Dân biệt tăm đã lâu, người bảobốn năm, người bảo năm năm, chỉ có Mai là nhớ được đến từng ngày. Hôm tôi choMai cái bloc lịch năm mới, lật một tờ, giọng Mai xa xôi: "Tính đến hôm nay, Dânđã bỏ đi đúng một ngàn tám trăm linh sáu ngày".

Tôi nhẩm tính, như vậy kể từ lậpđông năm nào, Dân đến hỏi cưới em gái tôi rồi không trở lại nữa, đã hơn năm năm.Tại sao Dân lại bỏ đi: để cái ngày hoàng đạo hai mươi tháng ba, ngày cưới củaDân hóa trò đùa?

Gió bấc thổi ràn rạt, mưa lâyphây. Mai khoác mảnh ni lon cứng như mo nang, loạt soạt chạy tắt vườn sang nhàtôi:

- Nhà có cà phê không anh?

Chưa bao giờ thấy Mai uống càphê, nghĩ mình nghe nhầm, tôi đáp:

- Muối cả lu dưới bếp, cô xuốngmà lấy.

Mai cười:

- Anh hai điếc rồi. Em hỏi cà phêchứ có hỏi cà pháo đâu.

- À thì ra thế, ai mà biết đượccô đã hiện đại hóa, bỏ chè xanh sang uống cà phê.

Tôi cố ý dè bỉu. Gương mặt Maibỗng đỏ lựng ngượng ngùng, nhưng không giấu được vẻ hoan hỷ. Mai ghé vào taitôi:

- Lão Dân về.

Tôi sững người, đột ngột cảm thấynhư có một luồng khí lạnh len vào cơ thể, lân rân chạy dọc sống lưng.

- Thật à?

- Không tin anh sang mà xem, lãođang ngồi lù lù ở nhà em ấy.

Tôi mở tủ lấy gói cà phê chạysang nhà Mai. Đúng. Dân - em rể hụt của tôi đang ngồi lặng lẽ nhìn ra ngoàitrời, dáng nghiêng nghiêng cái lưng còng gập như dấu hỏi.

Dân biệt tăm đã lâu, người bảobốn năm, người bảo năm năm, chỉ có Mai là nhớ được đến từng ngày. Hôm tôi choMai cái bloc lịch năm mới, lật một tờ, giọng Mai xa xôi: "Tính đến hôm nay, Dânđã bỏ đi đúng một ngàn tám trăm linh sáu ngày". Tôi nhẩm tính, như vậy kể từ lậpđông năm nào, Dân đến hỏi cưới em gái tôi rồi không trở lại nữa, đã hơn năm năm.Tại sao Dân lại bỏ đi: để cái ngày hoàng đạo hai mươi tháng ba, ngày cưới củaDân hóa trò đùa? Tôi bước lên hiên nhà muốn lao ngay vào để hỏi cho ra nhẽ,nhưng từ phía sau Mai đã túm áo tôi:

- Bình tĩnh đã anh.

Tán cây vặn trèo trẹo, lạnh nhưnước băng tan luồn theo từng đường gân. Có tiếng cò tao tác ngoài bụi tre, mưatrắng trời, dường như nặng hạt hơn, chiều đông buông xuống thật buồn. Tôi quaylại thấy trên gương mặt Mai nhòe nhoẹt nước mắt, bước chân tôi bỗng ngập ngừng.Bây giờ chưa phải lúc tôi vào hỏi cho ra nhẽ. Tôi dúi gói cà phê vào tay Mai:

- Thế anh về đã nhé.

Mai gật đầu.

