Đóng học 1,6 tỷ rồi mà phải học qua Zoom, sinh viên Mỹ sửng cồ nổi giận vì quá bất công và lãng phí

Từ lâu, kinh phí học đại học ở Mỹ đã là một vấn đề nhức nhối, với số tiền phải chi ra hàng năm có thể lên đến hàng chục nghìn đô.

Nhưng trong bối cảnh đại dịch virus corona đang hoành hành, các sinh viên trên toàn nước Mỹ - nhiều trong số đó đang vay nợ những khoản khổng lồ để trang trải cho sự nghiệp học hành của mình – bắt đầu phát cáu khi phải bỏ ra 70.000 USD mỗi năm nhưng rốt cuộc lại phải học qua Zoom.

Họ cảm thấy mình bị đối xử bất công, và yêu cầu các trường đại học phải giải quyết mọi việc thật minh bạch.

"Chúng tôi đang trả tiền cho các dịch vụ mà nhà trường chưa chuyển sang loại hình trực tuyến" – theo lời Dhrumil Shah, một sinh viên đang học bằng Thạc sỹ ngành Y tế công tại Đại học George Washington.

Đóng học 1,6 tỷ rồi mà phải học qua Zoom, sinh viên Mỹ sửng cồ nổi giận vì quá bất công và lãng phí-1


Anh sinh viên 24 tuổi này sử dụng một khoản tiền vay mượn để trang trải cho chương trình thạc sỹ kéo dài 2 năm tại thủ đô nước Mỹ. Chỉ còn vài ngày nữa là anh sẽ nhận được bằng, nhưng vì virus corona nên nhà trường đã quyết định không tổ chức lễ tốt nghiệp theo truyền thống.

Shah đã ký vào một trong nhiều đơn yêu cầu kêu gọi các trường phải hoàn trả một phần số tiền cho sinh viên. "Tôi nghĩ chất lượng của dịch vụ đã giảm sút" – Shah nói.

Anh than phiền rằng việc chuyển sang học từ xa vì lệnh giãn cách xã hội diễn ra ở Washington nhằm hạn chế sự lây lan của chủng virus chết người đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt trong cấu trúc chương trình cũng như sự hướng dẫn kèm cặp của thầy cô.

"Những người phải chấp nhận trải nghiệm này sẽ có khả năng thất bại cao" – anh nói, đồng thời thừa nhận rằng bản thân đã trở nên kém năng suất đáng kể khi không bị thúc ép bởi các hoạt động trên lớp như thường lệ.

Shah không đơn độc. Nhiều sinh viên đã và đang chỉ trích rằng trải nghiệm đại học Mỹ của họ đã bị tước bỏ - không còn những buổi chiều chơi ném đĩa ngoài sân trường, không được tham gia các lớp học trong các phòng lab công nghệ cao, và không còn những đêm tiệc tùng phóng túng.

Molly Riddick cũng đã ký vào một đơn yêu cầu ngôi trường cô đang học – Đại học New York – phải có những động thái nhằm bù đắp cho các sinh viên.

"Bất kể trường có khăng khăng thế nào đi nữa, thì họ cũng không thể truyền tải trọn vẹn một buổi giảng dạy nghệ thuật qua Zoom được" – cô nói trong một bình luận trên trang Change.org.


Một số sinh viên thậm chí còn đưa vụ việc ra tòa. Adelaide Dixon cáo buộc Đại học Miami dù đã trao bằng tốt nghiệp cho cô, nhưng giá trị của nó lại không tương xứng vì bản chất của việc học trực tuyến và các khóa học không chấm điểm mà chỉ đánh giá sinh viên theo kiểu "qua môn" hoặc "học lại". Cô đã kiện trường của mình với yêu cầu bồi thường 7 triệu đô, thay mặt cho khoảng 100 sinh viên. Có ít nhất 50 đại học và cao đẳng tại Mỹ đã bị kiện bởi các sinh viên vì những lý do tương tự.

Đóng học 1,6 tỷ rồi mà phải học qua Zoom, sinh viên Mỹ sửng cồ nổi giận vì quá bất công và lãng phí - Ảnh 2.
Khuôn viên Đại học George Washington vắng lặng vì virus corona

Thông thường, các trường đại học tỏ ra khá kín tiếng về các vấn đề pháp lý. Nhưng những trường lên tiếng thì cho biết họ bị đặt vào một tình thế khó khăn và chưa từng có tiền lệ gây ra bởi đại dịch.

Dù một số trường đã hoàn trả một phần chi phí phòng ốc và các hoạt động khác cho sinh viên, nhưng xét việc có khá nhiều sinh viên khác đã ra trường từ giữa tháng ba, chưa có trường nào hoàn trả lại các khoản học phí cho học kỳ mùa xuân vừa qua. Và mọi chuyện có lẽ còn tồi tệ hơn nữa. Chuyện gì sẽ xảy ra vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu, khi mà các lớp học sẽ trở lại như thông thường? Liệu 20 triệu sinh viên từng học có quay lại các ngôi trường tại Mỹ của họ hay không?

Trong nội bộ các trường đại học, tranh cãi đang nổ ra. "Tôi hi vọng mình sẽ có thể quay lại" - Ashwath Narayanan, 19 tuổi, sinh viên Đại học George Washington, cho biết.

Anh nói rằng các thầy cô trong trường hứa hẹn sẽ hướng dẫn sinh viên chu đáo hơn trong 10 ngày tới, nhưng cũng thừa nhận rằng "tôi đã chuẩn bị tinh thần có thể sẽ không quay lại nữa". Thật khó để hình dung cuộc sống tại các trường đại học sẽ trở lại bình thường ra sao, như thể đại dịch virus corona chưa từng xảy ra vậy.

"Ký túc xá và các quán cafe tự phục vụ có thể sẽ hoạt động như các tiệm tạp hoá", với các quy định về dãn cách xã hội được thực thi nghiêm ngặt cùng hàng tá nước rửa tay sát khuẩn xuất hiện khắp nơi.

Pamella Oliver, Phó Chủ tịch mảng giáo dục tại Đại học bang California nói rằng: "Chúng tôi cho rằng vào mùa thu này, hoạt động của chúng tôi sẽ diễn, ra trong không gian ảo". Nhưng với nhiều trường, việc đưa mọi thứ lên không gian ảo sẽ gây thêm áp lực lên các sinh viên và phụ huynh của họ, những người trực tiếp chi trả cho việc học của con em, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Mỹ.

"Nhiều sinh viên và gia đình sẽ có thu nhập ít đi, và sẽ có ít tiền hơn để chi cho chương trình học phổ thông trung học (postsecondary education)" – Ted Mitchell, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Mỹ cho biết.

Mitchell dự báo số lượng sinh viên ghi danh trong năm tiếp theo sẽ giảm đến 15%, tương đương với việc các trường học sẽ thiệt hại khoảng 23 tỷ USD lợi nhuận. Đó là một con số khổng lồ.

Trong khi các trường đại học hàng đầu như Harvard, Yale, và Stanford có nguồn tài chính dồi dào và có thể vay theo ý muốn, nhiều trường quy mô nhỏ hơn có thể sẽ phá sản nếu số lượng sinh viên đăng ký học tụt dốc không phanh như vậy.

 

Theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/dong-hoc-16-ty-roi-ma-phai-hoc-qua-zoom-sinh-vien-my-sung-co-noi-gian-vi-qua-bat-cong-va-lang-phi-22020135153240678.htm

học qua zoom


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.