- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Asanzo nói gì khi bị tố nhập hàng TQ rồi dán 'Made in Vietnam'?
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, chia sẻ với báo chí quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty
Trong buổi họp báo chiều 23/6, ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, chia sẻ với báo chí quy trình sản xuất các sản phẩm của công ty và giải thích về những thông tin gần đây.
Ông Phạm Văn Tam, CEO của Asanzo, mở đầu cuộc họp báo chiều 23/6 tại nhà máy ở quận Bình Tân, TP.HCM bằng cách nói về cấu phần của TV Asanzo. Theo ông Tam, TV của Asanzo sử dụng 3 thành phần chính nhập từ Trung Quốc đó là khung sườn, màn hình và bo mạch.
Nhập từ Trung Quốc 70%, Asanzo tự làm 30%
Theo ông Tam, đây là những thứ Việt Nam chưa sản xuất được và chiếm đến 70% của một chiếc TV. 30% còn lại Asanzo chủ động thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV cho phù hợp với thị trường Việt Nam, bộ nguồn sao cho phù hợp với điện 220V cũng như điện từ ắc-quy để có thể hoạt động trên ghe thuyền của các vùng sông nước và các phần phụ trợ như điều khiển (remote)...
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo, tại buổi họp báo chiều 23/6.
- Ông nói gì về thông tin con tem Trung Quốc xuất hiện trên sản phẩm Asanzo (trong đoạn các video điều tra gần đây)? Dù những sản phẩm sau cùng dán nhãn "Made in Vietnam"?
- Con tem Trung Quốc đó dán lên một bộ phận linh kiện, chứ không phải dán lên chiếc TV thành phẩm. Nó được dán trên panel (phần khung) chứ không phải là cái TV. Quy trình lắp ráp của Asanzo không chủ trương "lột tem" linh kiện nhập khẩu và việc đó cũng không có ý nghĩa gì vì chúng đều nằm bên trong TV.
Còn con tem "Made in Vietnam" lại được dán đằng sau một chiếc TV khi thành phẩm. Tức là Asanzo gom nhiều linh kiện sản xuất tại Việt Nam cũng như nhập từ Trung Quốc để lắp ráp. Chúng tôi cũng liệt kê những nhà cung cấp phụ trợ như phần giấy, bao bì, nhựa, nguồn, loa...
Asanzo không nhập nguyên chiếc TV về Việt Nam. Chúng tôi có chủ động về thiết kế. Khi một khâu đầu cuối (ở đây là lắp ráp, hoàn thiện - PV) nằm ở nhà máy Asanzo, hoàn thiện trên dây chuyền sản xuất của Asanzo thì chúng tôi sẽ được phép ghi là xuất xứ Việt Nam, không vi phạm pháp luật.
Công văn số 31 của Chính phủ có hướng dẫn về xuất xứ, áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa từ 30% (tùy thị trường) thì có thể xin giấy CO (Certificate of origin - chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa) để hoàn thuế và ghi xuất xứ Việt Nam.
Chúng tôi tự hào vì đã thiết kế ra những chiếc TV phù hợp thị trường, giá rẻ, thích nghi tốt ở vùng sâu vùng xa, từ Tây Nguyên đến miền sông nước, trên ghe trên thuyền hay điện mặt trời, chưa kể bảo hành dài 3,5 năm và bảo hành tận nơi.
- Vậy slogan của Asanzo "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" ở đây là gì? Công nghệ Nhật ở đâu trong dây chuyền của Asanzo.
- Chúng tôi mua công nghệ chuyển giao từ Nhật Bản. Công nghệ không cứ phải là linh kiện. Các chuyên gia Nhật Bản sang hướng dẫn cho chúng tôi để tư vấn sao cho TV đạt độ bền lâu dài, làm sao để kiểm soát việc oxy hóa ngoài trời, có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng hay không. Đó là một bộ tiêu chuẩn công nghệ từ Nhật Bản: lên dây chuyền như thế nào, cách kiểm tra... nó thiên về kỹ thuật và tôi sẽ gửi cho báo đài chi tiết hơn về việc này.
"Pháp luật phạt không đau bằng người dùng quay lưng"
- Ông nói gì về thông tin những "công ty ma" được lập ra để nhập hàng?
- Đó là những công ty phụ trợ, đối tác cung cấp cho Asanzo. Có khoảng cả trăm công ty phụ trợ của Việt Nam như vậy. Họ độc lập, họ nhập hoặc sản xuất thuê hộ thương hiệu Asanzo và bán lại cho chúng tôi. Khi đó chất lượng và tem nhãn phải đủ. (Ông Tam nói về những mặt hàng gia dụng nhỏ, không phải TV).
Tôi chưa đánh giá được những công ty ma đó ma hay không, lừa ai không, nhưng sau đợt này tôi sẽ phải rà soát lại và yêu cầu bộ phận thu mua của Asanzo chọn lọc lại những nhà cung cấp làm ăn đàng hoàng.
- Thông tin những ngày qua gây thiệt hại thế nào đối với Asanzo?
- Một siêu thị (Điện Máy Chợ Lớn) vội vã tháo hàng khỏi kệ trưng bày trong ngày đầu có thông tin bất lợi về Asanzo, nhưng hôm sau họ bán trở lại. Hiện các đại lý vẫn hoạt động bình thường.