                           *

Nhà Dân trên thành phố. Mai tìnhcờ biết cậu ta, bởi sự cố đang đi xe máy bị thủng săm. Đường chạy giữa cánh đồngvắng heo hút, không biết xử trí thế nào, Mai hoang mang vừa dắt xe, vừa khóc.Một người đi qua thấy thế, bảo: "Số điện thoại ghi trên dải phân cách là của bọnsửa xe đấy". Như thoát hiểm, Mai thở phào. Khoảng năm phút, sau cú điện thoại,Dân xuất hiện như từ dưới đất chui lên. Tháo cái săm ra, cậu ta bảo: "Dính đinh,khi xẹp lốp em lại dắt nên săm nhay đi nhay lại, thủng nhiều chỗ lắm không váđược, anh thay cho em cái mới nhé". Mai gật đầu. Dân tháo vặn nhoay nhoáy, làmxong cậu đá vào cái bánh sau: "Em tiếp tục hành trình được rồi đấy". Mai hỏi:"Hết bao nhiêu tiền hả anh"? Dân khua khua bàn tay: "Không, không, anh là nhânviên của tổ dịch vụ bảo đảm giao thông, thay săm miễn phí cho khách thôi". "Ô,lại có dịch vụ này à"? - Mai ngạc nhiên. "Đúng thế. Tổ sửa chữa xe cơ động củaanh mới được thành lập theo công văn số 382VPBT, của Bộ Giao thông vận tải emạ". Nghe Dân nói đến cả số công văn, Mai tin ngay dịch vụ sửa xe miễn phí là cóthật, cô hồn nhiên chào cậu ta ra về.

Tối ấy Mai kể lại chuyện đượcthay cái săm miễn phí, cả nhà không ai nhịn được cười. Vợ tôi bảo: "Đây là bàicủa cậu ta để cưa kéo cô thôi". Gương mặt Mai đỏ lên: "Ai lại ngu, thả gà ra màđuổi thế. Em đi rồi hắn biết đâu tìm mà cưa với kéo". "Rồi cô xem. Bọn đàn ôngnó tán gái thì có nhiều chiêu lắm". Vợ tôi nói đúng: đang lúc nói chuyện thì Maiđã nhận được điện thoại. Vợ tôi bảo: "Bật loa ngoài cho cả nhà nghe xem nào?".Có tiếng người đàn ông:  "A lô, xin hỏi có phải số máy của cô em có chiếc waveđỏ, sáng nay bị thủng săm trên đường cao tốc đấy không?". "Vâng" - Mai đáp. Vợtôi cười tít mắt: "Đấy, tôi nói có sai đâu". Tiếng trong điện thoại: "Sáng anhquên hỏi tên và địa chỉ của em, bây giờ sếp hỏi, em nói cho anh với". "Em làPhan Thị Mai thôn An Hạ, xã Bình An". Mai hồn nhiên đáp, mà không hề để ý vợ tôiđang khua tay, ra hiệu không nên trả lời. "Cảm ơn em nhé". Có tiếng cười từ đầudây bên kia trước khi tắt máy, cả nhà tôi nhìn Mai cũng cười theo.

Đò chiều
Minh họa: Lê Trí Dũng.

Hai hôm sau Dân đến nhà,Mai bảo: "Anh ấy đến lấy chữ ký của em, để quyết toán cái săm với dịchvụ?". Tôi bật cười: "Dịch vụ của chú trụ sở ở sao hỏa, hay ở mặttrăng?". Mặt Dân đỏ lên như mào gà chọi. "Em xin lỗi, em chỉ muốn gây ấntượng với Mai".

Mai và Dân quen nhau rồi yêu nhautừ đấy. Dân hay đến nhà tôi, cậu chịu khó làm mọi việc như người nông thôn. Mùagặt có khi Dân đến cả tuần để gặt giúp. Giỗ chạp chẳng khi nào thiếu mặt cậu ta.Gia đình tôi đã coi Dân như con cái trong nhà. Năm thứ nhất qua, mẹ tôi nhắcgần, nhắc xa: "Chúng mày tính mà cưới đi". Năm thứ hai, rồi năm thứ ba bà lạinhắc, nhưng không hiểu sao Dân chỉ vâng dạ, mà chẳng có động thái nào thể hiệnchuẩn bị cho lễ cưới. Năm thứ tư, mẹ tôi họp cả nhà, bà bảo hai đứa: "Tôi giàrồi, anh chị cũng không còn trẻ nữa, con gái sinh nở có thì, nếu nhà anh khôngcó điều kiện làm đám cưới, thì tôi cho phép anh chị đi đăng ký và ăn ở vớinhau". Rồi bà bảo chúng tôi: "Đất này mẹ sẽ chia làm bốn phần, đúng theo di chúccủa bố. Phần thằng cả, phần thằng hai, phần con Mai và phần của mẹ. Các con làmnhà hay bán đi thì tùy, còn phần của mẹ đứa nào ở với mẹ để thờ cúng tổ tiên thìhưởng, chứ không được bán".

