Hơn 8.000 tỷ nợ bảo hiểm xã hội quý I

Ngoài lý do khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ đóng bảo hiểm để chiếm dụng vốn.

Ngoài lý do khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ đóng bảo hiểm để chiếm dụng vốn.

Tại một hội thảo tổ chức ngày 8/5, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho biết, trong quý đầu năm 2013, số nợ đọng do trốn đóng bảo loại hiểm này lên tới 8.000 tỷ đồng. Trước đó, tính đến cuối 2012, số nợ là 4.600 tỷ, chiếm 6,27% tổng số thu của quỹ.

Theo ông Lợi, các doanh nghiệp né tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm một phần là do khó khăn về tài chính và không có tiền để đóng cho người lao động. Con số hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản trong năm qua là minh chứng cho những khó khăn này. Nhưng bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo có ý đồ chiếm dụng vốn, đem tiền bảo hiểm đi đầu tư, kinh doanh. Hiện những hình phạt đối với sai phạm này vẫn chưa đủ sức răn đe nên tình trạng tái phạm cứ tiếp diễn.

Ảnh
Các chuyên gia cho rằng, hiện mức xử phạt đối với việc nợ bảo hiểm chưa đủ sức răn đe. Ảnh: Anh Quân

"Trong bộ luật Lao động mới, mức xử phạt của việc trốn đóng bảo hiểm tối đa là 200 triệu đồng với cá nhân và 400 triệu đồng với doanh nghiệp. Tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp chiếm dụng nhiều khi còn cao hơn số có thể bị phạt hay lãi suất phải trả nếu vay ngân hàng", ông Lợi nhận định.

Về con số nợ bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cũng cho rằng bên cạnh lý do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ.

"Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng các cơ quan đang tích cực tổ chức khởi kiện để thu hồi các khoản nợ bảo hiểm", ông Huân cho hay. Thứ trưởng cho biết, gần đây, một số ý kiến đề xuất xử lý hình sự đối với việc nợ tiền bảo hiểm.

Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội cũng cho rằng một số địa phương khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm ra tòa án đã đem lại những kết quả khả quan.

Từ ngày 1/5, bộ Luật Lao động sửa đổi có hiệu lực. Theo đó lộ trình tăng lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu sống thấp nhất của người lao động đã được các Bộ, ngành đặt ra. Đây cũng là căn cứ để doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tuy nhiên, bà Vũ Thị Mai Thu - Phó chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội cho rằng, hiện doanh nghiệp rất khốn khó, nhiều đơn vị trốn đóng bảo hiểm cho lao động.

"Nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu tiếp tục tăng lương có nghĩa là bị khoác thêm nghĩa vụ tài chính, họ sẽ tiếp tục tìm cách trốn đóng bảo hiểm", bà Thu cho hay.

Theo thống kê, hàng tháng có khoảng 40.000 đến 50.000 lao động thôi việc vì kinh tế khó khăn, trong đó số thất nghiệp khá nhiều. Vì nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nên người lao động cũng không được hưởng quyền lợi gì, việc giải quyết chế độ thai sản, ốm đau... cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.