- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ông Trump vừa ký một sắc lệnh khiến hàng loạt hãng công nghệ phải 'kêu trời'
Sắc lệnh vừa được tổng thống Mỹ ký sẽ cắt đứt nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
Hôm qua 22/6, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh tạm thời tạm dừng việc cấp thị thực làm việc, đặc biệt bao gồm cả chương trình thị thực H-1B cho những người lao động có tay nghề cao. Hành động này ngay lập tức đã cắt đứt một nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ Mỹ, vốn từ lâu đã phàn nàn về sự thiếu hụt nhân tài.
Theo một ước tính của một quan chức chính quyền cấp cao chia sẻ với tờ Wall Street Journal, thì các hạn chế sẽ cấm khoảng 525.000 người vào nước này, bao gồm 170.000 người có thẻ xanh đã bị ngăn chặn vào Mỹ kể từ tháng 4 .
Tuy nhiên sắc lệnh này không áp dụng cho những người lao động đã có thị thực hợp lệ và nó được đưa ra nhằm giúp hỗ trợ việc làm cho những người Mỹ đang thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, theo chính quyền Trump nói. Ông Trump cho biết tỷ lệ thất nghiệp đã tăng gấp bốn lần từ giữa tháng hai và tháng ba năm nay.
"Công nhân Mỹ cạnh tranh với các công dân nước ngoài để tìm việc làm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế của chúng ta", ông Trump chia sẻ. "Nếu không có sự can thiệp, Mỹ sẽ phải đối mặt với khả năng kéo dài sự phục hồi kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục nếu nguồn cung lao động vượt xa nhu cầu lao động".
Ông Trump đang tìm mọi cách để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.
Nhưng các đại diện của ngành công nghệ rõ ràng không thoải mái với sắc lệnh này. Họ đã lên tiếng cảnh báo rằng quyết định này sẽ cản trở khả năng tuyển dụng công dân nước ngoài có tay nghề cao của các công ty. Bởi khoảng 3/4 trong số 85.000 thị thực H-1B được phân bổ mỗi năm là dành cho những người làm việc trong ngành công nghệ.
Nhiều tập đoàn công nghệ khổng lồ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm không đồng tình với quan điểm của chính quyền Trump.
"Bây giờ không phải là lúc để ngăn cách quốc gia của chúng ta khỏi các nhân tài của thế giới hoặc tạo ra sự không chắc chắn và lo lắng", Brad Smith, cố vấn trưởng của Microsoft, chia sẻ trên mạng xã hội Twitter. "Người nhập cư đóng một vai trò quan trọng tại công ty của chúng tôi và hỗ trợ các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước chúng ta. Họ đang đóng góp cho đất nước này vào thời điểm chúng ta cần họ nhất."
Amazon thì thẳng thừng gọi sắc lệnh này là "thiển cận".
"Ngăn chặn các chuyên gia có tay nghề cao vào đất nước và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ khiến khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ gặp rủi ro", một phát ngôn viên của Amazon cho biết. "Giá trị của các chương trình visa cho người có kỹ năng cao rất rõ ràng và chúng tôi rất biết ơn nhiều nhân viên Amazon từ khắp nơi trên thế giới đã đến Mỹ để đổi mới các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng".
Google cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
"Người nhập cư không chỉ thúc đẩy các đột phá công nghệ và tạo ra các doanh nghiệp và việc làm mới mà còn làm phong phú thêm cuộc sống của người Mỹ", phát ngôn viên của Google - Jose Castaneda - nói trong một tuyên bố. "Thành công liên tục của Mỹ phụ thuộc vào các công ty có quyền thu hút các tài năng tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt bây giờ, chúng tôi cần những tài năng đó để góp phần phục hồi kinh tế của Mỹ."
Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai, chính là một người nhập cư Ấn Độ. Ông cũng chia sẻ: "Thất vọng vì tuyên bố hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục sát cánh với người nhập cư và làm việc để mở rộng cơ hội cho tất cả mọi người."
Giám đốc điều hành YouTube, Susan Wojcicki, có bố là người nhập cư, đến từ Ba Lan vào năm 1949. Bà viết trên Twitter: "Nhập cư là trung tâm của các câu chuyện của nước Mỹ và nó là trung tâm trong câu chuyện của chính gia đình tôi. Gia đình tôi đã thoát khỏi nguy hiểm và tìm được một ngôi nhà mới ở Mỹ."
H-1B là cơ sở của nguồn cung lao động nước ngoài quan trọng cho các công ty công nghệ.
Phát ngôn viên của Facebook thì cho biết tuyên bố của Trump đang cố gắng tận dụng đại dịch để hạn chế nhập cư nhưng sẽ việc này khiến quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia trở nên khó khăn hơn.