Trước những lời nói, như trăngtrối mà đầy quyết đoán của mẹ tôi, Dân xin phép được về báo cáo với gia đình. Vàcái ngày lập đông năm ấy, tôi còn nhớ như in. Lễ ăn hỏi em gái tôi, nhà trai đếncả một xe ôtô hai mươi bốn chỗ. Ngoài bố Dân, với sáu bảy bậc phụ huynh còn cónăm thanh niên ăn mặc giống hệt chú rể, đội năm mâm quả sơn son thiếp vàng đựngtrầu cau, bánh kẹo, thuốc, chè, lịch sự chẳng thua kém gì đám cưới con quan. Saunhững thủ tục trao, nhận lễ và thắp hương báo cáo tổ tiên, ông bà. ông chú tôituyên bố: "Về phía xã hội thì hai cháu Mai, Dân đăng kí kết hôn xong, mới chínhthức là vợ chồng, nhưng về phía gia đình, hôm nay cháu Dân đã chính thức làchồng của cháu Mai và là rể của họ Phan". Mẹ tôi cười rạng rỡ: "Lo xong cho nó,tôi có theo ông nhà tôi cũng chẳng có gì phải cấn cá nữa". Mọi thỏa thuận sau đódiễn ra hết sức chóng vánh, hai họ quyết định chọn ngày Quý Tỵ hai mươi thángba, minh đường hoàng đạo, là ngày cưới cho đôi trẻ Dân, Mai.

Năm ấy thời tiết hanh hao ít mưa,hoa cải nở vàng lay lắt trên những mảnh ruộng khô trắng. Theo sự phân công củamẹ, chúng tôi mỗi người một việc chuẩn bị cho ngày cưới của Mai. Còn khoảng mộttuần nữa thì đến ngày cưới, bỗng một chiều Mai khóc nức nở, đưa cho tôi đọc tinnhắn trong điện thoại: "Việc của chúng mình hỏng rồi em ạ. Một nghìn lần, mộtvạn lần xin em tha lỗi cho anh". "Thế này là thế nào?" - Tôi hỏi. Mai lắc đầu.Không kìm nổi bực bội, hoài nghi, tôi dắt xe máy ra, nói ra như lệnh: "Đi, lênthẳng nhà nó hỏi xem nào".

Anh em tôi đến nhà Dân lúc đó đãhơn chín giờ tối, nhà khóa cửa tối im ỉm. Tôi hỏi chị bán nước đang dọn hàng,chị bảo: "Nhà ấy mấy hôm nay chỉ thấy ông bố khất khưởng rượu, còn bà mẹ và anhcon trai đi đâu ấy". Nghe nói thế Mai xỉu ngay xuống chân tôi. Nửa tiếng Mai mớitỉnh, anh em tôi ra về với thỏa thuận giữ kín chuyện này, một hai ngày nữa đểxem cơ sự ra sao. Hai hôm sau chúng tôi lại đến nhà Dân, nhưng vẫn chỉ thấy cáikhóa to đùng  trên cánh cửa xếp. Mai kiên trì bấm điện thoại, lại kiên trì nghe:"Cuộc gọi không thực hiện được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau".

Hết hy vọng, cái ngày hoàng đạolại sắp đến, không thể giấu mãi được cái tin nhắn tàn nhẫn của Dân, tôi quyếtđịnh nói với cả nhà. Mọi người lặng đi, mẹ tôi nuốt nước mắt mà không kìm đượcgiọng nghẹn ngào: "Thôi chuyện đã rồi, lấy lý do nhà trai có người thân mất độtngột: vợ chồng thằng cả, con Mai đi báo ngay với những người đã mời là hoãncưới, vợ chồng thằng hai đến nói khó với hàng thịt cá, rau quả: nhà ta không đặthàng nữa".

