Năm nay tôi 70 tuổi, đã nghỉ hưu được gần 10 năm. Trước khi về hưu, tôi từng là lãnh đạo của một công ty. Tôi có được vị trí đó nhờ năng lực và sự cống hiến không ngừng, nên cấp trên rất tin tưởng, không ngần ngại thăng chức và tăng lương cho tôi.

Công việc ấy giúp gia đình tôi có cuộc sống khá giả, dù làm lãnh đạo không hề dễ dàng. Áp lực công việc chồng chất, nhiều lúc bị đồng nghiệp ghen ghét, thậm chí hãm hại, nhưng tôi vẫn kiên trì vượt qua. Tôi hiểu rằng, kiếm tiền vốn chẳng bao giờ dễ dàng, muốn lo cho gia đình thì phải chấp nhận đánh đổi.

Nhờ vậy, khi nghỉ hưu, tôi nhận được mức lương 15 triệu mỗi tháng. Với số tiền này, tôi hoàn toàn có thể an hưởng tuổi già mà không phải lo nghĩ. Tuy nhiên, tôi không tiết lộ thu nhập thực sự của mình cho ai ngoài vợ. Ngay cả con cái cũng không biết. Tôi quan niệm, của cải nên giữ kín, đừng khoe khoang để tránh bị vay mượn hoặc trục lợi.

Tôi có một trai, một gái. Con gái lấy chồng xa, còn con trai làm việc trong thành phố, đã lập gia đình. Khi các con đều đã yên bề gia thất, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn, không còn phải lo lắng cho chúng nữa. Thế nhưng, dù đã hy sinh rất nhiều, tôi chưa từng nhận được lời cảm ơn từ con. Ngược lại, chúng thường xuyên gọi điện xin tiền. Mỗi lần như vậy, tôi đều từ chối và nói rằng mình không có. Tôi làm vậy không phải vì keo kiệt, mà vì không muốn chúng trở thành những đứa con chỉ biết ăn bám vào bố mẹ. Đã lập gia đình thì phải tự lo liệu, có áp lực mới có động lực phấn đấu.

Nhưng cũng vì thái độ cứng rắn của tôi, chúng dần trở nên lạnh nhạt. Cả năm được một vài lần thăm, ngay cả khi mẹ chúng ốm nặng phải phẫu thuật, chúng vẫn viện cớ bận việc. Thực ra, chúng chỉ sợ phải đóng viện phí, dù tôi chưa bao giờ định bắt chúng chi trả. Vợ tôi buồn bã đến mức suy sụp, cuối cùng qua đời vì ca phẫu thuật không thành công.

Kể từ đó, tôi sống cô độc như một cụ già không nơi nương tựa. Tôi khao khát được đoàn tụ với con cháu, nhưng dù cố gắng thế nào, chúng vẫn thờ ơ. Dần dần, tôi nhận ra, con cái không thể trông cậy được, về già chỉ có thể dựa vào chính mình". Tôi định thuê người chăm sóc hoặc vào viện dưỡng lão khi không thể tự lo được nữa.

Nhưng rồi tuổi già khiến sức khỏe tôi sa sút, phải thường xuyên đi khám bệnh. Bác sĩ khuyên nên có người nhà đi cùng để đảm bảo an toàn. Nhìn những đứa con của hàng xóm quây quần bên cha mẹ, lòng tôi chua xót. Cuối cùng, tôi quyết định thử đề nghị con trai cho tôi dọn đến ở cùng.

Tôi nói với con: "Con à, bố già rồi, không thể sống một mình được nữa. Bác sĩ bảo nếu cứ ở riêng, dễ xảy ra chuyện nguy hiểm. Bố muốn chuyển đến nhà con để tiện có người chăm sóc. Bố biết điều này có thể khiến con khó xử nhưng con là con trai bố, phụng dưỡng bố là trách nhiệm của con".

Con trai im lặng hồi lâu, cuối cùng gật đầu đồng ý. Tôi vui mừng khôn xiết, dù không biết nó có thật lòng hay không. Tôi quyết định giấu không nói về khoản lương hưu 15 triệu kia, chỉ giả vờ rằng mình không có tiền. Tôi muốn thử lòng con trai và con dâu. Nếu chúng đối xử tốt với tôi, tôi sẽ giao hết tài sản cho chúng. Còn nếu không, tôi sẽ rời đi ngay.

Trước khi đến nhà con, tôi còn mua quà cho cháu nội, cháu ngoại, cùng nhiều trái cây để làm hài lòng con dâu. Nhưng khi tới nơi, cả hai vợ chồng nó đều tỏ ra lạnh nhạt ngay ngày đầu tiên.

Cháu nội hỏi tôi: "Ông ơi, sao ông lại đến đây ở?". Câu nói ngây thơ nhưng khiến tôi đau lòng, vì tôi biết chắc chắn do cách dạy dỗ con của chúng nó nên cháu mới hỏi vậy.

Có lương hưu 15 triệu tôi giả nghèo đến nhà con trai nhưng một việc làm của con dâu khiến tôi bỏ đi ngay lập tức

Đến trưa, tôi đói bụng, liền nhắc con dâu nấu cơm. Ai ngờ, nó mang cho tôi một gói mì tôm và nói: "Bố tạm ăn cái này đi, chưa đến giờ cơm. Ở đây mọi người ăn uống đúng giờ lắm".

Tôi tức giận vô cùng. Tôi là bố chồng, sao nó dám đối xử như vậy? Tôi định nói chuyện với con trai, nhưng nó giả vờ nghe điện thoại rồi trốn vào phòng. Sau đó, lén nghe được câu chuyện của hai vợ chồng nó, tôi càng thất vọng hơn.

Con dâu nói: "Bố lại đến đây làm phiền. Thôi cứ làm lơ vài bữa, ông tự khắc chán mà về".

Con trai tôi đáp: "Ừ, nhưng chắc ông cũng còn dư ít tiền trước khi bà qua đời. Mình phải dụ ông đưa hết tiền cho mình giữ".

Nghe xong, tôi lặng người. Tôi đập tan gói mì tôm, xách túi lên và bỏ về nhà ngay lập tức.

Giờ đây, tôi đã hiểu, dù là con ruột cũng chẳng trông cậy được gì. Số phận tôi thật hẩm hiu, may mà tôi còn tiền và lương hưu để tự lo cho bản thân. Tôi quyết định thuê người giúp việc, sống những năm tháng cuối đời ở quê!

Theo Thương trường