- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chuyên gia lý giải vì sao cỗ cúng dùng gà trống mà không dùng gà mái
Lý giải vì sao gà cúng luôn là gà trống mà không phải gà mái, chuyên gia cho biết điều này bắt nguồn từ thời kỳ tư tưởng Nho giáo chi phối lễ giáo xã hội.
Trong mâm cúng đêm giao thừa và ngày lễ tết, giỗ chạp của người Việt Nam thường có đĩa xôi và một con gà luộc chín, miệng ngậm bông hồng đỏ. Điều dễ dàng nhận thấy là gà cúng luôn phải là gà trống.
Tại sao cúng gà trống mà không cúng gà mái?
Trả lời phóng viên Báo điện tử VTC News, TS Trần Long, nguyên Trưởng bộ môn Văn hoá Việt Nam, khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, tập tục dùng gà trống trong cúng tế có từ thời phong kiến ở Việt Nam, khi tư tưởng Nho giáo chi phối lễ giáo xã hội.
Nho giáo đề cao Ngũ thường gồm Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín; các nghi thức tế lễ cũng quy vào đó. Sở dĩ người xưa có tục cúng gà trống vì gà trống được cho là có đủ các phẩm chất này. Cụ thể, khi tìm được mồi, gà trống thường gọi gà mái và gà con đến cùng ăn, đó là Nhân - đạo lý làm người, biết yêu thương chia sẻ.
Gà trống có mào to đẹp như đội chiếc mũ trang trọng, giống như các quan khi thượng triều đều phải đội mão, đó là biểu hiện của Lễ - tuân thủ lễ nghi, giữ đúng tôn ti, kính trên nhường dưới. Mão quan được phân định theo cấp bậc, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, mọi người phải tùy vị trí mà ứng xử cho đúng lễ.
Bạn có biết vì sao phải cúng gà trống mà không cúng gà mái? (Ảnh: Minh Đức)
Loài gà có tập tính là khi được người nông dân cho ăn 3 ngày thì nó sẽ ở lại nhà họ, đây là biểu hiện của Nghĩa - trọng tình nghĩa, tôn trọng lẽ phải, biết tri ân, đền đáp những ai tốt với mình.
Gà trống cũng là biểu tượng của Dũng - tinh thần dũng cảm, thượng võ, dám thắng dám thua. Gà trống luôn chiến đấu hết mình, đi đến cùng trong trận chiến. Nếu thua, khi gặp lại đối thủ cũ, nó sẽ không thi đấu nữa, thể hiện tinh thần biết chấp nhận thất bại. Theo quan niệm người xưa, Dũng không chỉ là quyết thắng mà còn là dám chấp nhận thua, không sân si, thù vặt.
Chữ Tín cũng là đặc điểm nổi bật của gà trống. Ngày ngày nó đều đặn gáy từ mờ sáng, đánh thức mọi người, cho thấy phẩm chất đáng tin cậy, biết giữ lời hứa và cam kết với người khác.
Theo TS Trần Long, tư tưởng trọng nam khinh nữ thời phong kiến cũng là lý do vì sao người ta cúng gà trống mà không cúng gà mái. Theo đó, trong các nghi lễ cúng tế, người chủ lễ phải là đàn ông; tập tục bày ra cũng theo xu hướng nâng cao phẩm cách người quân tử. Việc cúng gà trống là sản phẩm văn hoá của thời đó; người xưa coi trọng đàn ông có đủ Ngũ thường nên mới cúng gà trống.
Thời nay, phụ nữ Việt Nam cũng có đủ các phẩm chất trên, thậm chí còn xuất sắc hơn với bốn chữ vàng: Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang.
Cúng gà mái có phạm điều cấm kỵ?
Theo TS Trần Long, người Việt Nam hiện đại hoàn toàn có thể cúng gà mái vào các ngày giỗ, Tết. Về mặt văn hóa tâm linh, điều này không vi phạm cấm kỵ hay gây nguy hại gì.
