Sau hàngloạt sự cố về sập, nứt, nghiêng của nhiều tòa nhà, chung cư trong khu thành phốmở rộng và tình trạng giá cả ở nội thành đang trở nên quá đắt đỏ, nhiều cư dânHà Nội muốn chuyển nhà ra ngoại thành.

Chị Vũ PhươngThảo, sống trong ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) không khỏi lo lắng sau hàngloạt sự cố về động đất, nhà sập, lún, nứt… xảy ra tại Hà Nội trong thời gian vừaqua. Với chị, những câu chuyện trên không chỉ được biết qua báo chí mà nó đanghiển hiện ngay trước nhà chị. Chị Thảo tâm sự: “Trước sau gì tôi cũng sẽ bán cănnhà 4 tầng này để đi nơi khác hoặc chuyển hẳn ra khu ngoại thành sống chứ ở khunày không ai bảo đảm cho tính mạng cả gia đình”.

Sốngtrong nỗi ám ảnh nhà sập...

Không riêng giađình chị Thảo, hàng chục, thậm chí hàng trăm hộ dân đang sống trong khu vực nộithành Hà Nội trong mấy ngày qua đang khá hoang mang trước tình trạng nhà riênglẻ, chung cư thay nhau lún, nứt đến mức báo động. Hàng chục hộ dân sống xungquanh hai tòa nhà M3, M4 Nguyễn Chí Thanh là ví dụ. Tâm lý hoang mang, lo lắngđang bao trùm cả khu vực.

Bà Nguyễn Thị Tý,sống trong ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng cho hay, kể từ hôm căn nhà đầu ngõ sụp đổthành đống đổ nát, rồi tiếp đến là nhà cách khu của bà không xa nghiêng lún, cáccon của bà quyết liệt đề nghị hai ông bà di dời đi nơi khác. Con trai cả của bàtuyên bố sẽ bán nhà và đưa bố mẹ về sống cùng hoặc mua nhà ngoại thành cho haicụ về ở.

Dân chung cư Hà Nội muốn tháo chạy
Ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh được chính quyền địa phương rào chắn trong nhiều ngày để đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh sau sự cố ngôi nhà số 14 có nguy cơ sụp đổ (Ảnh: vietgiaitri.com)

Còn với tình cảnhgia đình chị Thảo, hiện cả gia đình chị vẫn phải chấp nhận “sống trong sợ hãi”với căn nhà của mình trong ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh. Bởi theo chị, nếu rao bánnhà vào thời điểm này sẽ không được giá vì không ai dại mua căn nhà ở khu vựckhông hẹn giờ... sụp đổ.

Do đó, ý định củachị là chờ đến khi chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý xong xuôi cácsự cố và có kết luận rõ ràng, khi đó chị mới rao bán thì may ra mới mong đượcgiá.

“Nếu bán đượcchắc chắn tôi sẽ mua một căn nhà vườn ở khu vực phía tây hoặc Sóc Sơn, Đông Anh...may ra mới thoát khỏi nỗi ám ảnh nhà sập”, chị Thảo chia sẻ.

Lý giải về chuyệnnhà bị nghiêng, sập, có ý kiến cho rằng do việc xây dựng những toà nhà thươngmại, chung cư lớn ở các khu vực xung quanh gây ảnh hưởng. Nhưng cũng có không ítý kiến lo ngại rằng, hầu hết các nền đất ở khu vực Hà Nội là đất trầm tích, nềnđất yếu nên việc xây các tòa nhà cao tầng sẽ khiến cho khu vực xung quanh lãnhhậu quả.

Cục trưởng cụcGiám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Lê Quang Hùng lại cho rằng,hầu hết các sự cố sập, lún nhà trên địa bàn Hà Nội vừa qua là do yếu tố thi công.

Riêng về ảnhhưởng hay tác động của động đất, ông Hùng cho hay, dư chấn hay do nền yếu đốivới các công trình có tuổi thọ dưới 20 năm là chưa có cơ sở vì hầu hết đều đãđược khoan thăm dò và xử lý nền móng trước khi thi công. “Ảnh hưởng của động đấtcó chăng chỉ đáng lo đối với các công trình được xây dựng những năm 1990 trở vềtrước”.

... Vànỗi lo phí dịch vụ "cắt cổ"

Dân chung cư Hà Nội muốn tháo chạy

Cư dân Sky City 88 Láng Hạ phản đối ban quản lý chung cư tăng phí giữ xe.(Ảnh: LĐO)

Gia đình anhNguyễn Thế Ngọc, đang sống tại chung cư Sky City (88 Láng Hạ), cũng nằm trong sốnhững người “ngán ở nội thành”. Song lý do khiến anh Ngọc có ý định dời ra ngoạithành ở lại không vì nhà lún, nghiêng mà là vì... giá dịch vụ tại đây ở mức “cắtcổ”.

Anh Ngọc cho hay,gia đình anh mới dọn về khu này ở chưa đầy nửa năm, song mỗi tháng phải đóng cácloại phí không dưới 5 triệu đồng. Không những thế, vào đầu tháng 4 vừa qua, banquản lý tòa nhà đã ra thông báo tăng giá trông xe ô tô từ 1,2 triệu đồng/thánglên 2,5 triệu đồng/tháng. Cộng với giá trông xe máy 150.000 đồng/tháng, phí quảnlý 8.000 đồng/m2/tháng.

“Gia đình tôichuyển về ở từ cuối năm 2010, nhưng đến nay các dịch vụ, thang máy, sân chơi chotrẻ em vẫn chưa hoàn thiện đã khiến tôi ngán ngẩm. Vừa qua, sau khi có ý kiếncan thiệp của lãnh đạo thành phố, chủ đầu tư đã thông báo tạm thời chưa tăng phítrông ôtô nhưng không ai dám chắc trong thời gian tới họ lại không bày ra đủ thứphí để tận thu cư dân nơi đây”, anh Ngọc bức xúc.

Trước thực tế đó,theo anh Ngọc, khi mà đường sá, hạ tầng giao thông kết nối với khu trung tâmđược đầu tư mạnh mẽ, khá nhiều gia đình sống cùng chung cư với anh cũng đangtính chuyện bán nhà để ra chuyển ra ngoại thành vì những bất tiện của cảnh sốngchung cư nội thành. Tuy nhiên, theo anh Ngọc, ít nhất cũng phải chờ đến khi quyhoạch chung Thủ đô được thông qua, định hình rõ các khu đô thị vệ tinh, chứcnăng... thì khi đó gia đình anh mới chính thức “tạm biệt nội thành”.

Theo Đình Khang
SGTT