Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng Tết Thanh Minh trong nhà và ngoài mộ?

Vào ngày Tết Thanh minh, ngoài việc tảo mộ thì tục cúng hay chuẩn bị mâm cúng cũng là một phần quan trọng được nhiều người coi trọng. Con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và thắp hương trước mộ của người đã khuất, sau khi tảo mộ các thành viên cùng nhau về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ gia tiên mong tổ tiên nhận và phù hộ con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và phát tài phát lộc.

Thanh minh là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, đến sau ngày Lập xuân 60 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày. Tết Thanh minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này. 

Trong năm 2022, Tiết Thanh minh thường sẽ bắt đầu khoảng thời gian từ ngày 4 hoặc 5 của tháng 4 (sau khi kết thúc Tiết Xuân phân) và kết thúc vào khoảng ngày 20 hoặc 21 tháng 4 hằng năm theo Dương lịch. Còn theo Âm lịch, Tết Thanh minh sẽ diễn ra vào tháng Ba, bắt đầu từ ngày 3/3.  Theo truyền thông từ xưa người Việt thường cúng Tết Thanh minh tại gia đình và phần mộ tổ tiên, do đó cần chuẩn bị 2 lễ.

Cúng Tết Thanh Minh tại nhà trước hay cúng ở ngoài mộ phần trước?

Rất nhiều người thắc mắc rằng, nên cúng Tết Thanh Minh tại nhà trước hay cúng ở ngoài mộ phần trước mới đúng. Hầu hết, các gia đình đều chuẩn bị mâm lễ cúng rồi tiến hành cúng khấn ngoài mộ trước. Sau khi hoàn tất các nghi lễ ngoài mộ phần thì con cháu mới trở về nhà để làm mâm cúng gia tiên. Khi thấy hương cháy gần hết thì xin lộc rồi hóa tiền vàng. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, tín ngưỡng và vùng miền khác nhau các gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh theo món mặn và món chay. 

+ Mâm cỗ mặn cúng Tết Thanh minh gồm: Canh măng nấu mọc, xôi gấc, gòi, chả cuốn, gà luộc.

+ Mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh gồm: Xôi chè, oản chuối, chả chay khoai môn, nem chay, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ… mang ý nghĩa tín ngưỡng, tưởng nhớ người đã khuất, cầu cho người đã khuất sớm được siêu thoát.

Mâm cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ

Theo quan niệm từ bao đời, mâm cúng dâng lên tổ tiên những ngày lễ, tết không cần quá cầu kỳ. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sắm lễ cho phù hợp. Tuyệt đối không bày biện quá nhiều mà tốn kém về vật chất, mâm lễ chỉ cần sắm đủ theo điều kiện kinh tế cũng như có tấm lòng thành của cháu con.

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng Tết Thanh Minh trong nhà và ngoài mộ?-1

Lễ vật cúng Tết Thanh minh ngoài mộ gồm có: 

-    Các loại bánh kẹo và quả tươi.

-    Trầu cau, rượu.

-    Nước sạch.

-    Một số món ăn tùy theo điều kiện mỗi gia đình, nhưng tốt nhất là đồ chay.

-    Nhang, đèn.

-    Giấy ngũ sắc, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy hàng mã…

Mâm cúng Tết Thanh Minh tại nhà

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng Tết Thanh Minh trong nhà và ngoài mộ?-2

Tùy theo mỗi gia đình, có thể chuẩn bị mâm cúng Tết Thanh minh tại nhà nên có:

- Mâm cỗ mặn với đủ: Xôi, gà luộc, canh măng, miến, đĩa xào.

- Mâm lễ ngọt có: Hoa quả, bánh kẹo, trà tàu, thuốc lá.

- Hoa tươi (cúc vàng, cúc trắng, loa kèn, cẩm chướng).

- Tiền vàng.

Trước khi cúng, cần dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, lau sạch bàn thờ gia tiên. Người cúng phải mặc quần áo sạch sẽ, chỉnh tề rồi lên hương, vái lạy tổ tiên và đọc văn khấn. Khi một tuần hương cháy hết thì gia đình có thể hóa vàng và xin thụ hưởng lộc.

Theo Mộc - VietNamNet (Tổng hợp)


Tết Thanh Minh

mâm cúng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.