Trong thực tế, nhiều gia đình có cúng gà mái nhưng trước khi dâng lên thì chặt miếng, bày đĩa như một món ăn trong mâm, thay vì đặt cả con dáng chầu như gà trống. Nhiều người có quan điểm cúng gà mái tơ sẽ cầu được may mắn, bình an.
Trong các dịp cúng ngày rằm, cúng tháng cô hồn, cúng gia tiên, thắp hương cửa hàng, nhiều người cũng sử dụng gà mái để cúng. Với mâm cúng mang ý nghĩa dâng hương, cỗ cúng gà mái đang ngày được ưa chuộng vì gà mái luộc ăn sẽ thơm, ngon hơn.
Theo VTCnews
-
Đời sống3 giờ trướcHuấn luyện viên Kim Sang-sik tiết lộ câu chuyện thú vị sau khi cùng đội tuyển Việt Nam mang chức vô địch AFF Cup 2024 về nước.
-
Đời sống3 giờ trướcSáng 15/1, lễ ăn hỏi của Á hậu Phương Nhi và thiếu gia Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, diễn ra tại nhà riêng của cô dâu ở Thanh Hóa.
-
Đời sống3 giờ trướcĐể không gian thờ cúng luôn trang nghiêm và thanh tịnh, vệ sinh bàn thờ và rút bớt chân hương cuối năm là công việc quan trọng, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán.
-
Hiếm hoi lộ diện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ‘‘phá lệ’’ làm một điều khác lạ trong ngày vui của con traiĐời sống6 giờ trướcXuất hiện trong lễ ăn hỏi của con trai, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có một thay đổi đặc biệt khiến nhiều người thích thú.
-
Đời sống7 giờ trướcNgô Tố Uyên - bà xã cầu thủ Nguyễn Thành Chung - là nàng Wags gây chú ý khi sở hữu nhan sắc ngày càng xinh đẹp, mặn mà sau khi lấy chồng và sinh con.
-
Đời sống8 giờ trướcMột trong những điều thú vị về năm Ất Tỵ là chúng ta sẽ 2 lần đón ngày Lập xuân; đây cũng là khởi đầu cho chuỗi 8 năm liền không có ngày 30 Tết.
-
Đời sống8 giờ trướcCông Phượng tiếp tục ghi bàn, từng bước chinh phục HLV Kim Sang Sik để có thể trở lại tuyển Việt Nam, với Xuân Son đang điều trị chấn thương.
-
Đời sống9 giờ trướcNgày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày ông Công ông Táo. Theo phong tục của người Việt, vào ngày này, mỗi gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.
-
Đời sống10 giờ trướcTuy không nổi tiếng bằng Sa Pa, Tà Xùa ở miền Bắc nhưng đèo Violak (Quảng Ngãi) cũng là địa điểm săn mây đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ nếu có dịp ghé thăm vùng đất nơi đây.
-
Đời sống10 giờ trướcCác video ghi lại cảnh chàng rể Đức về quê bố vợ người Việt ăn giỗ, theo vợ dự đám cưới truyền thống Việt Nam... thu hút nhiều người quan tâm.
-
Đời sống23 giờ trướcBao sái ban thờ là việc tâm linh quan trọng nhất, nhà nhà đều chú trọng để làm. Bao sái là làm sạch ban thờ, bát hương và các đồ thờ, vật phẩm đang bày... Sau đây Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương hướng dẫn 7 bước bao sái ban thờ được gia tăng sinh khí, kích hoạt vượng khí... cho gia đình.
-
Đời sống1 ngày trướcSau khi Nguyễn Xuân Son tạo ra "cơn sốt" ở AFF Cup 2024, các đối thủ của đội tuyển Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sử dụng cầu thủ nhập tịch.
-
Đời sống1 ngày trướcLập xuân là tiết khí đầu tiên trong năm, ngày Lập xuân ở khía cạnh nào đó có thể coi là thời điểm bắt đầu năm mới, vậy Lập xuân 2025 là ngày nào?