Một năm, hai năm, rồi ba năm trôiqua, mẹ tôi đến lúc hấp hối vẫn trông ngóng, hy vọng ngày Dân trở về. Còn Mainhư cái cây hết nhựa, lay lắt, xa lánh mọi gã đàn ông, âm thầm sống trong cáinhà ba gian hai trái trên phần đất của mình. Nhưng tôi biết Mai vẫn đợi, vẫnhàng ngày bấm điện thoại để nghe câu trả lời đã được mặc định: "Số máy này khôngcó thật, xin vui lòng liên hệ với tổng đài 1080".

                            *

Tôi về nhà mà ruột gan cứ nóngnhư lửa đốt, liên tục đứng lên ngồi xuống nghe ngóng, chờ đợi từng động thái bênnhà Mai. Năm giờ, rồi năm giờ ba mươi bầu trời tối sụp, không thể chờ đợi thêmđược nữa, tôi chạy sang nhà Mai. Thấy tôi xuất hiện, Mai và Dân đang ngồi vộiđứng lên. Dân tái mặt ngượng ngùng chào tôi. Tôi cố tạo vẻ bình thản, nhìn vàomắt Dân, ngỡ ngàng phát hiện ra trên trán cậu ta có thêm một vết sẹo dài như convắt bám vào, làm cho gương mặt trông khắc khổ hơn so với ngày nào.

- Tại sao chú bỏ đi, để đám cướiem gái tôi hóa trò đùa? Để nhà tôi bẽ bàng với xóm làng - Tôi hỏi.

Dân cúi đầu, hai tay chắp lại,mắt rân rấn nước:

- Vì việc ấy mà hôm nay em đến đểtạ tội với gia đình đây.

- Chúng tôi không cần chú đến tạtội. Chú hãy nói đi, tại sao?

Tôi túm cổ áo Dân. Dân co ngườingồi nép vào góc đi văng:

- Vâng, vâng, xin anh bình tĩnh,từ từ để em nói.

- Nói đi - Tôi quát.

Dân cất giọng mà không nhìn tôi:

- Chắc anh và Mai chưa hiểu hếtđược nội tình của gia đình em. Nhà em có bốn người, bố mẹ và hai đứa con trai.Gia đình em không sống dư dả nhưng ổn định. Hai anh em được bố mẹ nuôi ăn học tửtế. Tưởng cuộc sống cứ êm đềm như thế, ai ngờ cách đây khoảng mười lăm năm, bốem nhặt được một tờ tiền giấy. Đến cái quán cóc hút điếu thuốc lào, thấy chủquán vừa bán nước vừa ghi đề, ông nổi hứng ghi một con thử vận may. Ông rút tờtiền nhặt được ra liếc sê ri lấy hai số cuối, đánh hết với số tiền có trong túi.Không biết là may hay rủi, tối ấy ông trúng. Trúng với số tiền bằng cả hai thánglương nghề kiểm tu của ông. Thế là từ hôm ấy bố em như có ma đưa lối, quỷ dẫnđường, ngày nào ông cũng đánh đề, hết lương vay bạn bè để đánh. Chỉ còn lươngcủa mẹ, cuộc sống bỗng nhiên bị đảo lộn, nhà em rơi vào cảnh giật gấu vá vai.Không mấy ngày mà bố mẹ em không cãi vã. Kết thúc mỗi lần như thế, bố em lại điuống rượu. Uống một ngày có lẽ chưa sao, uống trăm ngày có lẽ còn chịu được,nhưng uống liên tục ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác thì hậu quảkhôn lường. Say rượu với đàn ông không có gì lạ. Nhưng trong một nghìn người đànông say rượu, không thấy ai như bố em. Trong một vạn người đàn ông say rượu, nếucó: thì chỉ có ai đó giống bố em ở một vài cái tật khi say. Chứ còn ông chẳnggiống ai. Ông say, ông chửi cả họ hàng, chửi cả dân phố. Không còn ai chơi vớiông nữa. 

Vào cái năm em hỏi cưới Mai ấy,tháng hai bố em say, mót đi tiểu, ông mở tủ đựng quần áo phun vào, nước chảy ralênh láng nền nhà, khai nhức óc. Ông túm tóc mẹ em rít lên: "Tao đi vắng, màydẫn thằng nào về nhà đú đởn, rồi nốc bia để chảy đầy nhà thế này. Mày tưởng quađược mắt ông à? Thằng nào, thằng nào? Khai mau". Mẹ em chỉ còn im lặng chịu đònvà khóc.

