn, cần lường trướchậu quả”, anh S. nói.
 

Điều 121 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người thi hành công vụ, đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.


Theo Vietnamnet