- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh báo trào lưu nguy hiểm trên Tiktok: Dán băng keo vào miệng mong ngủ ngon, không ngáy
Trào lưu này có thể nguy hiểm hơn những gì bạn cho là kỳ thú, ai đang ấp ủ ý tưởng muốn thử hãy coi chừng.
Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok xuất hiện trào lưu dán băng dính vào miệng để ngủ ngon, hạn chế ngủ ngáy. Cụ thể, nhiều tiktoker "tuyên truyền" rằng việc dán băng keo lên miệng trong khi ngủ giúp họ có giấc ngủ ngon, ngăn chặn khô họng, thậm chí tin sẽ tránh được chứng ngưng thở khi ngủ.
Để thực hiện trào lưu này, các Tiktoker sử dụng những đoạn băng dính để băng kín miệng mình lại trước khi chìm vào giấc ngủ dài. Tuy nhiên, dán băng dính vào miệng được coi là hành động có thể gây hại sức khỏe được giới chuyên gia lần lượt lên tiếng.
Dán băng dính vào miệng để ngủ là một kỹ thuật lâu đời
Theo BS Vũ Đại Dương (làm việc tại TP.HCM), khi chúng ta ngủ, không khí sẽ đi qua mũi hoặc miệng, đi vào trong hầu họng, tiếp đó đi xuống vùng thanh quản, khí quản, đến phổi. Khi chúng ta thức, các cơ sẽ co lại, làm thông thoáng đường thở. Ngược lại, khi bạn ngủ, các cơ bắp sẽ thư giãn, làm hẹp đường thở.
Vậy nên, không khí được chúng ta hít vào, đi qua một đường thở hẹp sẽ làm rung lắc các mô cơ quan, từ đó tạo ra những tiếng ngủ ngáy.
"Kỹ thuật băng kín miệng khi ngủ về bản chất là kỹ thuật có tên Buteyko của một bác sĩ người Liên Xô, phát minh vào năm 1950", BS Vũ Đại Dương giải thích.
Kỹ thuật này có một nguyên lý rất đơn giản: Khi đường thở ở mũi có vấn đề gì đó thì cơ thể bạn sẽ thở bằng miệng. Khi bạn băng kín miệng lại thì mũi phải tự thích nghi để làm sao thông thoáng đường thở, bạn sẽ có hơi thở đều lại. Đó là nguyên lý của phương pháp này.
Kỹ thuật dán băng dính vào miệng khi ngủ có nhiều mặt trái đi kèm!
BS Dương nhận định, phương pháp này cũng có những mặt trái đi kèm. "Khi bạn dán băng keo khi ngủ, bạn có thể bị sặc, hóc, buồn nôn và nôn, thậm chí ngưng thở khi ngủ", BS Dương cho hay.
Nguyên nhân bởi, khi dán băng dính vào miệng sẽ khiến không đủ dưỡng khí đi vào trong cơ thể, cơ thể không thích nghi được. Hơn nữa, việc dán băng keo vào môi liên tục trong suốt đêm này sang đêm khác sẽ gây ảnh hưởng đến vùng niêm mạc môi.
"Tôi hiểu tại sao nên thở bằng mũi, nhưng hầu hết mọi người không mở miệng trừ khi họ khó thở bằng mũi", BS Kathleen Yaremchuk (bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng và chuyên gia về giấc ngủ ở Detroit), nói với báo chí.
Một người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không thể ngăn chặn tình trạng "chỉ bằng cách ngậm miệng lại". Các thiết bị mà bạn sử dụng khi bị ngưng thở khi ngủ cho phép hàm đưa về phía trước khi bạn đeo chúng, vì vậy sẽ giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ - nhưng nó không chỉ là ngậm miệng, mà còn đưa ra phía trước để bắt buộc mở đường thở.
GS Nirmal Kumar (một bác sĩ tai mũi họng và chủ tịch của tổ chức y tế Anh ENT UK), đồng ý rằng "không có bằng chứng thuyết phục nào trong tài liệu y khoa cho thấy chúng ta nên dùng kỹ thuật Buteyko để chữa chứng ngưng thở khi ngủ".
Ông nói thêm rằng thực hiện bất kỳ bài tập thở nào - Buteyko hay không - nói chung có thể cải thiện bệnh hen suyễn và các triệu chứng hô hấp khác, đó có thể là lý do tại sao mọi người tin rằng nó hữu ích nhưng các bài tập thở là "một phần của lời khuyên và cách điều trị tiêu chuẩn được bác sĩ khuyên dùng mà thôi".
Không phát huy giá trị chữa bệnh, giới chuyên gia khẳng định điều này còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
GS Nirmal Kumar nói: "Nếu bị bệnh và phải nôn mửa, dùng miếng dán miệng khi ngủ sẽ làm bạn thấy khó chịu hơn. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị sặc hóc rất nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ngay cả những học viên Buteyko cũng cấm nhóm đối tượng này".
"Đối với trẻ nhỏ, dùng miếng dán miệng khi ngủ có thể thực hành khi đủ 5 tuổi nhưng tuyệt đối không được dán băng trực tiếp lên môi. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị ốm thường xuyên, khó thở hơn nếu chỉ thở thông qua đường mũi", chuyên gia cảnh báo thêm.
Theo Tổ Quốc
-
Đời sống9 giờ trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
-
Đời sống13 giờ trướcĐến với Hàng Châu, dạo bước Tây Hồ, lắng nghe những câu chuyện tình "đẫm lệ", lại càng khiến cho phong cảnh nơi đây thêm phần thi vị.
-
Đời sống13 giờ trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
Đời sống13 giờ trướcĐược mệnh danh là vùng đất Cố đô, Ninh Bình là một trong những nơi có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng.
-
Đời sống14 giờ trướcKhi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
-
Đời sống16 giờ trướcChúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
-
Đời sống18 giờ trướcDù còn hơn một tháng nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng phố Hàng Mã, Hà Nội đã tràn ngập đồ trang trí Noel, tạo nên khung cảnh lung linh, đầy sắc màu.
-
Đời sống21 giờ trướcNhững chia sẻ thật thà, dễ thương của ông nội quê Bến Tre thu hút gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
-
Đời sống1 ngày trướcLần đầu nếm thử món lòng lợn mắm tôm ở Việt Nam, khách Tây thừa nhận loại nước chấm này có mùi hơi ghê nhưng vị lại rất ngon, “không tệ như suy nghĩ”.
-
Đời sống1 ngày trướcTheo đạo diễn Ngô Hương Giang, những clip dàn dựng lệch lạc về giới giang hồ, cuộc sống trong tù sẽ hủy hoại thế hệ trẻ, khơi dậy trong họ “bản năng ác”.
-
Đời sống1 ngày trướcChuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
-
Đời sống1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
Đời sống1 ngày trướcTrong hành trình trải nghiệm khắp thế giới nhiều năm nay của mình, Phan Thanh Quốc (YouTuber Kẻ du mục) đã ghé thăm bộ lạc Hadzabe ở đất nước Tanzania.
-
Đời sống1 ngày trướcMột trong những cụm từ đang "gây bão" mạng xã hội hiện nay chính là "xào cúp le", bạn có biết trong từ điển gen Z, cụm từ này có ý nghĩa gì?