Tháng tư bố em say, sau khi đãđập phá, chửi vợ, chửi con suốt từ bốn giờ chiều hôm trước đến bảy giờ sáng hômsau, có lẽ thấy vợ con cứ trơ ra như câm, như điếc, ông quyết định cởi truồng đidọc phố. Mặt ông dãn ra vênh lên, ông bảo làm thế vợ con mới biết thế nào lànhục.

Tháng năm bố em về quê vợ, đangăn uống vui vẻ, bỗng ông buông bát đứng lên nhảy choi choi như con cào cào bịvặt cẳng, chỉ mặt bác em: "Đ… mẹ m…à…y… Thằng ăn cắp". Bác sững sờ bởi cả mấytiếng đồng hồ, bác nhỏ nhẹ phân tích điều hay lẽ phải, bố em vâng vâng, dạ dạ,ai ngờ lại trở giáo. Ngượng ngùng, sôi máu, bác đứng lên tay trái túm cổ áo, tayphải tát luôn cho ông mấy cái: "Mày nói gì, mày nói lại xem nào". "Tao nói màylà thằng ăn cắp". Bố em nhấn rõ từng tiếng. "Tao ăn cắp cái gì của mày?" - Mắtbác em vằn lên những tia đỏ. Bố em lao ra sân nhanh như chớp, ông ôm con chó sứBát Tràng đặt ở gốc cây lộc vừng, vào quăng xuống nền nhà: "Thế cái gì đây".Trời ạ. Nhà em cũng có một con chó sứ thế này. Cả nhà muốn cười mà như mắc xươngtrong cổ, không cười được. Bố em lại tưởng mình thắng thế, ông đập tay xuốngbàn: "Hôm nay mày không quỳ xuống mà xin, thì cả họ nhà mày không yên được vớitao đâu". Bác em như giẫm vào tổ kiến lửa, không khéo bố em sẽ chửi cả họ thật,mà chửi cả họ thì chính ông ấy không sứt đầu thì cũng mẻ tai, nên đành phải quỳxuống làm theo lời ông em rể.

Mẹ em đã nhiều lần làm đơn lyhôn, bà hỏi: "Ý hai đứa thế nào?". Hai anh em đều bảo: "Tùy mẹ, chúng con tôntrọng ý của mẹ". Bà đã nộp đơn lên phường ba bốn lần dù bố không ký, nhưng cả babốn lần, chính bà lại lên rút đơn về. Lần bà bảo: "Đợi cưới vợ cho anh Quốc xongđã". Anh Quốc cưới vợ xong, hai vợ chồng đã thuê nhà ở riêng hẳn, bà lại bảo:"Đợi cho mày ra trường có công ăn việc làm đã". Rồi: "Chờ mày cưới vợ xong đã".Ngày em dẫn Mai về bà mừng lắm, nhưng lúc nào cũng lo ngay ngáy, sợ vô tình Maigặp đúng lúc bố em say. Mẹ em bảo: "Đừng để nó biết. Nó mà biết ông bố chồngtương lai mười ngày thì chín ngày say, thì chỉ có chạy mất dép". Chính em cũngrất sợ điều ấy.

Dân bỗng khóc lên thành tiếng:

- Hôm đi ăn hỏi, ngay từ tối hômtrước mẹ em đã phải nói như van lạy bố: "Ngày mai là chuyện đại sự của thằngDân, ông phải đi, và xin ông đừng có uống rượu, để việc của con nó suôn sẻ".Thật may, hôm đó được một ngày suôn sẻ, cả nhà mừng khôn siết. Nhưng vui ngắnchẳng tày gang, hôm em nhắn tin cho Mai là hôm bố em làm đổ vỡ tất cả. Bố đi câuvề, mẹ em đon đả: "Có được gì không hả ông xã?". Bố quăng cái túi bạt đựng cầncâu vào gầm giường: "Đ… m…ẹ… m…à…y…Mày bảo tao được cái gì?".

