- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đặc sản tên lạ ở Nam Định vào mùa, chị em mua về chế biến đủ món ngon
Từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11, khi tiết trời se lạnh cũng là thời điểm củ niễng ở Nam Định vào mùa thu hoạch, người nội trợ thi nhau tìm mua về chế biến nhiều món ngon “tốn cơm”.
Củ niễng là một bộ phận của cây niễng (hay còn gọi lúa bắp) – loại cây sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đất trũng, ven ao hồ hay nơi bùn lầy ngập nước.
Chúng được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành miền Bắc như Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, niễng ở Nam Trực (Nam Định) được nhận xét là ngon và phổ biến hơn.
Theo người dân địa phương, mùa thu hoạch niễng kéo dài hơn 1 tháng, độ cuối thu đầu đông (khoảng từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11 dương lịch). Lúc này, bà con đi thu hái niễng về bán.
Niễng được cắt sát gốc, bỏ bớt phần lá phía trên và chỉ giữ lại phần củ phình to, trông như cái chày.
Niễng non sẽ có ruột trắng, còn niễng để già sẽ xuất hiện các đốm đen. Ảnh: Phan Hồng Sơn
Thoạt nhìn, củ niễng có vẻ ngoài rất giống củ sả nhưng kích thước to và sáng màu hơn. Sau khi tách hết lớp vỏ, người ta thu được phần củ niễng trắng nõn, đem chế biến thành nhiều món ngon.
Chị Phạm Toan (ở Nam Trực, Nam Định) cho biết, người địa phương thường trồng niễng từ tháng 2 âm lịch và thu hoạch sau 7-9 tháng.
“Niễng trồng suốt 3 mùa mới cho thu hoạch nhưng chỉ thu hái được trong khoảng 3-4 tuần là hết. Đầu mùa, củ trắng từ trong ra ngoài nhưng càng về cuối mùa thì củ càng xuất hiện nhiều chấm đen li ti, ăn xơ hơn và giảm vị ngọt tự nhiên”, chị Toan nói.
Củ niễng chỉ có theo mùa, từ tháng 10 đến tháng 11. Ảnh: Phạm Thu Hà
Theo chị, củ niễng có thể ăn sống hoặc nấu chín và cách chế biến cũng đơn giản. Niễng sau khi bóc hết lớp vỏ bên ngoài chỉ cần rửa sạch rồi thái thành các lát mỏng vừa ăn.
Người Nam Định thường xào niễng với thịt bò, thịt lợn nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là món niễng xào trứng. Củ niễng sau khi thái lát mỏng thì đem xào ở lửa vừa, gần chín thì cho thêm trứng, rau thơm và nêm nếm tùy ý.
Những thực khách từng thưởng thức củ niễng nhận xét, loại củ này có độ giòn sần sật và vị ngọt thanh tự nhiên khi ăn sống, khá giống cây bồn bồn ở miền Tây. Còn khi nấu chín, niễng lại có độ bở bùi, đậm đà.
“Niễng được thu hoạch vào thời điểm trời se lạnh nên thích hợp để chế biến thành các món xào nóng hổi, ăn kèm cơm trắng rất ngon”, chị Toan chia sẻ thêm.
Hai món ngon "tốn cơm" từ củ niễng là niễng xào trứng và niễng xào thịt bò. Ảnh: Hường Nguyễn
Tại các chợ địa phương, niễng được bán theo bó hoặc theo cân với giá dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Còn tại Hà Nội, giá niễng cao hơn (do cộng chi phí vận chuyển, nhân công, mặt bằng,…), khoảng 40.000 – 60.000 đồng/bó 10 củ (tùy nơi và thời điểm).
Không chỉ là nguyên liệu làm nên nhiều món ngon với hương vị hấp dẫn, củ niễng còn có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe.
Theo Đông y, củ niễng vị ngọt, tính mát, có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch và tăng huyết áp, giúp thanh nhiệt, giải độc, góp phần chữa bệnh tiểu đường,…
Theo Vietnamnet
-
Đời sống5 giờ trướcTất niên là dịp để các gia đình quây quần, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chào đón năm mới với nhiều hy vọng tốt lành.
-
Đời sống10 giờ trướcHLV Kim Sang Sik có thể tính tới việc gọi Công Phượng cho U22 Việt Nam tham dự SEA Games 33 vào cuối năm ở Thái Lan, khi BTC vẫn giữ điều lệ sử dụng 2 cầu thủ trên tuổi
-
Đời sống10 giờ trướcNgười xưa dựa trên quy luật “sinh - lão - bệnh - tử” chọn ra con số 5, tương ứng với chữ “sinh” để bày biện mâm ngũ quả ngày tết Nguyên đán.
-
Đời sống23 giờ trướcChia sẻ của nàng dâu này đang nhận được nhiều sự quan tâm.
-
Đời sống1 ngày trướcCúng tất niên là một nghi thức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới; lễ cúng này nên được thực hiện vào ngày nào?
-
Đời sống1 ngày trướcXuân Son liên tục nói cảm ơn tới đội ngũ y bác sĩ trong ngày ra viện, về Nam Định cùng gia đình đón Tết Nguyên đán.
-
Đời sống1 ngày trướcDấu ấn của Xuân Son với tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024 được coi như cú hích cho các ngoại binh ở V-League nhập tịch, nhưng không dễ có phiên bản tương tự.
-
Đời sống1 ngày trướcTiền đạo Nguyễn Xuân Son được ra viện, cùng vợ con về Nam Định đón Tết Nguyên đán.
-
Đời sống2 ngày trướcVàng là một trong những màu sắc phù hợp với người mệnh Kim trong năm 2025, đặc biệt là màu vàng nhạt.
-
Đời sống2 ngày trướcTính thời gian mang thai và sinh nở, anh nghi ngờ mình đã bị "cắm sừng" từ trước khi ly hôn.
-
Đời sống2 ngày trướcNếu gia chủ tuổi Tỵ muốn chọn tuổi xông đất Tết Ất Tỵ 2025, người nam sinh vào các năm sau sẽ phù hợp: 1946, 1952, 1958, 1966, 1972, 1976, 1978, 1982.
-
Đời sống2 ngày trướcVới nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm để đem lại nhiều may mắn, tài lộc.
-
Đời sống3 ngày trướcVới nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách đang tìm kiếm địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam dịp tết Ất Tỵ 2025.
-
Đời sống3 ngày trướcDưới đây là gợi ý một số điểm du lịch gần Hà Nội để du khách vui chơi thỏa thích, check-in trong dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025.