Góp gạo thổi cơm chung, hạnchế đi lại, trả nhà thuê đi ăn nhờ ở đậu, cắt giảm "tình phí"... là nhữngcách sinh viên học tại Hà Nội áp dụng để đối phó với bão giá.
Nhặt mớ cải cúc chuẩn bị nấucơm, Đỗ Văn Dũng (ĐH Giao thông Vận tải) kể, trước đây cậu và người bạn ănriêng, nhưng sau kỳ nghỉ Tết, phòng cậu và hai phòng hàng xóm đã góp gạothổi cơm chung vì không thể xoay xở với số tiền ít ỏi.
"Hai đứa em bình thườngtốn 30.000 đồng một ngày với thịt, rau, dưa, nhưng giờ số tiền đó chỉ ănđược một bữa. Chung bếp, chúng em vừa tiết kiệm được thời gian nấu nướng,vừa đỡ viêm màng túi", Dũng nói và cho biết để giảm tiền mua gạo, cácbạn trong nhóm thay nhau về quê xin bố mẹ trợ giúp.
![]() |
Để tiết kiệm, nhiều sinh viên đã chọn cách rủ nhau nấu ăn chung. (Ảnh: Hoàng Thùy) |
"Mỗi bữa nấu khoảng mộtcân gạo nhưng hôm nào cũng hết veo. Có hôm đi học về rồi đi đá bóng, đứa nàocũng đói, ăn hết sạch mà nhìn mâm cơm thòm thèm", Dũng tâm sự và chobiết thêm để tiết kiệm nhiên liệu, từ bếp gas Dũng và các bạn chuyển sangbếp than, mỗi ngày chỉ mất vài nghìn.
Chuyện nhà trọ cũng khiếnkhông ít sinh viên khốn khổ. Đang loay hoay với tiền ăn, Nga, Hiền, Hạnh (ĐHThương mại) lại được bà chủ nhà thông báo tăng 200.000 đồng mỗi phòng. Ba côquyết định tìm một bạn nữa ở ghép để chia sẻ tiền nhà. "Phòng đông ngườiđã nảy sinh không ít chuyện rắc rối. Mỗi người một tính, phòng thì chật, cứai có bạn đến thì những người khác phải di tản vì không có chỗ ngồi. Khôngkhí trong phòng rất ngột ngạt", Hạnh cho hay.
Đối với Trịnh Đình Khoa (Caođẳng Điện lạnh), chuyện nhà ở là vấn đề nan giải nhất. Năm trước học Caođẳng Công nghiệp, Khoa thuê nhà ở dưới Nhổn (Từ Liêm). Sau khi chuyển lênhọc điện lạnh ở Cầu Giấy, cậu vẫn kiên trì đi xe bus từ Nhổn lên bởi giáthuê nhà ở đó rẻ. Từ hai tháng nay, tiền nhà tăng gấp rưỡi, cậu trả phònglên Cầu Giấy tìm phòng trọ gần trường.
"Nhưng nhà trọ ở Cầu Giấykhó tìm, giá lại cao, mất cả tháng mình vẫn chưa tìm được. Phòng cũ đã lỡtrả, mình đành gửi đồ ở nhà người quen rồi xách ba lô đi ở nhờ các bạn cũ,mỗi đứa một tuần", Khoa nói.
Cậu kể, ở nhà nào chủ dễ thìkhông sao, gặp phải người khó tính thì đi về lén lút như tên trộm. Có hômthấy chủ nhà đến khu trọ chơi, nói chuyện rất lâu khiến Khoa trở thành mồingon cho lũ muỗi trong nhà tắm. Cũng có hôm ở nhờ ký túc xá trên tầng 3, nửađêm bảo vệ đi kiểm tra, Khoa phải ra ban công tụt xuống đất theo đường ốngnước.
![]() |
Thi thoảng những sinh viên này mới dám cải thiện bữa ăn bằng món cá (Ảnh: Hoàng Thùy) |
Bão giá cũng khiến nhiều sinhviên "ly thân" với xe máy, chăm chỉ đi xe bus hơn. Học ĐH Kiến Trúc, trọ ởCầu Giấy, bình thường một tuần Hoàng Văn Quân tốn khoảng 70.000 đồng xăngxe. Khi giá xăng tăng lên gần 20.000 đồng một lít, Quân đành khóa xe, chuyểnsang đi xe bus tháng.
"Một tháng chỉ mất50.000 đồng cho vé xe bus mà có thể đi được mọi tuyến. Nhưng đổi lại, mìnhphải đi bộ, mất nhiều thời gian hơn. Có hôm xe đông quá bỏ tuyến, mình phảiđi bộ về lấy xe máy", Quân kể. Sau vài lần nhưthế, Quân đã rủ bạn cùng lớp ở gần nhà đi chung xe, tiền xăng "cưa đôi".
Bên cạnh việc vắt óc suy nghĩcách tiết kiệm từ ăn, ở, đi lại..., các cô cậu cử tương lai còn siết chặt cảkhoản "tình phí". Bình thường Hoàng Hữu Thuận (ĐH Quốc gia Hà Nội) một tuầnđưa bạn gái đi chơi, ăn kem, uống nước hai lần. Gần đây, số lần gặp mặt giảmxuống còn một lần một tuần, có khi mười ngày mới đến đón bạn gái.
"Hằng ngày mình nhắn tinhỏi thăm, lấy cớ bận học để giãn thời gian đi chơi. Nếu cứ như trước, vừatốn tiền xăng đi lại, vừa tốn tiền ăn uống thì chưa đầy nửa tháng mình đãhết sạch khoản tiền hơn 2 triệu đồng bố mẹ cho", Thuận bùi ngùi.
Theo Hoàng Thùy
VnExpress