Cái mặt xám ngoét, và đôi mắttrắng dã đờ đẫn như mắt lợn luộc của bố ngước lên. Hai mẹ con biết bố lại say.Mẹ ra hiệu cho em lẩn đi. Nhưng bố đã đứng lên nhanh như con báo, túm lấy tóc mẹgiật lại, co chân đạp mạnh vào cái lọ độc bình làm nó vỡ tan: "Mày nói đi, taođược cái gì?". Mẹ em giật thót, cả một mảng da đầu rát như phải bỏng: "Tôi hỏithế nghĩa là hỏi có được cá không, còn được cái gì khác thì ông phải biết chứsao lại hỏi tôi?".

"Á, mày nói đểu tao à, cút ngay,cút ngay". Bố vung tay thoi liên tiếp hai quả đấm vào mặt mẹ đẩy bà ra cửa. Mẹvấp ngã kéo bố ngã theo. Bố chồm dậy với ông tượng tam đa trên kệ miệng lu loa:"Bà con ơi, mẹ con nó giết tôi". Mẹ vẫn còn nửa nằm, nửa ngồi, bố vung bức tượnglên. Không thể chần chừ được, em lao đến che cho mẹ nên đã lĩnh trọn bức tượngvào mang tai. Tượng vỡ, mặt mũi em máu chảy lênh láng, ngất đi. Mẹ vội vàng gọitaxi đưa em đi bệnh viện. Sau khoảng nửa giờ thì em tỉnh. Nôn nóng mẹ hỏi bácsĩ: "Vài ba hôm nữa em nó có ra viện được không?". Ông bác sĩ lắc đầu: "Nhiềuvết thương phải khâu, lại chủ yếu trên đầu nên phải theo dõi ít nhất nửa thángnữa mới ra viện được". Như giọt nước làm tràn ly, mẹ lẳng lặng về lấy quần áo.Khi vợ chồng anh Quốc đến, bà nói trong tiếng khóc uất nghẹn: "Vợ chồng conthỉnh thoảng sang thăm nom bố, chờ thằng Dân ra viện mẹ với nó sẽ vào chỗ bácHồng. Thôi không cưới xin gì nữa".

Hai mẹ con em vào Lâm Đồng, nơimà bà chị ruột của mẹ em sinh sống. Lúc nào em cũng nhớ đến Mai, nhưng cứ nghĩđến bố em, mọi hy vọng đều tắt ngấm. Em thay số điện thoại, mong thời gian nó sẽcuốn đi tất cả. Nhưng nói thế thôi, không dễ gì mà bỏ lại sau lưng cả một quákhứ. Thỉnh thoảng mẹ vẫn điện về cho vợ chồng anh Quốc hỏi thăm bố. Em vẫn quabạn bè hỏi tin Mai. Cách đây mấy hôm anh Quốc điện vào báo bố em đang bị ung thưgan giai đoạn cuối, muốn gặp mẹ và em. Mẹ em cuống lên, hai mẹ con vội lấy vémáy bay để về. Bây giờ thì bố em không uống rượu nữa, ông bảo em: "Con đến nhàMai tạ lỗi thay bố". Và hôm nay em đến xin tạ lỗi với linh hồn mẹ, xin tạ lỗivới các anh các chị, với Mai. Còn riêng em không có quyền đòi hỏi gì cả, nhưngcó một đề nghị. Nếu Mai còn yêu em, anh hãy cho chúng em một cơ hội để làm lạitừ đầu.

Mọi giận dữ trong tôi bỗng tanbiến. Tôi ngậm ngùi đứng lên:

- Chuyện ấy, tùy cô chú.

                       *

Mưa vẫn rơi trắng trời, lạnh thấuxương. Mai chạy sang nhà tôi:

- Anh hai ơi, tối bảo cháu sangtrông nhà cho em nhé.

Tôi biết ngay, Mai sẽ theo Dân rabến sông đi chuyến đò chiều lên thành phố nhưng vẫn hỏi:

- Tối đến nơi rồi cô còn đi đâu?

- Em đến nhà anh Dân, chúng em đilối tắt qua sông cho gần. Bố anh ấy đang ốm nặng lắm.

Tôi gật đầu.

Tháng 1/2012.

Truyện ngắn của Tháp Vân Sơn
CAND