Nghiên cứu mới cho thấy độc của loài nhện có thể góp phần chữa một loạt bệnh khác nhau như động kinh, IBS, tự kỷ và thậm chí cả Alzheimer.
Độc tố do loài nhện Togo, thường thấy ở Tây Phi, gây ra cơn đau dữ dội và dấu vết rõ ràng khi cắn nạn nhân. Nhưng các nhà khoa học mới phát hiện ra nó cũng cho thấy con đường sinh hóa chưa từng biết trong các dây thần kinh cảm nhận đau. Điều này có thể dẫn đến những loại thuốc mới trị đau mãn tính cho các bệnh khác như động kinh, IBS (Hội chứng ruột kích thích), tự kỷ và thậm chí cả Alzheimer.
Tiến sĩ Jeremiah Osteen, một nhà sinh lý học tại Đại học California San Francisco, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Những con nhện tiến hóa hàng triệu năm để sở hữu được các độc tố mạnh và đặc biệt như thế”. Đây là công cụ cho phép con người tìm ra các cách giải quyết bệnh tật của mình thông qua phòng thí nghiệm.
Nhóm khoa học tìm ra nguyên nhân gây đau mới bằng cách tạo ra một kênh cho phép natri thâm nhập tế bào trong lớp hiếm các dây thần kinh được gọi là các sợi A-delta. Họ có thể xác định 2 phân tử protein nhỏ trong độc nhện đã kích thích mạnh mẽ các dây thần kinh này. Thông thường, các sợi A-delta truyền tải sắc nét và ngay lập tức vết đốt hoặc cắt cứa. Còn các sợi C chậm hơn, sản xuất các cảm giác đau nhói theo sau.
Nhóm nghiên cứu có thể tách các sợi A-delta ở chuột bằng cách dùng chất độc nhện và cho thấy rằng chúng cũng đóng vai trò trong cảm ứng quá mẫn - việc chạm nhẹ vào phần nào đó của cơ thể có thể gây khó chịu - vấn đề thường gặp trong các bệnh như bệnh zona và hội chứng đau mãn tính.
Các thí nghiệm còn cho thấy độ nhạy cảm ứng cao của một typ nhỏ của các sợi A-delta được gọi là Nav1.1, có thể đóng vai trò trong hội chứng ruột kích thích. Typ nhỏ Nav1.1 của dây thần kinh còn có liên quan đến sự phát triển bệnh động kinh, bệnh tự kỷ và bệnh Alzheimer.
Tiến sĩ David Julius, tại Đại học California San Francisco, một thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Đặc biệt khó để xác định thuốc điều trị bởi các typ nhỏ liên quan chặt chẽ với nhau, gây khó khăn trong xác định loại thuốc hay các tác nhân tác động lên typ này mà không phải typ khác. Các chất độc cung cấp công cụ duy nhất đề chúng ta bắt đầu hiểu được chính xác kiểu typ đặc biệt Nav1.1 đóng vai trò gì trong cảm giác đau đớn”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature thể hiện hi vọng của nhóm khoa học rằng họ có thể xác định các cơ chế đau khác bằng cách nghiên cứu nọc độc của các sinh vật khác. Họ còn sàng lọc hàng trăm chất độc từ nhện độc, bọ cạp và rết.
Tiến sĩ Julius nói thêm "Có hàng chục đến hàng trăm độc tố peptide hoạt động trong nọc độc của mỗi loài vật. Dường như càng nghiên cứu sâu lại càng thấy có nhiều loại độc hơn”.
Theo Khám phá