Giá cả hàng hóa liên tục leothang, việc vận chuyển hàng vào các siêu thị nội thành gặp khó khăn khiến chiphí bị đội cao… đang trở thành gắng nặng đối với những doanh nghiệp tham gia bánhàng bình ổn.

Chiều qua (25/8), tại Hà Nội BộCông Thương đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố về tình hình thựchiện bình ổn giá và chuẩn bị bình ổn giá những tháng cuối năm 2011 và quý1/2012.

Tại buổi làm việc, nhiều giải pháp về việc thực hiện bình ổn thị trường trongnước những tháng cuối năm 2011 đã được đặt ra, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cònnhững khó khăn các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường đang phải đối mặt.

Khó khăn trong việc tham gia bình ổn

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, công tác bình ổn giá trongthời gian vừa qua của thành phố đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì các doanh nghiệp tham gia bìnhổn đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn.

Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết,các công ty tham gia bán hàng bình ổn tại Hà Nội chủ yếu là các công ty sở hữuchuỗi hệ thống siêu thị. Trong 10 nhóm hàng thiết yếu đang phục vụ bình ổn thịtrường, thực phẩm tươi sống và rau củ tươi là hai mặt hàng trong thời gian quađang bị biến động giá cả nhiều nhất.

Mặt khác các loại rau củ tươi, thịt đã đưa vào bán trong siêu thị đều là loạisạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, và được nuôi, trồng và chế biến đảm bảođúng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính điều này đã khiến giá các mặt hàng nàyluôn cao hơn các hàng hóa trôi nổi tại các chợ “cóc” trên địa bàn thành phố, ôngSơn chia sẻ.

Doanh nghiệp kêu khó bình ổn giá

“Nhiều ngườitiêu dùng không hiểu rõ vấn đề này nên đôikhi hay so sánh và thắc mắc "hàng bình ổnsao đắt thế hoặc cao hơn ngoài chợ". Chínhtâm lý trên đã khiến một số khách hàng khôngdễ chấp nhận thực tế này”, ông Sơn nói.

Chia sẻ cùng những khó khăn, bà Hoàng HồngHạnh, Tổng giám đốc Intimex Việt Nam cũngcho rằng, giá cả thị trường đang tiếp tụcleo thang và chưa có dấu hiệu giảm, đang đặtcác doanh nghiệp tham gia công tác bình ổnthị trường trước những thách thức mới.

Theo bà Hạnh, việc vận chuyển hàng vào các siêu thịnội thành đã khiến chi phí vận tải bị đội lên cao, khiến các doanh nghiệp thamgia bán hàng bình ổn thêm gánh nặng khi. Trong khi đó, những doanh nghiệp thamgia bán hàng bình ổn vốn đã không đưa lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu.

Sẽ đảm bảo lương thực phẩm trên địa bàn

Ông Trương Quang Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ thị trườngtrong nước, Bộ Công Thương cho rằng, thời điểm này giá cả các mặt hàng thựcphẩm, đặc biệt là thịt lợn đã có xu hướng giảm do nguồn cung tăng. Vì vậy, cóthể khẳng định rằng từ nay đến cuối năm lượng thực phẩm cho địa bàn Thủ đô sẽđược đảm bảo.

Tuy nhiên, ông Nam cũng cho rằng, để việc bình ổn hàng hóa trong thời điểm cuốinăm, khi mà giá hàng và tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường cần có nhữnggiải pháp tích cực hơn và phải nhanh chóng được thực thi như: vận tải, thông tintuyên truyền, kiểm soát thị trường…
 
Trong khi đó, theo UBND Thành phố Hà Nội, để chương trình bình ổn giá đến đượcnhiều tầng lớp nhân dân sinh sống và làm việc tại Thủ đô, trong thời gian tớiUBND Thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát lại mặt bằngsử dụng chưa hết công suất ở các quận - huyện, các sạp trống tại chợ truyềnthống, giao cho doanh nghiệp hay phát triển mạng lưới ở khu vực dân cư… theo môhình hợp tác liên kết, bán đại lý… với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệthống của doanh nghiệp.

Cùng với đó, việc quản lý thị trường cũng được hỗ trợ mạnh mẽ hơn để có thể xửlý các doanh nghiệp gian lận thương mại, gây bất ổn thị trường và kể cả nhữngdoanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng bình ổn nhưng không thực hiện nghiêm túc.

Chia sẻ với những giải pháp này, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thươngcũng đề nghị Hà Nội cần rà soát lại những doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổngiá, để có thể loại ngay những doanh nghiệp không đủ khả năng làm công tác bìnhổn tránh ảnh hưởng đến toàn chuỗi doanh nghiệp đang tham gia vao bình ổn.

Theo số liệu thống kê, ước tính dân số Hà Nội xấp xỉ khoảng 6,6 triệu người, ngoài ra còn khoảng trên 1,5 triệu lượt người qua lại làm ăn, học tập, công tác, du lịch… trên địa bàn.

Trên cơ sở đó nhu cầu tiêu dùng một số nhóm hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong một tháng là: Mặt hàng gạo 65.000 tấn; thịt lợn hơi 10.000 tấn; thịt gà, vịt 3.500 tấn; trứng gà, vịt 75 triệu quả; thủy hải sản tươi sống, đông lạnh 4.500 tấn; thực phẩm chế biến 4.000 tấn; dầu ăn 3,1 triệu lít; đường 3.000 tấn; rau, củ 75.000 tấn.

Theo Yến Nhi
VnMedia