Cách Facebook đối mặt bê bối: Trì hoãn, chối bỏ, chơi bẩn

Bài viết ngày 14/11 của New York Times phơi bày cách Facebook xử lý bê bối. Mạng xã hội này dùng ba bước gồm trì hoãn, chối bỏ và định hướng

Bài viết ngày 14/11 của New York Times phơi bày cách Facebook xử lý bê bối. Mạng xã hội này dùng ba bước gồm trì hoãn, chối bỏ và định hướng.

Ngày 14/11, New York Times (NYT) đăng tải bài báo 6.000 chữ gây chấn động về những bê bối liên quan đến chính trị và dữ liệu người dùng của Facebook.

Bằng một cuộc điều tra kéo dài hàng tháng của một nhóm phóng viên, NYT đã phơi bày gần như toàn bộ cách Facebook xử lý những bê bối "tày trời" của mình.

Cách Facebook đối mặt bê bối: Trì hoãn, chối bỏ, chơi bẩn-1

Bài đăng 6.000 chữ của New York Times đã gây chấn động lớn. Facebook đã có bài đáp trả một ngày sau đó. Ảnh: New York Times.

Những phóng viên của NYT đã phỏng vấn với hơn 50 nguồn gồm các Giám đốc điều hành, nhân viên hiện tại và trước đây của Facebook, các nhà lập pháp, quan chức chính phủ, nhóm vận động hành lang và nhân viên quốc hội.

Đầu tiên, bài báo nhấn mạnh việc người đứng đầu Facebook đã mắc nhiều sai lầm khi phát hiện ra những chiến dịch tranh cử đầy lời lẽ thù địch từ tài khoản cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Đồng thời, NYT nhắc đến việc kết quả bầu cử của Mỹ chịu ảnh hưởng lớn từ Nga. Bên cạnh đó, bài viết còn nhận định việc Facebook chống khủng hoảng bằng cách vận động hành lang và định hướng dư luận. 

Theo NYT, trong lúc Zuckerberg thực hiện chuyến xin lỗi trên toàn lãnh thổ Mỹ thì bà Sheryl Sandberg, COO Facebook đã thực hiện một chiến dịch vận động hành lang để chống lại những người phê bình Facebook. Mục đích của việc này là để thay đổi, chuyển sự giận dữ của công chúng sang các đối thủ khác, tránh gây tổn hại cho mạng xã hội này.

Cách Facebook đối mặt bê bối: Trì hoãn, chối bỏ, chơi bẩn-2

New York Times cho rằng Facebook xử lý các bê bối của mình bằng cách trì hoãn, chối bỏ và định hướng dư luận. Ảnh: Getty.

Facebook cũng thuê một công ty nghiên cứu đối lập Đảng Cộng hòa để làm mất uy tín những người chống lại công ty. NYT cho rằng Facebook đã gán những người chống đối vào George Soros, một tổ chức phi lợi nhuận thường xuyên đưa ra các thuyết âm mưu chống độc tài.

Bên cạnh đó, Faceook cũng bị cáo buộc đã để Tổng thống Donald Trump tự do đăng tải bài đăng vi phạm chính sách phân biệt chủng tộc khi công khai tuyên bố sẽ cấm cộng đồng người Hồi giáo nhập cư khi ông đắc cử.

Joel Kaplan, Phó chủ tịch Chính sách Toàn cầu của Facebook, thành viên của đảng Cộng hòa cho rằng ứng cử viên Trump là người có ảnh hưởng. Nếu Facebook khóa tài khoản của ông Trump vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng sẽ ảnh hưởng tới quyền tự do ngôn luận.

Ngoài ra, bài báo của NYT cũng nói về trách nhiệm của Facebook khi để Nga can thiệp kết quả bầu cử và bê bối lộ dữ liệu của 87 triệu người dùng, Cambridge Analytica.

Bên cạnh đó, New York Times cũng đề cập đến việc Zuckerberg tỏ ra tức giận khi Tim Cook, CEO Apple chỉ trích mạng xã hội này xem người dùng là sản phẩm. New York Times cho rằng chính nguyên nhân này khiến Facebook yêu cầu nhân viên chuyển sang sử dụng điện thoại Android.

Cách Facebook đối mặt bê bối: Trì hoãn, chối bỏ, chơi bẩn-3

New York Times cho rằng Mark Zuckerberg vì quá tức giận trước phát ngôn trái chiều của Tim Cook mà buộc cấp dưới sử dụng điện thoại Android. Ảnh: Vox.

Sau khi bài báo của New York Times đăng tải một ngày, Facebook lập tức có bài hồi đáp.

Facebook cho rằng, mạng xã hội này không cố tình che đậy việc Nga có can thiệp vào bầu cử Mỹ. "Cả Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg đều cố gắng hỗ trợ quá trình điều tra của Alex Stamos (Cựu giám đốc An ninh của Facebook). Cáo buộc chậm trễ và ngăn cản Stamos điều tra của New York Times là sai sự thật", Facebook viết trong bài đăng trên trang tin của công ty hôm 15/11.

Về luận điểm của New York Times về việc tại sao Nga không được nhắc đến trong bản báo cáo cuối năm 2017 của Facebook, mạng xã hội này cho biết họ không nhắc đến từ "Nga" nhưng có trích dẫn báo cáo của chính phủ Mỹ về các hoạt động của Nga. "Chúng tôi thấy Giám đốc Tình báo Mỹ mới là nguồn đáng tin cậy", Facebook viết.

Đồng thời, Facebook cũng cho rằng việc giữ lại bài đăng của Trump là đúng đắn. Theo Facebook, dù Tổng thống Trump có vi phạm chính sách về phân biệt chủng tộc của công ty nhưng ông vẫn là ứng cử viên đang vận động tranh cử. Nếu xóa bài đăng của ông Trump, Faceboook lo ngại xâm phạm tự do ngôn luận.

Về mâu thuẫn với Apple, Facebook cho rằng cáo buộc của New York Times về việc Zuckerberg tức giận với phát ngôn của Tim Cook dẫn đến yêu cầu cấp dưới dùng điện thoại Android là sai sự thật.

"Tim Cook đã liên tục chỉ trích mô hình kinh doanh của chúng tôi và Mark Zuckerberg rõ ràng không đồng ý. Tuy nhiên, chúng tôi từ lâu đã khuyến khích nhân viên và Giám đốc điều hành của công ty sử dụng Android vì nó là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới", Facebook viết.

Theo Zing.vn


Facebook


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.