- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô dâu gen Z ngạc nhiên trước lễ đón dâu bằng thuyền, phao tự chế của người dân "rốn lũ" Chương Mỹ
Cưới nhau đúng lúc vùng “rốn lũ” Chương Mỹ (Hà Nội) ngập lụt, cô dâu gen Z quê Thái Bình vừa ngạc nhiên, bất ngờ trước màn đón dâu độc lạ bằng thuyền, phao tự chế của người dân nơi đây.
Lễ cưới của cặp đôi gen Z: Nguyễn Thị Huyền (SN 2002, quê huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và Nguyễn Văn Luyện (SN 2001, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) diễn ra trong 2 ngày, 24 & 25/7, đúng vào dịp địa phương này bị ngập lụt nghiêm trọng.
Anh Luyện chia sẻ về lễ cưới, hôm 24/7, nước dâng ngập khu vực cánh đồng, đến chiều thì nước chơm chớm vào đường làng. Khu vực đường dựng rạp trước cửa nhà anh Luyện cao hơn, nên không bị ảnh hưởng nhiều. Đến tối, nước dâng cao hơn, phải thu dẹp từ sớm, gia đình mới chỉ làm được 80 mâm, trong khi dự kiến là 110 mâm.
Chiều tối ngày 24/7, nước dâng tràn lên mặt đường.
Càng về đêm nước càng dâng cao, dâng vào sân nhà gia đình anh Luyện - nền sân cao hơn mặt đường 1m. "Dù sinh sống ở đây lâu năm, cũng đã vài lần chứng kiến quê hương mình gặp cảnh nước lũ. Tôi cũng không ngờ được, nước lên đột xuất quá, nhưng khách khứa đã mời hết rồi, đặc biệt là phía nhà gái, nên gia đình vẫn tiếp tục đón dâu như dự định".
Nhận được tin báo trong đêm, chị Huyền khá ngạc nhiên, bởi vì ở quê chị chưa bao giờ thấy tình cảnh ngập lụt như vậy. Trước đó, tuy thi thoảng có về chơi nhà trai, nhưng chị cũng ít để ý đến thông tin nơi đây có "truyền thống" ngập lụt.
"Dẫu sự cố có vẻ không như ý xảy đến, nhưng tôi cùng như gia đình đều hoan hỷ cả, coi như lễ cưới của mình độc lạ hơn so với mọi người. Thay vì được đón dâu như bình thường, mình được đón dâu bằng thuyền, phao tự chế cũng thú vị chứ", chị Huyền cười.
Đoàn đưa dâu di chuyển vào nhà trai bằng thuyền, phao tự chế.
Sáng hôm sau, đoàn nhà trai đón dâu từ huyện Vũ Thư (Thái Bình) đến địa điểm cây đa đầu đê thuộc thôn Nhân Lý thì dừng lại. Quãng đường từ cây đa đến nhà trai dài khoảng 500-600m, nước ngập có đoạn lút đầu người, mọi người phải dùng thuyền, phao nổi tự chế di chuyển.
Thuyền của cô dâu chú rể, ngoài một người chèo, còn có một người trầm xuống nước hỗ trợ di chuyển. Các thuyền khác nối theo sau, tiếng gọi nhau í ới, thành viên đoàn nhà gái thích thú lôi điện thoại ra livestream cho những người ở quê cùng chứng kiến.
Rạp cưới chưa kịp tháo vì nước dâng cao.
Đoàn thuyền đi qua rạp cưới chưa kịp tháo dỡ, nước dâng gần đến xà ngang. Nước trong sân dâng ngập đến bậc tam cấp, mọi người trong đoàn khó khăn lắm mới di chuyển vào được.
"Bố mẹ chồng tôi khá tâm lý, lo lắng cho con dâu ngày đầu về làm dâu ở vùng lũ không quen. Sáng tỉnh dậy, tôi thấy nước dâng cao hơn hôm trước, qua đó mới thấy người dân quê chồng tôi vất vả quá, lại còn cực hơn vì mất điện. Bởi vậy, tôi mong rằng các cấp các ngành sẽ sớm có những giải pháp căn cơ, khắc phục tình trạng ngập lụt để người dân sinh sống, đi lại được thuận tiện hơn", chị Huyền chia sẻ.
Đoàn nhà gái.
Ông Phùng Xuân Lực, Trưởng thôn Nhân Lý cho biết, đám cưới trên xảy ra vào đúng dịp địa phương xảy ra ngập lụt nghiêm trọng. Tuy việc đi lại có gặp nhiều bất tiện, nhưng quá trình tổ chức đám cưới đều thành công, tốt đẹp, không có sự cố gì đáng nói.
