Đi chùa vào những ngày nào dịp Tết để cả năm may mắn, rủng rỉnh?

Đi chùa không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh.

Đi chùa không đơn giản chỉ là để ước nguyện mà còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào chốn tâm linh. Đi chùa không phân biệt nam nữ, nhưng thông thường chị em là những người thường xuyên đến chùa hơn.

Dưới đây là một số điều chị em cần lưu ý khi đi chùa ngày Tết để cả năm may mắn, rủng rỉnh.

 Đi lễ chùa đầu năm cần một tâm sáng

Đi lễ chùa đầu năm cần một tâm sáng

Điều cần biết khi đi lễ chùa ngày Tết

Mùng 1

Theo phong tục xưa của người Việt, việc lên chùa vào mùng 1 tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí họ sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Họ cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Nên đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.

Mùng 2, 3

Ngày mùng 2, 3 là lễ đón Hỷ thần (may mắn, hạnh phúc), đón tài thần. vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ được cầu nhiều tài lộc, tiền bạc dư giả nguyên năm.

Mùng 4

Thông thường, ngày mùng 4 là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm. Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.

Mùng 6

Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo sẽ rất tốt.

Một số lưu ý khi lên chùa

 Chùa thường rất đông người đi lễ vào những ngày đầu năm mới

Chùa thường rất đông người đi lễ vào những ngày đầu năm mới

Khi dâng ở các chùa chỉ nên dâng đồ chay tịnh: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

Không nên sắm sửa vàng mã, đốt vàng mã cũng Phật tại chùa, nếu có chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, không tự ý sử dụng hoặc mang đồ nhà chùa về nhà.

Khi bước vào nhà chính của đền chùa không được đi vào từ cửa giữa. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan (chính giữa) chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Cũng không nên dẫm lên bậu cửa nhà chùa, đi lại khệnh khạng trong chùa. Không nên mặc váy ngắn, quần sooc vào chùa...

Năm bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Theo GĐXH


cúng lễ

đi lễ

đi chùa

lễ bái


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.