Hôm nay chúng tôi công bố thông tin với báo đài và có đại diện bên điện máy ở đây, hy vọng các đại lý sẽ tự tin bán hàng trở lại. Chúng tôi không "đội lốt" Trung Quốc, chúng tôi được phép ghi xuất xứ Việt Nam.
Ông Tam cùng các phóng viên vào nhà máy sản xuất TV và chỉ rõ đâu là những phần nhập từ Trung Quốc, đâu là những phần Asanzo chủ động phát triển. Chiếc TV thành phẩm và đóng gói tại nhà máy này nên có thể ghi xuất xứ Việt Nam.
Về thiệt hại chắc chắn là có, nhưng chúng tôi phải cố gắng. Ở đây có 2.000 công nhân nhưng mười mấy nghìn điểm bán đang kinh doanh các sản phẩm Asanzo để có thu nhập. Do đó, sau vụ này Asanzo phải rút kinh nghiệm sâu sắc và nhìn nhận lại. Cái đau đớn nhất không phải pháp luật phạt Asanzo. Tôi đau nhất khi người tiêu dùng quay lưng.
Tôi hy vọng người tiêu dùng có thể hiểu tôi hơn. Trước kia tôi chưa nói ra quy trình để tạo ra một chiếc TV, và bây giờ tôi đã nói để bạn hiểu.
- Vậy kế hoạch của Asanzo sắp tới sẽ là gì? Đặt hàng, lắp ráp để bán hay sẽ hướng tới sản xuất tại Việt Nam thay vì chỉ xuất xứ tại Việt Nam?
- Chúng tôi sẽ phải nội địa hóa nhiều hơn, nhưng không phải bất chấp để tất cả đều sản xuất ở Việt Nam. Chẳng hạn cái màn hình, tại sao Asanzo có thể làm mà không làm? Vì đầu tư rất lớn mà ô nhiễm. Để các công ty đó làm thì hay hơn.
Nhiều người nghĩ chúng tôi nhập nguyên chiếc TV về bán. Làm gì có chuyện vô lý đó. Chúng tôi đầu tư 2.000 con người để làm gì, không lẽ chỉ để dán tem?
Tương lai chúng tôi sẽ tự sản xuất bo mạch (tỷ lệ nội địa hóa tầm 40%) ở nhà máy mới tại quận 9, và máy móc chúng tôi đã nhập về rồi. Nhà máy này sẽ nghiên cứu và sản xuất những công nghệ mới nhất: điều khiển bằng giọng nói, chuyển đổi báo viết thành báo nói... để tạo ra những sản phẩm phục vụ tốt hơn cho người dân Việt Nam.
Theo Zing
-
Doanh nghiệp19/06/2020Đại gia Trần Văn Dĩnh nổi danh với các dự án sân golf đình đám như sân golf Kim Bảng, sân golf Hồ Núi Cốc và sân golf Việt Yên. Tuy nhiên, ít người biết "ông trùm sân golf" còn sở hữu tòa lâu đài độc nhất vô nhị ở làng tỷ phú Nam Định.
-
Doanh nghiệp10/06/2020Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động...
-
Doanh nghiệp04/06/2020Mức đóng BHXH vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp ... là những điểm mới sắp có hiệu lực.
-
Doanh nghiệp29/05/2020Bầu Đức, bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Lê Phước Vũ đều có điểm chung là những đại gia trên thương trường nhưng lại chưa một ngày ngồi ghế giảng đường đại học.
-
Doanh nghiệp28/05/2020Chủ nhân của toà lâu đài này là doanh nhân Ngô Văn Phát (SN 1964) - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Xăng Dầu Phát - Petraco
-
Doanh nghiệp21/05/2020Ở mức giảm trừ mới, các mốc thu nhập chưa phải nộp thuế sẽ được nâng lên là 11 triệu (0 người phụ thuộc); 15,4 triệu (một người phụ thuộc); và 19,8 triệu (2 người phụ thuộc).
-
Doanh nghiệp20/05/2020Ông Huy Nhật kêu gọi 4 công ty "rót" 25 triệu USD vào một dự án nghỉ dưỡng rộng 162ha tại Huế. Sau đó, nhà đầu tư phát hiện đây chỉ là dự án “ma” và Huy Nhật đã biến mất.
-
Doanh nghiệp19/05/2020Trên thương trường, họ là những cái tên nổi tiếng với tài kinh doanh giỏi, sở hữu khối tài sản khủng nhưng lại rất kín tiếng.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Dường như ai cũng bất ngờ và không thể tin nổi bầu Kiên - người đàn ông quyền lực thuộc hàng nổi danh trong giới tài chính ngân hàng và bóng đá Việt Nam lại có ngày vướng vòng lao lý.
-
Doanh nghiệp16/05/2020Không chỉ tài giỏi, những người phụ nữ này còn là hậu phương vững chắc giúp chồng quán xuyến sản nghiệp lẫn công việc của gia đình.
-
Doanh nghiệp14/05/2020Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng theo tinh thần của Nghị quyết 86 của Quốc hội.
-
Doanh nghiệp12/05/2020Ông Dũng "lò vôi" cho biết sẽ chính thức dừng việc kinh doanh kiếm tiền, chỉ tập trung vào công việc thiện nguyện.
-
Doanh nghiệp09/05/2020Từ 1-7-2020 sẽ thêm 6 trường hợp viên chức bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
-
Doanh nghiệp07/05/2020Cổ phiếu QCG nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục có những biến động khó lường, tăng dựng đứng, giảm sâu rồi lại tăng vọt.