Kể từ dịp ngập lụt năm 2008 đến nay, đây là đám cưới thứ 3 trên địa bàn thôn tổ chức vào đúng dịp địa phương bị ngập lụt, đường sá bị cô lập. May mắn hơn 2 đám cưới trước, đám cưới này tổ chức ăn uống xong thì mới bị ngập nặng.
"Năm 2008, 2018, mọi người đang uống rượu cưới say sưa thì nước ở đê tràn vào làng. Chẳng ai bảo nhau, tỏa đi khắp nơi, chạy vội vàng về nhà di tản tài sản", ông Lực nhớ lại.
Được biết, thôn Nhân Lý có 320 hộ dân với 1.786 nhân khẩu, đang sinh sống trong vùng bị ngập lụt. Chỉ tính riêng đường làng, nơi ngập sâu nhất hơn 3m, chỗ nông ngập đến cổ, mọi người đều phải di chuyển bằng thuyền, thúng, phao tự chế.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Đời sống8 giờ trướcLo ngại siêu bão Yagi lớn ảnh hưởng đến ngày vui, nhiều cặp đôi quyết định hoãn cưới dù trước đó đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chuẩn bị cho sự kiện trọng đại của đời mình.
-
Đời sống10 giờ trướcDù độc thân nhưng Văn Minh ngày nào cũng chăm chỉ vào bếp nấu những mâm cơm thịnh soạn để thiết đãi bản thân.
-
Đời sống1 ngày trướcChàng rể Tây không chỉ háo hức ăn bánh trung thu mà còn tỏ ra hết sức sành ẩm thực Việt khi "hạch sách" vợ, đòi bằng được ly nước trà xanh.
-
Đời sống1 ngày trướcKhi Tết Trung thu đang cận kề, cứ từ sáng sớm và kéo dài đến tối khuya, trong căn phòng chừng 15m² trên đường Trường Sa, quận 3, TPHCM, có những người trẻ lại tất bật chế tác những sản phẩm lồng đèn mang kiểu dáng từ hơn trăm năm trước để kịp xuất hàng.
-
Đời sống1 ngày trướcChùa Cây Thị ở Hà Nam điểm đến tâm linh thu hút hàng triệu người dân và phật tử về tham quan, chiêm bái. Điểm nhấn của ngôi chùa chính là cây thị với niên đại gần 400 năm tuổi nằm ngay trong khuôn viên chùa.
-
Đời sống1 ngày trướcNhiều sự kiện liên quan siêu bão Yagi trên Facebook hút dân mạng, với 2 xu hướng trái ngược gồm nghỉ học, nghỉ làm ngày siêu bão đổ bộ, hoặc đi làm để có lương cao.
-
Đời sống1 ngày trước“Các con là thiên thần nên được đánh dấu đặc biệt để mọi người dễ nhận biết”, câu nói ấy đã xoa dịu tâm hồn cặp song sinh bạch tạng.
-
Đời sống1 ngày trước"Bún lắc" hay "hủ tiếu lắc" là món ăn sáng đặc trưng, thu hút nhiều du khách khi tới chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ). Người bán - người mua đều ngồi trên chiếc ghe thuyền tròng trành giữa sông nước, lắc qua lắc lại.
-
Đời sống2 ngày trướcNgắm vẻ sống động, có hồn của những bức chân dung, phong cảnh do Luận thực hiện, nhiều người ngỡ ngàng khi biết chúng được vẽ bằng bút bi, vốn rất hạn chế về màu.
-
Đời sống2 ngày trướcNgoài nhận xét Nha Trang là điểm đến đẹp nhất trong số những nơi từng ghé thăm ở Việt Nam, cặp vợ chồng Simzi – Baek còn tỏ ra bất ngờ vì “cứ ra đường là gặp đồng hương”.
-
Đời sống2 ngày trướcCó một người con chuyển giới, bà Hạnh từng đau khổ nhưng rồi lại thấy may mắn. Bởi bà có thêm một cô con gái để yêu thương và được yêu thương.
-
Đời sống2 ngày trướcNgày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm được gọi là Tết Trung thu, Tết của trẻ em; Tết Trung thu 2024 rơi vào thứ mấy, ngày nào?
-
Đời sống2 ngày trướcTrong thời gian 3 ngày 2 đêm ở Hà Nội, nữ du khách Nhật chủ yếu dùng bữa trong khách sạn, từ bữa chính đến tiệc trà, tiệc ngọt chào mừng. Cô tiết lộ đã tăng được 2kg.
-
Đời sống3 ngày trướcĐậu phụ ở làng Kênh (Thái Bình) mỏng dẹt, được dùng để chế biến nhiều món ngon như đậu phụ chiên giòn, đậu cuộn thịt,...