“Sau Đại lễcó nhiều việc cần làm, đặc biệt tiền Đại lễ phải báo cáo. Trong kỳ họp Quốc hộivừa rồi thành phố đã hứa với các đại biểu là sẽ báo cáo trong kỳ họp HĐND lầnnày, nhưng tới giờ vẫn chưa có kết quả...”.
Chiều 7/12 , HĐND TPHà Nội tiếp tục họp bàn, thảo luận và thông qua nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế -xã hội, an ninh quốc phòng năm 2011 của thành phố. Trong 11 ý kiến phát biểu tạihội trường, hầu hết các đại biểu đều đặc biệt quan tâm đến những “vấn đề”trước, trong, và sau tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Các đại biểu đều cho rằng, Đại lễ là việc làm thành công lớn trong năm 2010, đểlại nhiều dấu ấn tốt trong lòng dân, không chỉ người Hà Nội mà nhân dân cả nướcvà thế giới. Ngoài các công trình, đường phố đẹp hơn, nếp sống đi vào nề nếphơn.
![]() |
Chiều 7/12, HĐND TP Hà Nội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội Thủ đô |
Tuy vậy, xung quanhcâu chuyện Đại lễ, các đại biểu vẫn còn đặt rất nhiều câu hỏi, và những vấn đềmà Hà Nội cần quan tâm giải quyết, rút kinh nghiệm, khi mà Đại lễ đã qua. Đặcbiệt, trong đó có vấn đề liên quan đến tổng chi cho Đại lễ, qua đó để phân địnhrạch ròi cái gì chi đúng, cái gì chi sai, để chỉ rõ cá nhân, tổ chức nào sai,sai đến đâu để xử lý.
“Đề nghị UBND thànhphố cần đưa thêm vào báo cáo tổng chi cho Đại lễ là bao nhiêu. Trong đó, baonhiêu từ ngân sách, bao nhiêu từ xã hội hóa, bao nhiêu cho 54 sự kiện văn hóa…Cái này chúng ta làm được, sao ta không làm, không công bố để cử tri thắc mắc.Tôi kiến nghị cần làm rõ vấn đề này.” Đại biểu Vũ Đức Tân (quận Ba Đình) bức xúc.
“Sau Đại lễ có nhiềuviệc cần làm, đặc biệt tiền Đại lễ phải báo cáo. Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồithành phố đã hứa với các đại biểu là sẽ báo cáo trong kỳ họp HĐND lần này, nhưngtới giờ vấn chưa có kết quả. Nếu không minh bạch sớm sẽ gây tâm lý hiểu lầm rằngchúng ta có gì khuất tất. Phải báo cáo càng sớm càng tốt để cho toàn dân thấyThủ đô sáng rực rỡ, chứ không phải sáng mờ mờ”, đại biểu Nguyễn Việt Hưng (huyệnĐông Anh) đưa quan điểm.
Bên cạnh đó, còn mộtsố vấn đề khác cần xem xét, cả về điều hành và việc làm. Nhiều công trình, sựkiện thể hiện rõ bệnh “nước đến cổ mới nhảy”, đại biểu Nguyễn Việt Hưng dẫnchứng, “Sát ngày Đại lễ, mới khẩn trương, dồn dập khánh thành các công trìnhchào mừng, khiến các lãnh đạo phải chạy "sô". Hay như, việc tạo các mốc thờigian 200 ngày, 100 ngày… gây sức ép về thời gian, công việc. Tạo những căngthẳng không đáng có”.
Ngoài ra, công táctổ chức cũng thể hiện bệnh thành tích, “như 3 công trình, là Đại lộ Thăng Long,Công viên Hòa Bình, Tượng đài Thánh Gióng. Tuy khánh thành đúng dịp Đại lễ,nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập, nhiều hạng mục vẫn chưa hoàn thành, nhiềuchỗ vẫn ngổn ngang” ông Hưng nêu ví dụ.
Đại biểu Vũ Đức Tânlại nêu một số việc làm không cần thiết, gây lãng phí. Như lát vỉa hè, vì cónhiều vỉa hè cách đây vài năm mới làm, giờ lại móc lên làm mới, gây lãng phí, cửtri không chấp nhận. “Những việc làm như thế là không nên” ông Tân kết luận.
Ngoài ra, một số vấnđề quản lý, khai thác những công trình hậu Đại lễ, cũng được nhiều đại biểu quantâm, đại biểu Đô Thị Xuân Phương (huyện Đông Anh) đặt vấn đề: “Chúng ta phải làmsao có giải pháp khai thác, phát huy thành quả của Đại lễ, cả các công trình vậtchất và tinh thần. Thực tế, sau Đại lễ nhìn đường phố lại bẩn, lại bụi…”
Kết luận về nhữngkiến nghị của đại biểu HĐND quanh vấn đề tổ chức Đại lễ, ông Lê Quang Nhuệ, PhóChủ tịch HĐND thành phố đề nghị: “Chi phí cho Đại lễ có nhiều ý kiến, nên đềnghị UBND thành phố cần sớm rà soát, quyết toán chi phí để sớm công khai cho dânbiết. Trong đó, cần nêu rõ có nhiều công trình có ý nghĩa, để 50 - 100 năm sauvẫn sử dụng được; bao nhiêu công trình có tính chất tinh thần”.
“Hay như, việc chi106 tỷ để tặng quà cho người nghèo, gia đình có công… đấy có thể nói là tốn kémcho nghìn năm, nhưng đó là việc làm cần thiết, thể hiện sự quan tâm của thànhphố, đền ơn với các thế hệ đã bỏ xương máu xây dựng nên thủ đô nghìn năm”, ôngNhuệ nhấn mạnh.
Theo Lê Việt
Bee