Những điều ít biết về 'sự tích ra đời' của Táo Quân trên sóng VTV

Trải qua 16 năm, Táo Quân vẫn luôn là “món ăn tinh thần” ngày tết không thể thiếu với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.

Trải qua 16 năm, Táo Quân vẫn luôn là “món ăn tinh thần” ngày tết không thể thiếu với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.

“Táo Quân” là show diễn tạp kĩ duy nhất dám đưa các vấn đề quan trọng của đất nước trong 1 năm bằng ngôn ngữ hài kịch được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, “sự tích” ra đời của “Táo Quân” thì có lẽ nhiều người lại chưa biết.

NSND Khải Hưng, người được coi là “cha đẻ” của “Táo Quân” cùng với NSƯT Đỗ Thanh Hải từng chia sẻ rằng, “Táo Quân” có nguồn gốc từ chương trình “Gặp nhau cuối tuần” do VFC - Trung tâm sản xuất phim truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện.

Những điều ít biết về sự tích ra đời của Táo Quân trên sóng VTV-1

NSND Khải Hưng đến động viên tinh thần ê kíp "Táo Quân".

Những người làm chương trình này có ý tưởng làm “Gặp nhau cuối năm” để tổng kết những vấn đề đặt ra trong “Gặp nhau cuối tuần” và họ quyết định sử dụng tích “Táo Quân”. Thế là “Táo Quân” ra đời trong lòng chương trình “Gặp nhau cuối năm”.

Nghệ sĩ Khải Hưng chia sẻ thêm rằng “Táo Quân” thực chất không phải xuất phát từ VFC mà là từ Đài Truyền hình TPHCM. Vì khi VFC bắt tay vào làm “Gặp nhau cuối năm” theo kiểu “Táo Quân” thì Đài Truyền hình TPHCM đã phát sóng chương trình này được 5 năm rồi.

Tuy nhiên, thời điểm đó TP HCM làm đơn thuần theo kiểu kể câu chuyện của hai ông một bà lên chầu trời và báo cáo thực trạng trong làng ngoài phố.

Những điều ít biết về sự tích ra đời của Táo Quân trên sóng VTV-2

Nghệ sĩ Đỗ Thanh Hải là người có nhiều ý tưởng đưa "Táo Quân" trở nên đặc biệt và được yêu thích như ngày hôm nay.

Vì thế, khi bắt tay vào làm “Gặp nhau cuối năm” theo kiểu “Táo Quân” như bây giờ, NSƯT Đỗ Thanh Hải đã đưa ra nhiều ý tưởng mới về chương trình.

“Trong ê-kíp ai cũng đồng ý thực hiện “Gặp nhau cuối năm” không nhất thiết phải dựa theo câu chuyện hai ông một bà như truyền thuyết mà phải đưa ra cái gì đó thật đặc biệt để có thể diễn lâu dài và các diễn viên có thể tung hứng với nhau nhiều nhất để tạo nên tiếng cười đắt giá nhất năm”, cha đẻ “Táo Quân” nói.

Trải qua nhiều lần hội ý, cuối cùng nhóm sản xuất quyết định đưa vai Nam Tào - Bắc Đẩu vào “Táo Quân”, mặc dù trong truyền thuyết về “Táo Quân” không có hai nhân vật này.

Những điều ít biết về sự tích ra đời của Táo Quân trên sóng VTV-3

Nam Tào - Bắc Đẩu là hai nhân vật không có thật trong chuyện "Táo Quân".

Trong đó vai Bắc Đẩu “ban đầu không phải nửa ông nửa bà như bây giờ mà vì thấy nên biến hóa vai diễn này đi để có được nhiều tiếng cười và sự tươi mới hơn nên anh Công Lý đề xuất ý tưởng xây dựng nhân vật theo hướng đó. Không ngờ nhân vật đã tạo được một ấn tượng tốt và “sống” cho đến tận bây giờ”, NSND Khải Hưng tiết lộ.

Còn người đóng vai Ngọc Hoàng đầu tiên là NSND Quốc Trượng nhưng sau đó vì thấy nghệ sĩ Quốc Khánh “diễn ra màu nhất” nên ê kíp thực hiện đã chọn anh cố định với vai Ngọc Hoàng cho đến giờ.

Những điều ít biết về sự tích ra đời của Táo Quân trên sóng VTV-4

Người đóng vai Ngọc Hoàng đầu tiên không phải Quốc Khánh.

Năm 2003, “Táo Quân” trở thành phần cứng của “Gặp nhau cuối năm” và đến năm 2006, “Táo Quân” chính thức chiếm lĩnh toàn bộ chương trình này.

“Táo Quân" được nhiều khán giả nhận xét rằng nó gây đặc biệt ở đoạn kết thúc với màn "xoa dịu", xí xóa của Ngọc Hoàng nhằm giã từ năm cũ và hướng tới năm mới một cách tốt đẹp hơn.

Do đó mà trải qua 16 năm, “Táo Quân” vẫn luôn là “bình rượu chưa bao giờ cũ” cũng như trở thành “món ăn tinh thần” ngày tết không thể thiếu với nhiều thế hệ khán giả Việt Nam. Bởi hễ nhắc “Tết” là nhớ ngay đến “Táo Quân”.

Theo Tiền Phong 


Xuân Bắc

Táo Quân

Đỗ Thanh Hải


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.