- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học người Nhật cách "thông gió" để đối phó với COVID-19
Môi trường "thông gió" được xem là vấn đề quan trọng trong các biện pháp chống lại loại virus corona mới, nhưng làm thế nào cho đúng và chính xác? Hãy xem các kỹ sư Nhật chia sẻ về việc này.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản mới đây đã đưa ra văn bản hướng dẫn mang tên "Các biện pháp kiểm soát bệnh truyền nhiễm mới từ coronavirus", trong đó chứa các khuyến cáo về các trường hợp có nguy cơ xảy ra lây nhiễm chéo dịch bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Đó là "không gian kín với khả năng thông gió kém", "nơi nhiều người đông đúc" và "những cuộc trò chuyện khoảng cách gần".
Cơ quan này cũng khuyến khích người dân thông gió nơi ở, như "trong môi trường có cửa sổ, hãy mở các cửa sổ này theo hai hướng cùng một lúc, nếu có thể, để thực hiện việc thông gió". Tuy nhiên, chưa có các thông tin cụ thể hơn về mức độ thông gió bao nhiêu là đủ và nên làm như thế nào cho phù hợp. Bởi tùy môi trường cụ thể, các tình huống phát sinh sẽ đòi hỏi những biện pháp thông gió khác nhau.
Để giải đáp vấn đề này, Viện Kiến trúc Nhật Bản và Hiệp hội kỹ sư điều hòa không khí đã đứng ra chia sẻ cách mọi người nên thực hiện việc "thông gió" như sau.
1. Tốc độ thông gió là 2 lần/giờ
Khái niệm này thường bị hiểu nhầm là "mở cửa sổ hai lần một giờ". Nhưng không đúng. Tốc độ thông gió là một chỉ số cho thấy tốc độ trao đổi không khí, tính bằng số lần mà cả thể tích không khí bên trong được thay thế mỗi giờ. Nó được xác định bởi kích thước của cửa vào và cửa ra khi không khí được trao đổi, cũng như kích thước của chính căn phòng.
Khi số lần thông gió tăng lên, không khí cũ trong nhà có thể được pha loãng với không khí mới bên ngoài và dần dần được thay thế nhanh hơn.
2. Thông gió tự nhiên và thông gió cơ học
Thông gió có thể được chia thành "thông gió tự nhiên" trong đó các cửa sổ được mở và "thông gió cơ học" tức là sử dụng quạt. Trong các tòa nhà và phương tiện giao thông như xe hơi có cửa sổ, cách hiệu quả nhất là để mở cửa sổ một cách chủ động để lấy không khí bên ngoài vào. Ô tô cũng nên đặt chế độ lấy không khí bên ngoài thay vì "chế độ lưu thông không khí bên trong". Tuy nhiên, trên xe hơi, điều quan trọng là phải kiểm tra xem các cổng nạp và xả không bị chặn.
3. Thông gió trong phòng không có cửa sổ
Trong các tòa nhà hay văn phòng, thiết bị điều hòa không khí thường được sử dụng để cung cấp không khí. Tuy nhiên, muốn thông gió, cần duy trì luồng không khí mới từ bên ngoài vào, dù chúng sẽ làm giảm hiệu quả làm mát hoặc sưởi ấm của điều hòa. Lúc này, có thể cần tới sự trợ giúp của các thiết bị thông gió cơ học.
Máy điều hòa không khí trong gia đình thông thường chỉ giúp lưu thông không khí chứ không hỗ trợ việc thông gió. Người dùng nên mở cửa sổ hoặc vận hành hệ thống thông gió trong các phòng chỉ có điều hòa.
4. Máy lọc không khí
Các loại máy lọc không khí nói chung gần như không có hiệu quả rõ rệt trong việc thông gió, bởi lượng không khí đi qua máy nhỏ hơn nhiều so với thể tích không khí cần lưu thông để đảm bảo tốc độ thông gió. Do hiệu suất và phạm vi ảnh hưởng kém của máy lọc không khí, người dùng nên sử dụng việc thông gió phổ thông như mở cửa sổ và dùng quạt, thay vì chỉ dựa vào máy lọc không khí.
Theo Tổ Quốc
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.