Đại diện Twitter thì cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu sự đa dạng, thứ vốn được coi là "tài sản kinh tế lớn nhất của nước Mỹ".
"Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tham gia lực lượng lao động của chúng ta, đóng thuế và đóng góp cho khả năng cạnh tranh toàn cầu của nước Mỹ trên trường quốc tế", Jessica Herrera-Flanigan, phó chủ tịch về chính sách công của Twitter, cho biết trong một tuyên bố.
Uber cũng chỉ trích sắc lệnh này, nói rằng nhập cư giúp thúc đẩy sự đổi mới.
Một nhóm ngành đại diện cho những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google và Facebook thì cho biết động thái này sẽ cản trở khả năng của các công ty công nghệ trong việc đưa ra quyết định về lực lượng lao động.
"Đây là chính sách tồi tệ không thể tin được ở mọi cấp độ", Aaron Levie, CEO của công ty dịch vụ điện toán đám mây Box chia sẻ.
Còn Liên minh Tự do Dân sự Hoa Kỳ thì cáo buộc chính quyền Trump đang sử dụng đại dịch như một cái cớ để viết lại luật nhập cư.
"Đây không phải là động thái phản hồi với Covid-19 hay phản ứng kinh tế", đại diện liên minh này tuyên bố. "Đó là việc khai thác một đại dịch để đưa ra các chính sách gây chia rẽ và định hình lại luật nhập cư, trong khi thay thế cho Quốc hội."
Theo Trí thức trẻ
-
Công nghệ22/12/2023VNPT Cyber Immunity với nền tảng quản lý An toàn thông tin (VNPT MSS) sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh mất an toàn thông tin, lộ lọt dữ liệu, trước các cuộc tấn công từ trong và ngoài tổ chức.
-
Công nghệ16/11/2020Ngày 16/11 Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (Tập đoàn Vingroup) chính thức ra mắt Vsmart Bee Lite - mẫu điện thoại thông minh được trang bị tính năng 4G, mức giá thấp chưa từng có.
-
Công nghệ14/07/2020Chỉ trong một quãng thời gian ngắn, TikTok trở thành "mạng xã hội đáng sợ nhất thế giới". Tại sao ứng dụng Trung Quốc bị tẩy chay dữ dội như vậy?
-
Công nghệ24/06/2020iOS 14 mang đến vô số tiện ích mới lạ và tiện dụng trên dòng sản phẩm iPhone của Apple.
-
Công nghệ24/06/2020Với những bước đơn giản dưới đây, người dùng đã hạn chế thấp nhất nguy cơ bị hacker tấn công chiếm quyền Facebook.
-
Công nghệ24/06/2020Số lượng vụ trộm cướp tiền điện tử tăng nhanh trong năm 2019, các đối tượng cũng có xu hướng thực hiện các vụ trộm với quy mô lớn hơn.
-
Công nghệ23/06/2020Đặc biệt với chị em công sở càng nên nắm vững để không mất tài khoản và thông tin cá nhân đáng tiếc nhé!
-
Công nghệ23/06/2020Nhiều thương hiệu lớn đang tẩy chay quảng cáo trên Facebook để phản đối việc yếu kém trong xử lý ngôn từ thù địch và thông tin sai lệch của mạng xã hội này.
-
Công nghệ23/06/2020Hệ điều hành mới dành cho iPhone hỗ trợ widget tại màn hình chính, cho phép xem video trong khi làm việc khác, cập nhật tính năng cho các phần mềm khác.
-
Công nghệ23/06/2020Apple bước vào Hội nghị WWDC 2020 trong lúc phải đối mặt với làn sóng phản ứng gay gắt nhất từ giới công nghệ kể từ khi App Store “chào đời" năm 2008.
-
Công nghệ22/06/2020FaceApp là ứng dụng đang “gây sốt” trên mạng xã hội với tính năng “chuyển đổi giới tính”. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ứng dụng này lấy cắp thông tin người dùng, liệu điều này có chính xác?
-
Công nghệ22/06/2020Khi xe sắp hết nhiên liệu, trước khi qua đoạn đường ngập nước, trước khi tắt máy,... là những thời điểm mà điều hoà trên ô tô cần phải được tắt.
-
Công nghệ22/06/2020Là một trong những ứng dụng phổ biến ở Việt Nam, nhưng TikTok đang bị liệt kê vào danh sách cấm từ phía Ấn Độ vì có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Công nghệ22/06/2020Không chỉ từ các vùng nhìn thấy được nhật thực trên mặt đất, sự kiện lần này còn được ghi lại từ ngoài không gian.