Đòi được hưởng lương trong thời gian nghỉ vì dịch corona, nàng công sở bị sếp gửi cho một tờ giấy khiến ả câm nín

"Đã không làm gì mà còn đòi được ăn, nghĩ gì vậy em?" - là lời đáp trả chua chát của sếp dành cho nhân viên cấp dưới.

"Đã không làm gì mà còn đòi được ăn, nghĩ gì vậy em?" - là lời đáp trả chua chát của sếp dành cho nhân viên cấp dưới.

Dịch corona vẫn tiếp tục với những diễn biến khó lường. Số người nhiễm, số người thiệt mạng đang tăng lên từng ngày. Nhiều công ty đau đầu nghĩ trăm phương ngàn kế để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh trang bị hệ thống phòng vệ bao gồm khẩu trang, nước rửa tay... thì họ còn tích cực nâng cao kiến thức liên quan đến virus corona.

Tất nhiên, sẽ có một vài công ty nằm trong vùng dịch phải bắt buộc cho nhân viên tạm nghỉ làm ở nhà để đảm bảo tuyệt đối. Chỉ cần một người nhiễm bệnh, hậu quả sẽ rất khôn lường. Nhưng nó lại đặt ra một câu hỏi: Nghỉ ở nhà rồi thì ai đi làm, ai lấy gì mà ăn? Liệu rằng có được hưởng lương trong thời gian nghỉ vì dịch corona hay không?

Mỹ Hạnh là nhân viên của công ty X nằm ở tỉnh Vĩnh Phúc - nơi đang có số bệnh nhân nhiễm virus corona lớn nhất cả nước. Vì công ty này nằm ở vùng dịch nguy hiểm như vậy nên ai cũng lo sợ. Do đó công ty bắt buộc phải ngưng hoạt động kinh doanh để cho nhân viên nghỉ làm ở nhà. 

Đòi được hưởng lương trong thời gian nghỉ vì dịch corona, nàng công sở bị sếp gửi cho một tờ giấy khiến ả câm nín-1

Mấy hôm nay, Mỹ Hạnh hay lên ngóng mấy thông tin trên mạng về lương thưởng. Cô nghĩ mẩm trong đầu “Corona là dịch bệnh chẳng ai muốn có, thì sẽ được xem như sự cố bất khả kháng nên chắc tiền lương vẫn được tính như bình thường." 

Mặc dù vậy, để chắc chắn hơn, Mỹ Hạnh vẫn muốn hỏi lại sếp. Tiền lương của tháng 1 công ty đã thanh toán trước Tết, nhưng vì dịp Tết tiêu hơi mạnh tay nên giờ Mỹ Hạnh đang hơi thiếu chút tiền mua đồ ăn, khẩu trang.

Cô nhắn tin hỏi sếp mình "Sếp ơi nghỉ làm vì corona vẫn được hưởng lương đúng không ạ? Em thấy ai ở trên mạng cũng bảo thế ý. Có gì sếp chuyển khoản tạm trước cho em một phần lương tháng 2 được không ạ, vì em đang cần tiền đi mua khẩu trang và đồ ăn dự trữ đấy ạ!"

Một lúc sau thấy sếp chưa nhắn lại, Mỹ Hạnh nhắn tiếp "Em nghĩ đòi hỏi của em không có gì quá đáng cả, nên mong anh xem xét ạ!"

Đòi được hưởng lương trong thời gian nghỉ vì dịch corona, nàng công sở bị sếp gửi cho một tờ giấy khiến ả câm nín-2

Khi ấy, anh sếp mới nhắn tin một tràng dài và gửi cho Hạnh một bức ảnh khiến cô nín lặng. Anh ta chụp lại hợp đồng lao động của Hạnh, kèm theo đoạn:

"Anh nói cho em nghe, em nhìn kỹ lại HĐLĐ này đi xem có chỗ nào ghi công ty phải thanh toán lương cho nhân viên nếu nghỉ vì dịch bệnh không? Đã được nghỉ ở nhà không phải làm gì rồi còn đòi hỏi hả? Công ty không làm việc thì lấy đâu ra tiền trả lương cho các em?

Việc có được hưởng lương hay không là do thoả thuận giữa đôi bên. Chúng ta không hề có một thoả thuận nào cả em hiểu không? Em nghe mấy tin lá cải trên mạng thì lên đó mà xin được quyên góp tiền nhé!"

Đọc xong, Mỹ Hạnh buồn đến chảy nước mắt. Đúng là cô đã chưa tìm hiểu kỹ luật trước khi đòi hỏi sếp mình như vậy. Nhưng đây quả là bài học cho chị em công sở thích đòi quyền lợi một cách vô cớ. Hãy biết tra cứu luật để xem những quyền và nghĩa vụ của mình là gì các bạn nhé!

Đòi được hưởng lương trong thời gian nghỉ vì dịch corona, nàng công sở bị sếp gửi cho một tờ giấy khiến ả câm nín-3


Đối với nghỉ việc vì dịch bệnh, mọi điều khoản được hai bên thoả thuận công khai:

Hai bên thỏa thuận thời gian nghỉ từ 1-2 tuần là thời gian nghỉ phép có hưởng lương trong năm của người lao động theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 hoặc thỏa thuận nghỉ không hưởng lương để đảm bảo an toàn, sức khỏe tính mạng của cả hai bên.

Mặt khác, Điều 98 Bộ luật Lao động quy định, trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương; Còn nếu nghỉ việc do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương. Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Trường hợp do sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Ngoài ra, khoản 2 điều 140 Bộ luật Lao động còn quy định, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.

Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục. Trong trường hợp này, người lao động thông báo với người sử dụng lao động để có thể nghỉ làm mà vẫn được hưởng lương, không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động.


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/doi-song/doi-duoc-huong-luong-trong-thoi-gian-nghi-vi-dich-corona-nang-cong-so-bi-sep-gui-cho-mot-to-giay-khien-a-cam-nin-22202062151358.htm

virus corona

người lao động

hợp đồng lao động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.